ĐBSCL đối mặt hàng loạt thách thức
Tin mới
09:21
Thuduc House phủ nhận liên quan đến 70 DN trong vụ gian lận thuế
09:16
NFT – Tương lai của kinh tế số
08:46
2 tháng đầu năm, doanh thu nhiều ngành dịch vụ giảm sâu
08:43
Ngành thép dồn dập đơn hàng xuất khẩu
08:22
EU lên kế hoạch cung cấp ‘hộ chiếu vắc xin’ giúp người dân tự do đi lại
08:18
Ấn Độ có thêm 40 tỷ phú USD trong năm 2020
21:51
‘Ông lớn’ thương mại điện tử Mỹ chấp nhận thanh toán Bitcoin
21:41
Mỹ tiếp tục ‘cứng rắn’ trong thương mại với Trung Quốc
16:12
VinFast sẽ mở nhà máy ô tô tại Mỹ vào năm 2022
16:08
Ông Nguyễn Đức Tài không lo MWG bị thâu tóm
16:03
Người Đài Loan cũng phải ‘giải cứu dứa’ sau lệnh cấm của Trung Quốc
15:51
Trung Quốc có thêm 259 tỷ phú trong năm 2020
15:43
VISSAN vận động đóng góp cho quỹ mua vắc xin Covid-19
15:35
Chuỗi siêu thị Big C đổi tên thương hiệu thành Tops Market
09:49
Doanh nghiệp địa ốc: kỳ vọng và lo lắng
09:40
Tại sao Huawei lại chuyển sang nuôi heo công nghệ cao?
09:22
Giá ô tô tại Việt Nam sẽ ngày càng rẻ hơn?
22:32
Tỷ phú Warren Buffett tin tưởng vào triển vọng kinh tế Mỹ
22:00
Chỉ còn 1 người Việt trong ban lãnh đạo Sabeco
16:25
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Anh tăng mạnh
Bản tin thị trường
08:53
Nhiều công ty Nhật Bản dời xưởng từ Trung Quốc sang Indonesia
09:45
Mỹ giữ vững vị trí bạn hàng lớn nhất của nông sản Việt
12:25
Các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các dự án điện than
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Quốc tếTin tức
2021/03/03 - 3:18:55 PM

21:17 - 26/07/2017

ĐBSCL đối mặt hàng loạt thách thức

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm tăng trưởng kinh tế chậm lại, nguồn vốn đầu tư cho hạ tầng giao thông, cảng biển hạn chế.

  • ĐBSCL: Quy hoạch như canh hẹ
  • Đầu tư cho giao thông Nam bộ: bà con vùng…
  • ĐBSCL: Cần hàng ngàn tỷ đồng cho hệ thống truyền…
6e081_20160913_174141

Hạ tầng giao thông yếu kém là một trong những thách thức cho phát triển kinh tế của ĐBSCL. Ảnh: Trung Chánh

Tại hội thảo “Những chuyển biến nổi bật kinh tế ĐBSCL 6 tháng đầu năm 2017, xu hướng thay đổi trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” tổ chức tại thành phố Cần Thơ hôm 26-7, ông Võ Hùng Dũng, Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ khẳng định: “Khu vực ĐBSCL đang đối mặt với rất nhiều thách thức”.

Theo đó, bên cạnh những thách thức do biến đổi khí hậu cũng như khai thác cát khiến giá thành trong xây dựng tăng nhanh, đặc biệt là ở ĐBSCL, thì khu vực này cũng đang đối mặt với tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Cụ thể, trong những năm 2001-2005 tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng là trên 10%, thì đến giai đoạn 2011-2015 chỉ còn khoảng trên 8% và năm 2016 giảm xuống dưới 7%. “Đặc biệt, nền tảng tăng trưởng kinh tế của ĐBSCL là nông nghiệp đã suy giảm rất mạnh”, ông Dũng cho biết.

Ông Dũng dẫn chứng, trước năm 2014 tăng trưởng nông nghiệp vùng ĐBSCL vào khoảng 6%, thì mức tăng trong thời gian 2014-2015 còn 3% và năm 2016 chỉ còn 0,6%. “Tôi nghĩ, nếu nông nghiệp được cải thiện, có thể đóng góp một phần nào cho tăng trưởng trở lại, nhưng vượt 3% là rất khó”, ông nói.

Theo ông Dũng, nông nghiệp suy giảm dẫn đến những địa phương có cơ cấu kinh tế phụ thuộc vào nông nghiệp sẽ đạt mức tăng trưởng thấp. Điều này cũng dẫn đến một thách thức khác, đó là tỷ lệ di dân lớn sẽ xảy ra ở những địa phương có cơ cấu nông nghiệp cao. “Thực tế, hiện tượng di dân xảy ra rất nhiều ở các tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng và An Giang”, ông dẫn chứng.

Ngược lại, những địa phương như Tiền Giang, Long An, nơi thu hút được nhiều vốn đầu tư, thì đang nhận luồng di dân vào. “Điều này cho thấy, kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên nông nghiệp, kể cả thủy sản, thì không đủ sức giải quyết được công ăn việc làm và những tỉnh thu hút được đầu tư như Long An, Tiền Giang và một phần của Trà Vinh, thì tốt hơn”, ông cho biết.

Một thách lớn khác đối với ĐBSCL được ông Dũng nêu ra, đó là kế cấu hạ tầng giao thông của vùng yếu kém. “Với 40.000 km2 của vùng ĐBSCL nhưng chỉ có 40 km đường cao tốc đã hình thành cách nay 10 năm và trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay chưa có thay đổi đáng kể nào về xây dựng đường cao tốc”, ông dẫn chứng.

Trong khi đó, theo ông Dũng, với những công trình cầu lớn như Vàm Cống, Cao Lãnh có thể đưa vào hoạt động trong năm 2018, nhưng hệ thống đường kết nối lại rất yếu. “Có cầu lớn mà các con đường kết nối kém thì liệu khai thác có hiệu quả hay không?”, ông nêu câu hỏi.

Theo ông Dũng, việc vận chuyển hàng hóa từ ĐBSCL về TPHCM, ra cảng Cát Lái hay cảng ở Bà Rịa – Vũng Tàu là hết sức chật vật và điều này được xác định do ĐBSCL thiếu trung tâm logistics lớn. Do đó, đã làm hạn chế rất lớn việc thúc đẩy phát triển các ngành đang có ở ĐBSCL như nông nghiệp, thủy sản…

“Yếu kém giao thông, không có trung tâm logistics cấp vùng đủ lớn đã làm cho sức cạnh tranh quốc tế đối với sản phẩm của vùng yếu hơn rất nhiều; không hỗ trợ được cho những ngành, dịch vụ mới và chắc chắn cũng gây hạn chế rất nhiều trong phát triển ngành thương mại điện tử, vốn đang là xu thế của quốc tế”, ông Dũng cho biết.

Bên cạnh đó, ông Dũng cho rằng, ĐBSCL cũng thiếu hẳn trung tâm công nghệ và ứng dụng, là nhân tố quan trọng hỗ trợ thúc đẩy các cụm ngành phát triển. “Dù có xuất hiện những cụm ngành như cá, tôm, tuy nhiên, để phát triển đúng chuẩn cụm ngành, thì còn khoảng cách rất xa”, ông cho biết.

Để giải quyết những thách thức được nêu ra ở trên, ở một khía cạnh nào đó, đòi hỏi khu vực này phải có nguồn lực về tài chính đủ mạnh. Tuy nhiên, việc phân bổ nguồn lực cho ĐBSCL trong 20 năm qua luôn ở mức thấp nhất so với 5 vùng kinh tế còn lại của cả nước, gồm Đông Nam bộ, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung, Đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc.

“Chi ngân sách bình quân đầu người của ĐBSCL cách đây 20 năm và hiện nay đều thấp nhất so với các vùng khác của cả nước”, chuyên gia kinh tế Huỳnh Thế Du, Giám đốc đào tạo Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright cho biết và nói rằng khi nhìn vào đầu tư cơ sở hạ tầng, tức là cầu đường, cảng biển thì có vẻ “có vấn đề trục trặc rất lớn” về việc phân bổ nguồn lực, kể cả ngân sách và vốn đầu tư.

Thế nhưng, làm sao để Trung ương phân bổ nguồn lực cho ĐBSCL một cách tương xứng hơn?

Qua nghiên cứu về chính sách công, ông Du gợi ý muốn được phân bổ nguồn lực nhiều hơn thì phải có quá trình vận động chính sách, chứ không thể có chuyện “tự động” Trung ương tăng thêm nguồn lực cho một nơi nào cả.

“Muốn có được thì phải có quá trình vận động để thấy rằng ĐBSCL đáng ra được một phần nguồn lực cho phát triển lớn hơn so với cái hiện tại đang có”, ông Du nói.

Theo TBKTSG

Có thể bạn quan tâm

46 người chết, 33 người mất tích do mưa lũ, bão Khanun lại đang vào biển Đông

TPHCM: Giá đất vùng ven ‘hạ nhiệt’

Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu giày dép

Cân nhắc kỹ việc cho người nước ngoài thuê mặt nước biển nuôi trồng thủy sản

Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng cao kỷ lục

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:ĐBSCLhạ tầng giao thôngvốn đầu tư

Tin khác

EU lên kế hoạch cung cấp ‘hộ chiếu vắc xin’ giúp người dân tự do đi lại

EU lên kế hoạch cung cấp ‘hộ chiếu vắc xin’ giúp người dân tự do đi lại

Ấn Độ có thêm 40 tỷ phú USD trong năm 2020

Ấn Độ có thêm 40 tỷ phú USD trong năm 2020

Trung Quốc có thêm 259 tỷ phú trong năm 2020

Trung Quốc có thêm 259 tỷ phú trong năm 2020

Ông Trump tuyên bố mình là linh hồn và tương lai của đảng Cộng hòa

Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng 198 năm?

Mỹ đề nghị chuỗi cung ứng loại trừ Trung Quốc

Trung Quốc xuất khẩu vắc xin Covid-19 cho 27 nước, viện trợ miễn phí cho 53 nước

Người Trung Quốc trốn cách ly làm bùng ổ dịch Covid-19 lớn nhất tại Campuchia

Thương mại
Mỹ tiếp tục ‘cứng rắn’ trong thương mại với Trung Quốc

Mỹ tiếp tục ‘cứng rắn’ trong thương mại với Trung Quốc

Người Đài Loan cũng phải ‘giải cứu dứa’ sau lệnh cấm của Trung Quốc

Người Đài Loan cũng phải ‘giải cứu dứa’ sau lệnh cấm của Trung Quốc

Kim ngạch thương mại Việt Nam – Anh tăng mạnh

Kim ngạch thương mại Việt Nam – Anh tăng mạnh

Đầu tư của Trung Quốc vào Úc giảm gần 2/3

Đầu tư của Trung Quốc vào Úc giảm gần 2/3

Tin tức
EU lên kế hoạch cung cấp ‘hộ chiếu vắc xin’ giúp người dân tự do đi lại

EU lên kế hoạch cung cấp ‘hộ chiếu vắc xin’ giúp người dân tự do đi lại

Ấn Độ có thêm 40 tỷ phú USD trong năm 2020

Ấn Độ có thêm 40 tỷ phú USD trong năm 2020

Trung Quốc có thêm 259 tỷ phú trong năm 2020

Trung Quốc có thêm 259 tỷ phú trong năm 2020

Mỹ kêu gọi giới đại học ‘bảo vệ nghiên cứu công nghệ’

Mỹ kêu gọi giới đại học ‘bảo vệ nghiên cứu công nghệ’

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA