Mặt trận chip không yên tĩnh từ 2020
Tin mới
11:13
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023
11:07
Du lịch TP.HCM thu hơn 6.300 tỷ đồng dịp Tết
11:03
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu
11:00
Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam
12:06
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng
12:02
Bobun Paris
11:59
Chuông vọng xứ người – bò bún
11:55
Bún bì thịt khìa ngon mộc
11:51
Mừng tuổi bún ốc nguội
11:45
Phù phiếm giấm nuốc?
11:28
Khi gạo dài cọng lê thê món
11:21
Thăm lò nước mắm ở Ý
11:17
Hẹn với sông Gâm núi Thúy
11:13
Miêu thành, xứ của ‘quàng thượng’
11:09
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo
12:30
Những tác phẩm hay xuất bản cuối năm 2022
12:24
‘Những nhà tư tưởng lớn’: triết học của ngôn ngữ và tình thương
12:15
Ngày về đảo
12:09
Nguyễn Hàng Tình: Bây giờ chúng ta sống ‘lạ’ quá
12:03
Gió bấc cuối năm
Bản tin thị trường
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
12:06
Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
12:11
Philippines không áp thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE của Việt Nam
10:41
Giá vàng SJC tiếp tục đà giảm
10:37
Giá USD chưa dừng đà tăng
10:05
Vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’
10:08
Giá thế giới giảm, vàng SJC lại tăng mạnh
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Phát triển bền vữngBáo Xuân
2023/01/28 - 11:22:51 AM

22:09 - 20/01/2023

Mặt trận chip không yên tĩnh từ 2020

Kể từ năm 2020, các đòn trừng phạt đối với Bắc Kinh từ Washington tăng dần. Chip trở thành đấu trường của cạnh tranh địa chính trị gay gắt khi Mỹ cố gắng củng cố quyền bá chủ công nghệ của mình và kiềm giữ sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Mỹ đặt mục tiêu ngăn cản Trung Quốc sản xuất các con chip công nghệ tiên tiến. Cuộc chiến công nghệ Mỹ – Trung có thể kéo dài trong 10 năm tới. Minh họa: Daniel Garcia.

Mỹ luôn lôi kéo đồng minh tạo thế liên lập nhằm giành ưu thế công nghệ trước Trung Quốc.

Sự dịch chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc đã giúp Việt Nam trở thành mắc xích mới trong chuỗi cung ứng công nghệ toàn cầu. Nhưng vai trò đó như thế nào?

Giành lại thế chủ động

Hôm 6/12 Tổng thống Joe Biden, CEO Tim Cook của Apple có mặt trong buổi lễ tiếp nhận thiết bị sản xuất chip tại xưởng của hãng chip TSMC tại Phoenix, Arizona. Sự xuất hiện của hãng gia công chip Đài Loan tại Phoenix đồng nghĩa rằng Mỹ có được nguồn cung cấp chip an toàn và nhanh chóng, không gặp những rủi ro của đứt gãy chuỗi cung ứng. “Apple đã phải mua tất cả chip tiên tiến từ ngoại quốc. Từ bây giờ, chúng ta sẽ làm nhiều hơn nữa cho chuỗi cung ứng tại quê nhà”, Tổng thống Biden phát biểu.

Nhà máy thứ hai của TSMC sẽ được khởi công trong năm tới. TSMC sẽ đầu tư 40 tỷ USD cho hai nhà máy ở Arizona. Đây là một trong những khoản đầu tư nước ngoài lớn nhất vào sản xuất chip ở Mỹ. Hai cơ sở của TSMC có khả năng sản xuất các loại chip tiên tiến 4nm và 3nm, với khoảng 600.000 tấm wafer vào năm 2026.

Mỹ sản xuất khoảng 10% lượng chip trên thế giới, phần lớn còn lại thuộc các nước châu Á, đặc biệt là Đài Loan vốn chiếm đến đến 50-60% sản lượng chip toàn cầu. Nhiều năm qua, kể từ khi chiến tranh thương mại Mỹ – Trung bùng nổ, Apple nỗ lực mở rộng chuỗi cung ứng của mình ra khỏi Trung Quốc để giảm thiểu thiệt hại do đối đầu giữa hai cường quốc và đứt gãy chuỗi cung ứng. Apple hiện đang sản xuất một số iPhone ở Ấn Độ, đang tìm cách mở rộng sản xuất MacBook và Apple Watch tại Việt Nam. Thiếu hụt chip khiến Apple mất khoảng 6 tỷ USD doanh thu trong thời gian qua.

Các dự án của TSMC tại Phoenix đang biến vùng hoang mạc hay ngoại ô hoang vắng của tiểu bang Arizona trở thành các trung tâm sản xuất và thương mại sầm uất. Đây là “hiệu ứng TSMC” mà hãng chip Đài Loan mang lại, tương tự như những gì họ đã tạo ra khi mở các hãng xưởng sản xuất chip ở châu Á. Nhưng TSMC cũng là phát pháo đầu tiên cho nỗ lực giành lại vị thế dẫn đầu và chủ động của ngành chip Mỹ.

Ít nhất hai đạo luật đã ra đời tại Mỹ, với mục tiêu đưa sản xuất chip trở về lãnh thổ của Mỹ và bảo đảm rằng siêu cường này có thể tự sản xuất các con chip quan trọng trong công nghệ quốc phòng.

Tháng 6/2021, đạo luật FABS Act ra đời, cung cấp cho các công ty tư nhân khoản tín dụng thuế 25% đối với việc mua, xây dựng và sản xuất các loại nguyên liệu, thiết bị chế tạo và chip các loại.

Tháng 8/2022, lưỡng viện Quốc hội thông qua đạo luật có tên gọi “Tạo ra những ưu đãi hữu ích để sản xuất chất bán dẫn” (CHIPS Act) với ngân khoản tài trợ trên 52 tỷ USD và nhiều ưu đãi khác về thuế nhằm thu hút các hãng chip hàng đầu thế giới đầu tư mở nhà xưởng tại Mỹ. Nhưng tổng ngân khoản cho CHIPS Act có thể lên đến 280 tỷ USD trong 10 năm tới, bao gồm luôn ngân khoản tài trợ cho các công trình nghiên cứu và phát triển (R&D).

Cạnh tranh dữ dội

Tài trợ và thu hút các hãng chip công nghệ cao không là cuộc chơi dành riêng cho nước Mỹ. Châu Âu cũng thông qua đạo luật tương tự European Chips Act hồi tháng 2/2022 với nguồn ngân quỹ hơn 46 tỷ USD. EU đặt ra mục tiêu gia tăng thị phần chip được sản xuất tại lục địa này từ 9% lên 20% vào năm 2030.

Cuối năm 2021, Quốc hội Nhật Bản thông qua gói hỗ trợ 600 tỷ yen (4,42 tỷ USD) để thu hút các hãng chip nước ngoài đến hoạt động ở nước này. Chính phủ sẽ hỗ trợ đến 50% chi phí mở nhà xưởng và các hãng chip nước ngoài phải duy trì hoạt động sản xuất tại Nhật Bản trong 10 năm để đủ điều kiện nhận trợ cấp. Một tuần sau sự kiện Tổng thống Joe Biden và CEO Tim Cook có mặt tại Phoenix, tại triển lãm chất bán dẫn Semicon Japan 2022, Thủ tướng Fumio Kishida khẳng định Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với các hãng công nghệ hàng đầu để sản xuất các con chip tiên tiến. Tại triển lãm này, hãng chip Rapidus mới thành lập của Nhật Bản nói sẽ sản xuất chip thế hệ mới 2nm từ năm 2017 với kế hoạch đầu tư 5.000 tỷ yen (37 tỷ USD) trong 10 năm.

Có thể dễ dàng nhận thấy các quốc gia thuộc nhóm “chiếu dưới” trong ngành chíp như Mỹ, Nhật Bản và châu Âu luôn có kế hoạch hỗ trợ tài chính dồi dào bên cạnh những đạo luật chuẩn bị rốt ráo. Phương Tây đã nhận thức rõ ràng là họ bị Đài Loan và Hàn Quốc qua mặt. Các quốc gia có ngành công nghệ kém phát triển như Ấn Độ và Trung Quốc cũng gia nhập nhóm này.

Ấn Độ cũng dành ngân khoản hơn 30 tỷ USD để hỗ trợ chuỗi cung ứng chip và công nghệ, tài trợ 50% chi phí nhà xưởng. Trung Quốc cung cấp hơn 50 tỷ USD tín dụng, miễn giảm thuế trong 10 năm với các hãng chip hoạt động trên 15 năm.

Ở nhóm “chiếu trên”, Đài Loan và Hàn Quốc khá thong dong với các kế hoạch Hàn Quốc có chiến lược Vành đai chất bán dẫn K với mức giảm thuế đến 50% cho R&D và 20% cho sản xuất nhằm thu hút 450 tỷ USD vốn từ khu vực tư vào năm 2030 và trở thành chuỗi cung ứng chip lớn nhất toàn cầu vào năm 2030. Đài Loan có sáng kiến Invest Taiwan Initiative với mức giảm 15% thuế cho các dự án R&D và 20% thuế thu nhập doanh nghiệp nhằm duy trì vị thế hàng đầu thế giới của Đài Loan trong ngành chip.

Sản xuất chip đòi hỏi hàng trăm loại máy móc, vật liệu và hóa chất. Trong nhà máy TSMC ở Đài Loan, kỹ sư trong đồ bảo hộ sử dụng hộp đặc biệt FOUP để vận chuyển an toàn các tấm wafer. Ảnh: TMSC.

Bảo vệ quyết liệt

Các quốc gia và lãnh thổ xem ngành chip là báu vật quốc gia và quyết tâm bảo vệ. Hồi tháng 5 vừa rồi, Đài Loan đã thông qua luật chống gián điệp kinh tế với mức phạt tù đến 12 năm và phạt tiền đến 100 triệu Tân Đài tệ (3,36 triệu USD). TSMC là một trong những mục tiêu bảo vệ của đạo luật này, bởi TSMC được xem là một phần của “lá chắn silicon” có thể giúp ngăn ngừa Trung Quốc phát động chiến dịch thống nhất.

Cảnh sát Đài Loan cũng thường xuyên bố ráp các văn phòng tìm việc tại Đài Loan đang nhăm nhe tuyển dụng nhân tài của hòn đảo cho các hãng công nghệ của Trung Quốc. Đầu năm 2022, Hàn Quốc lập hệ thống dữ liệu kỹ sư ngành chip và bắt đầu giám sát các chuyến du lịch nước ngoài của các kỹ sư ngành chip, nhằm đề phòng công nghệ rơi vào tay các hãng Trung Quốc.

Samsung cũng quyết liệt hơn trong việc bảo vệ các công nghệ cốt lõi của mình trước các đối thủ Trung Quốc sẵn sàng tung tiền để giành người hay đánh cắp công nghệ. Các đối thủ ngành chip như SMIC, YMTC và CXMT hay các hãng smartphone Huawei, Oppo, Vivo, Xiaomi, các hãng điện tử gia dụng TCL, Haier và Hisense… luôn khao khát các công nghệ màn hình OLED và chip của Samsung. Tại một số nhà xưởng và văn phòng, nhân viên không được phép sử dụng smartphone để ghi âm ghi hình. Các máy in được quản lý chặt nhằm đề phòng việc đánh cắp bản vẽ kỹ thuật.

Với sức mạnh của “tiền muôn bạc vạn”, các hãng chip Trung Quốc thường dùng mức lương cao hơn làm mồi nhử nhân viên các hãng đối thủ. Tuy vậy, những ngày cuối năm 2022, Quốc hội Trung Quốc đã thảo luận về sửa đổi luật chống gián điệp kinh tế được thông qua từ năm 2011. Các sửa đổi này có thể được công bố vào đầu năm 2023 và được xem là công cụ để dập tắt các tiếng nói phản đối Trung Quốc thu hồi Đài Loan.

Cuộc chiến chip sẽ kéo dài bao lâu?

Washington từ lâu đã cảnh giác và lo lắng về sự chồng chéo giữa công nghệ dân sự và quân sự ở Trung Quốc. Các con chip trong smartphone hay điện tử dân dụng có thể sử dụng cho vũ khí hay máy bay chiến đấu tàng hình. “Các chương trình hợp nhất dân sự-quân sự, cũng như các lĩnh vực khác, chẳng hạn như giám sát có liên quan đến vi phạm nhân quyền” được Bộ Thương mại Mỹ đưa ra khi công bố một loạt các biện pháp trừng phạt mới đầu tháng 10/2022.

Một trong những đòn đau của Washington là yêu cầu bất kỳ công dân nào hoặc tổ chức nào của Mỹ phải xin phép từ Bộ Thương mại khi tham gia vào quá trình hỗ trợ, sản xuất tại các hãng chip của Trung Quốc. Quy định này cũng áp dụng với hàng trăm kỹ sư gốc Hoa học tập và đào tạo tại Mỹ trước khi trở về đại lục. Các nhân viên quốc tịch Mỹ đang làm việc tại các hãng chip đã ngay lập tức thôi việc vì sợ mất quốc tịch. Hãng chip YMTC cùng hàng loạt hãng như AmLogic, Advanced Micro-Fabrication Equipment of China (AMEC), 3Peak, Starpower Semiconductor, ACM Research và Halo Microelectronics rơi vào trạng thái hỗn loạn.

Đến tháng 12/2022, Mỹ đưa ra danh sách cấm mới gồm 36 công ty ngành chip và các viện nghiên cứu công nghệ liên quan của Trung Quốc, bao gồm hãng chip YMTC, hãng chế tạo khuôn chip Shanghai Micro Electronics Equipment và cả hãng AI Cambricon chuyên về công nghệ xe tự lái và cloud.

Tại sự kiện ở Phoenix, Tổng thống Biden đã đế cập đến yếu tố “kẻ thay đổi cuộc chơi đầy tiềm năng” khi nhắc đến TSMC trong công cuộc giành vị thế thượng phong công nghệ của Mỹ. Tuy vậy, Phó giáo sư lịch sử quốc tế Christopher Miller thuộc Đại học Tufts của Mỹ và là tác giả của sách “Cuộc chiến chip: Cuộc đấu giành công nghệ quan trọng nhất thế giới”, nói rằng cuộc chiến này có thể mất khoảng 10 năm. Đó là thời gian để Mỹ phát triển vượt bậc, giành vị thế dẫn đầu trước Trung Quốc.

“Trong 10 năm tới, nếu các biện pháp kiểm soát xuất khẩu có hiệu quả, khoảng cách giữa những gì mà Mỹ và đồng minh có thể làm so với những thành tựu của Trung Quốc có thể tăng lên. Bởi vì các đạo luật sẽ tiếp tục giúp Mỹ có thể tiếp cận công nghệ chip tiên tiến, trong khi phía Trung Quốc thì không”, ông Miller nói.

Ông cũng cho rằng cần nhiều thời gian hơn để Mỹ có thể giành ưu thế tuyệt đối trước Trung Quốc, nhất là trong công nghệ tình báo và quốc phòng. “Vì vậy, có thể rất hợp lý khi nói rằng trong 20 năm tới, điều tương tự cũng sẽ đúng. Nếu Mỹ có lợi thế lớn hơn so với Trung Quốc trong ngành IT thì có nghĩa sẽ có lợi thế lớn hơn Trung Quốc khi nói đến khả năng tình báo, cũng như khả năng quân sự hiện đại”, ông Miller nhấn mạnh.

Hồ Nguyên Thảo (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Chờ bình thường mới để chiêm ngưỡng kiệt tác nghệ thuật

Thấu hiểu và hợp tác để phát triển bền vững

Miêu thành, xứ của ‘quàng thượng’

Vũ Kim Hạnh: Học phí trả bằng tro

Sông nước Mekong và chiếc khăn rằn

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chip công nghệmỹ-trung

Tin khác

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Mừng tuổi bún ốc nguội

Phù phiếm giấm nuốc?

Khi gạo dài cọng lê thê món

Thăm lò nước mắm ở Ý

Hẹn với sông Gâm núi Thúy

Báo Xuân
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng

Bobun Paris

Bobun Paris

Chuông vọng xứ người – bò bún

Chuông vọng xứ người – bò bún

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Bún bì thịt khìa ngon mộc

Mekong Connect
Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Đặc sản ĐBSCL vào vụ tết

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

Những người làm nên thủ phủ cá tra đất sen hồng

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vốn để thu mua nông – thủy sản của nông dân

ĐBSCL: Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vốn để thu mua nông – thủy sản của nông dân

Gỡ bí cho khởi nghiệp ĐBSCL

Gỡ bí cho khởi nghiệp ĐBSCL

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA