Hội nghị Trung-Nhật-Hàn: bước ngoặt quan trọng tại khu vực Đông Á?
Tin mới
14:55
Apple thống trị thị trường smartphone Nhật Bản
14:49
8 nhóm được ưu tiên và tiêm miễn phí vắc xin Covid-19
11:36
App gọi xe Trung Quốc – Didi lên kế hoạch bước chân vào châu Âu
11:20
Đề xuất Bộ Y tế phê duyệt hai vắc xin ngừa Covid-19 của Mỹ và Nga
11:12
Áp lực lạm phát dần trở lại
10:36
Hải Quan đưa 15 nhóm hàng xuất khẩu trọng điểm vào diện lưu ý
10:32
Xuất khẩu cá ngừ sang Mỹ tăng trưởng tốt
09:43
Tập đoàn Hòa Phát quyết định sản xuất container
16:40
Huawei nhắm tới thị trường Trung Đông
16:33
Ấn Độ chi 1 tỷ USD thúc đẩy sản xuất công nghệ trong nước
16:29
Trung Quốc kêu gọi nhân tài công nghệ về quê phát triển nông thôn
16:22
Giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh
16:12
Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng 198 năm?
12:19
Tương lai của vật liệu mới
12:16
Bộ TN-MT đề xuất thành lập mạng lưới các khu Ramsar Việt Nam
12:13
Chung Thiểm Thiểm – ‘Con sói cô độc’ của Trung Quốc
11:02
Úc thông qua luật buộc Big Tech phải trả tiền tin tức
10:59
‘Cơn sốt’ tiền ảo Pi: đào sỏi, có kiếm ra vàng?
10:14
Mỹ đề nghị chuỗi cung ứng loại trừ Trung Quốc
16:22
HSBC tính cắt giảm gần một nửa diện tích văn phòng trên toàn cầu
Bản tin thị trường
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
12:26
Vinfast sẽ xuất xe hơi điện tự lái sang Mỹ và châu Âu từ tháng 6/2022
10:33
Các hãng mỹ phẩm lớn Nhật Bản đương đầu với ‘thù trong, giặc ngoài’
11:52
Tài chính phi tập trung vẫn chờ khung chính sách
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Quốc tếThương mại
2021/02/26 - 8:04:35 PM

14:21 - 11/05/2018

Hội nghị Trung-Nhật-Hàn: bước ngoặt quan trọng tại khu vực Đông Á?

Lập trường cứng rắn của chính quyền Donald Trump về thương mại và an ninh có lẽ đã làm “tan băng” quan hệ của 3 nước vốn thường tồn tại những vấn đề không mấy dễ chịu.

  • WTO ra tuyên bố chung bày tỏ quan ngại căng…
  • Trung Quốc cử Phó Thủ tướng đến Mỹ tháo gỡ…
  • Nhật-Trung tái khẳng định tầm quan trọng của tự do…

Lập trường cứng rắn của chính quyền Donald Trump về thương mại và an ninh đã làm “tan băng” quan hệ của 3 nước Trung-Nhật-Hàn. Trong ảnh: Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường và Tổng thống Moon Jae-in.

Theo bình luận của tờ Financial Times số ra mới đây, Hội nghị Thượng đỉnh ba bên Trung-Nhật-Hàn, cuộc gặp đầu tiên trong vòng 5 năm qua giữa Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Thủ tướng nước chủ nhà Nhật Bản Shinzo Abe, diễn ra trong bối cảnh đường lối ngoại giao cứng rắn của Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đã làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ tại khu vực Đông Á.

Những chuyến đi của các lãnh đạo Trung Quốc, Hàn Quốc đến Nhật Bản thường đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, cho thấy lập trường cứng rắn của chính quyền Donald Trump về thương mại và an ninh đã làm “tan băng” quan hệ của 3 nước vốn thường tồn tại những vấn đề không mấy dễ chịu.

Lý Khắc Cường đến Tokyo ngày 8/5, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Trung Quốc đến Nhật Bản kể từ năm 2010. Trong khi đó, sự xuất hiện của Moon Jae-in ở Tokyo cũng được ghi nhận là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Hàn Quốc đến Nhật Bản kể từ năm 2012. Điều này có thể khiến Mỹ khó khăn hơn khi đưa ra những nhượng bộ riêng rẽ cho từng nước nhằm cô lập, hay có thể dẫn đến một thỏa thuận thương mại châu Á rộng lớn hơn khiến Mỹ bị mất dần ảnh hưởng đối với khu vực này.

Ngoại trưởng Nhật Bản Taro Kono nói: “Đã tám năm trôi qua kể từ chuyến thăm của (cựu Thủ tướng Trung Quốc) Ôn Gia Bảo đến Nhật Bản. Quan hệ Trung-Nhật đã được cải thiện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, và bây giờ chúng ta đang tiến đến giai đoạn đối thoại cấp cao”.

Trung Quốc đã “đóng băng” quan hệ với Nhật Bản vào năm 2012 khi xảy ra tranh chấp tại quần đảo Điếu Ngư (Nhật Bản gọi là Senkaku). Nhưng giờ đây, khi Tổng thống Trump đe dọa áp thuế trị giá nhiều tỷ USD đối với Trung Quốc đã khiến Bắc Kinh thấy cần phải tìm kiếm mối quan hệ mới, ít nhất là nối lại mối quan hệ tạm thời với Tokyo.

Sun Yun, chuyên gia về chính trị châu Á tại Trung tâm Stimson ở Washington, cho rằng do bị ảnh hưởng bởi mức áp thuế của Mỹ lên mặt hàng thép và nhôm, Nhật Bản cũng có thể “đi nước đôi” nhằm có được sức mạnh đòn bẩy làm đối chọi với Mỹ. Theo chuyên gia Sun, về phương diện thương mại, cả ba nước nói trên đều bị ảnh hưởng tiêu cực từ chính sách của chính quyền Trump nên giữa Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đã có những cuộc đàm phán sơ khai về một thỏa thuận tự do thương mại 3 bên. Đây cũng là những nước có vai trò to lớn tại các cuộc đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). Ngoại trưởng Kono cũng ngụ ý rằng ông hy vọng các bên sẽ có được những tiến bộ tại cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên lần này.

Giáo sư Huang Dahui, chuyên nghiên cứu về Nhật Bản tại trường Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, nhận xét rằng Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước được hưởng lợi từ tự do thương mại toàn cầu và chính sách của Chính phủ Mỹ hiện nay, khiến Trung Quốc và Nhật Bản xích lại gần nhau hơn vì đây là hai nền kinh tế lớn thứ hai và ba thế giới. Trong khi đó, một nhà ngoại giao tại Bắc Kinh cho rằng Trung Quốc muốn “chia rẽ” Nhật Bản và Mỹ.

Các nhà phân tích tại Tokyo không đánh giá cao khả năng Nhật Bản phụ thuộc nặng nề vào đồng minh Mỹ đối với vấn đề an ninh của nước này. Kiyoyuki Seguchi, Giám đốc Viện Nghiên cứu Toàn cầu Canon tại Tokyo, cho rằng sự ấm lên trong quan hệ song phương là biểu hiện của mối quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Ông Seguchi nhận xét rằng trong vài năm gần đây, các công ty của EU và Mỹ có ấn tượng tiêu cực về Trung Quốc, trong khi đó, các công ty Nhật Bản lại bắt đầu thu được những lợi nhuận lớn từ hoạt động đầu tư của họ tại Trung Quốc, chẳng hạn như trường hợp nhà máy lắp ráp xe Honda thứ 3 tại Trung Quốc. Hơn nữa, trong trường hợp quan hệ Mỹ-Trung xấu đi, ít nhất là họ (Trung Quốc) vẫn có thể duy trì được mối quan hệ thương mại với Nhật Bản.

Về vấn đề Triều Tiên, ba nước Trung-Nhật-Hàn hoan nghênh các cuộc đàm phán song phương giữa Bình Nhưỡng và Washington. Tuy nhiên, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều có chung mối quan ngại là một khi quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ được cải thiện, chính họ lại gặp bất lợi. Nếu chính quyền Trump chỉ đạt thỏa thuận với Triều Tiên ở mức chưa phi hạt nhân hóa hoàn toàn, nhưng thuyết phục được Bình Nhưỡng xóa bỏ chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa (vốn được cho là de dọa trực tiếp đến nước Mỹ), khi đó cả Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc vẫn nằm gọn trong tầm ảnh hưởng nếu Triều Tiên tấn công bằng vũ khí hạt nhân.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm lần thứ hai với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại thành phố cảng Đại Liên trong hai ngày 7-8/5 vừa qua. Theo đánh giá của các nhà phân tích, đây là cách Bình Nhưỡng muốn để Bắc Kinh hiểu rằng Trung Quốc luôn có vị trí quan trọng đối với Triều Tiên. Trong khi Tokyo muốn Bình Nhưỡng từ bỏ hoàn toàn chương trình hạt nhân và muốn đưa vấn đề công dân Nhật Bản bị Triều Tiên bắt cóc ra thảo luận, Bắc Kinh lại không muốn mất đi ảnh hưởng đối với bán đảo Triều Tiên nếu Tổng thống Trump đạt được thỏa thuận như Tokyo đang mong đợi. Bên cạnh việc ba nước cùng quan tâm đến khả năng ông Trump sẽ đạt được thỏa thuận ở mức nào với Triều Tiên, những quyền lợi và thứ tự ưu tiên khác nhau của mỗi bên cũng có thể trở thành “vật cản” để ngăn 3 nước này đạt được sự hợp tác lớn hơn.

Theo TTXVN/Financial Times

Có thể bạn quan tâm

Cần siết chặt nguồn gốc thép Việt xuất khẩu

Chiến tranh thương mại phơi bày năng lực công nghệ của Trung Quốc

Mỹ phạt thuế 50 tỷ USD trên hàng hóa Trung Quốc

Mỹ-Trung lên kế hoạch cuộc đàm phán cấp thứ trưởng vào ngày 7/1

Mâu thuẫn đỉnh điểm, Úc chính thức khiếu nại Trung Quốc lên WTO

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:bảo hộ thương mạicdblptDonald Trumpthượng đỉnh 3 bêntrung-nhật-hàn

Tin khác

WTO đồng ý về dán nhãn xuất xứ các sản phẩm của Hong Kong

WTO đồng ý về dán nhãn xuất xứ các sản phẩm của Hong Kong

Mỹ giữ nguyên các mức thuế áp với hàng hóa Trung Quốc

Mỹ giữ nguyên các mức thuế áp với hàng hóa Trung Quốc

Indonesia áp thuế chống bán phá giá với tôn lạnh Việt Nam

Indonesia áp thuế chống bán phá giá với tôn lạnh Việt Nam

Trung Quốc vượt Mỹ, trở thành đối tác thương mại lớn nhất của EU

Vương quốc Anh chính thức đề nghị gia nhập CPTPP

Mỹ từ chối yêu cầu của Hong Kong về hàng dán nhãn ‘Made in China’

Ấn Độ xem xét tăng thuế nhập khẩu với hơn 50 mặt hàng

Mỹ đưa thêm doanh nghiệp Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ về kinh tế

Thương mại
WTO đồng ý về dán nhãn xuất xứ các sản phẩm của Hong Kong

WTO đồng ý về dán nhãn xuất xứ các sản phẩm của Hong Kong

Mỹ giữ nguyên các mức thuế áp với hàng hóa Trung Quốc

Mỹ giữ nguyên các mức thuế áp với hàng hóa Trung Quốc

Indonesia áp thuế chống bán phá giá với tôn lạnh Việt Nam

Indonesia áp thuế chống bán phá giá với tôn lạnh Việt Nam

Kinh tế Mỹ và Trung Quốc khó tái hòa hợp?

Kinh tế Mỹ và Trung Quốc khó tái hòa hợp?

Tin tức
Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng 198 năm?

Sri Lanka cho Trung Quốc thuê cảng 198 năm?

Mỹ đề nghị chuỗi cung ứng loại trừ Trung Quốc

Mỹ đề nghị chuỗi cung ứng loại trừ Trung Quốc

Trung Quốc xuất khẩu vắc xin Covid-19 cho 27 nước, viện trợ miễn phí cho 53 nước

Trung Quốc xuất khẩu vắc xin Covid-19 cho 27 nước, viện trợ miễn phí cho 53 nước

Người Trung Quốc trốn cách ly làm bùng ổ dịch Covid-19 lớn nhất tại Campuchia

Người Trung Quốc trốn cách ly làm bùng ổ dịch Covid-19 lớn nhất tại Campuchia

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA