14:54 - 16/11/2016
Ngân hàng Trung Quốc và cơn nhức đầu của Trump
Như thể việc tháo ngòi nổ trái bom nợ lớn nhất thế giới đồng thời vẫn duy trì sự tăng trưởng tì tì của nền kinh tế chưa đủ nghiệt ngã, chiến thắng gây sốc của Donald Trump lại còn tạo ra một tầm nhìn chính sách còn phức tạp hơn đối với thống đốc ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) Chu Tiểu Xuyên.
Những đe doạ của vị tổng thống mới đắc cử đẩy thuế đánh vào hàng nhập khẩu của Trung Quốc lên 45%, đã phủ một bóng đen lên sự ổn định của nền kinh tế và mối quan hệ thương mại quan trọng nhất của thế giới.
Chủ nghĩa bảo hộ có thể thúc đẩy việc sử dụng đồng tệ trong phạm vi quốc tế nhiều hơn, theo Standard Chartered, trong khi UBS Group AG lại bảo thuế có thể ép PBOC thả cho đồng tệ giảm sâu hơn.
Các tham vọng dài hạn như mở tài khoản vốn và quốc tế hoá đồng nhân dân tệ cũng trở nên u ám, phụ thuộc hoàn toàn vào việc liệu Tổng thống Trump nhà Mỹ có giữ lời hứa khi đang tranh cử hay không.
Chính sách tiền tệ của PBOC trở nên phức tạp hơn, và khó giữ trung lập hơn giữa “sự bất định bự sự” về tác động của Trump đối với Trung Quốc, theo Larry Hu, kinh tế trưởng của Macquarie Securities ở Hong Kong.
“Khó mà nói trước được chính sách thực tế sẽ như nào, thay vì chỉ dựa vào sự khoa trương trong chiến dịch tranh cử”, Hu nhận xét trong một báo cáo.
Ngay cả trước khi ông Trump nhậm chức vào ngày 20/1, có lý do để nghĩ rằng những đe doạ trong lúc tranh cử của ông ta trong việc tăng thuế và gọi Trung Quốc là một nước thao túng tiền tệ, có thể bị kiềm chế bởi thực tế của chính phủ.
Ông ta đã báo hiệu sẽ có sự giảm khinh đối với một số vấn đề đang gây tranh cãi như xây dựng một bức tường dọc biên giới Mexico và dỡ bỏ chương trình chăm sóc sức khoẻ của Tổng thống Obama.
Những mối quan hệ mạnh nhất
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngỏ lời với Trump trong cuộc đối thoại đầu tiên rằng hợp tác là sự chọn lựa duy nhất đúng cho các mối quan hệ giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, với lời hứa cùng tổng thống đắc cử đồng cấp của ông, sẽ là “một trong những quan hệ mạnh nhất”.
Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận rằng các nhà đầu tư toàn cầu sẽ muốn giữ tài sản không phải của Mỹ nhiều hơn. Quỹ Tiền tệ quốc tế tháng trước đã đưa đồng tệ vào rổ các đồng tiền dự trữ.
“Nếu Trump giữ nguyên thái độ chống toàn cầu hoá, sẽ có một cơ hội cho đồng tệ cải thiện tình trạng toàn cầu của đồng bạc này”, Guan Tao, cựu phó giám đốc vụ Quản lý ngoại hối nhà nước của Trung Quốc, nhận định.
“Sẽ có nhiều cơ hội cho đồng nhân dân tệ. Nhu cầu đa dạng hoá tài sản vẫn còn, nếu không muốn nói là sẽ trở nên mạnh hơn. Trung Quốc sẽ nắm lấy thời cơ”.
Trung Quốc đang siết chặt việc kiểm soát vốn trong bối cảnh dòng vốn đồng tệ đang tiếp tục chảy ra trong suốt 20 tháng qua, theo dự kiến của Bloomberg Intelligence.
Dự trữ ngoại tệ của nước này với số lượng lớn nhất thế giới, giảm xuống còn 3,12 ngàn tỷ USD từ mức kỷ lục 4 ngàn tỷ vào tháng 6/2014 trong bối cảnh hỗ trợ đồng tiền. Đồng tệ xuống thấp nhất trong vòng bảy năm qua, chỉ còn 6,8479 tệ ăn 1 đôla hôm thứ hai.
Một kịch bản thách thức khác: Trump đã đề xuất mở rộng tài chính thúc đẩy triển vọng lạm phát, duy trì hoặc thậm chí tăng cường sự lên giá của trái phiếu Mỹ trong những ngày vừa qua.
Cải thiện lợi nhuận trong các thị trường thu nhập cố định của các nước phát triển sẽ là giai đoạn rủi ro đối với việc thả lỏng những giới hạn về dòng vốn chảy đi.
Trên cùng danh sách ưu tiên của Chu là nền kinh tế quốc nội, ở đó sự ổn định tới nay vẫn còn nguyên. Dữ liệu hôm thứ hai cho thấy sản lượng chế tạo trong tháng 10 tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước, bốn năm giảm phát ở ngành chế tạo đã qua, và chỉ số sản xuất chính đang ở mức cao trong hai năm nay.
Nhiều đe doạ khác
Nguy cơ bên ngoài luôn luôn là mối quan tâm thứ hai đối với Trung Quốc xếp sau tăng trưởng và việc làm, theo Zhang Ming, giám đốc nghiên cứu đầu tư quốc tế tại viện Hàn lâm các khoa học xã hội, một trung tâm nghiên cứu của nhà nước ở Bắc Kinh.
“Sự hồi phục của Mỹ và đồng đôla mạnh hơn là một trong những đe doạ đối với sự quốc tế hoá đồng tệ”, Zhang nói.
“Nhưng các đe doạ khác đến từ các thách thức trong nước, trong đó có các nền tảng kinh tế yếu đi và nguy cơ liên quan đến nợ”.
“Bảo hộ thương mại ở Mỹ có chỉ nhắm đến Trung Quốc”, Ding Shung, trưởng nghiên cứu kinh tế của Standard Chartered ở Hong Kong, nói.
“Các nước khác, đặc biệt là các thị trường đang nổi lên, cũng sẽ bị ảnh hưởng. Để trả đũa, Trung Quốc sẽ đeo đuổi các hiệp định thương mại mới và tăng tốc xây dựng sáng kiến con đường tơ lụa để tăng cường quan hệ với các thị trường ngoài Mỹ. Còn Mỹ thoái và Trung Quốc tấn, đồng tệ sẽ được sử dụng rộng rãi hơn trên thế giới”.
Khởi Thức
Theo TGTT
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này