TS Lê Đăng Doanh: Chuyển mạnh sang kinh tế số để vượt khó
Tin mới
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
09:22
Du lịch hè bùng nổ: đừng ‘mơ’ tour giá rẻ!
09:18
Châu Á ‘đón đầu’ lạm phát
09:11
Cạnh tranh gay gắt với trái cây ngoại nhập
21:50
Trung Quốc dừng XNK qua cửa khẩu Kim Thành do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên hàng hóa
21:39
NXB Giáo dục lãi ‘kỷ lục’ 287 tỷ đồng nhờ tăng giá sách giáo khoa
21:25
Trung Quốc hứng chịu làn sóng Covid-19 mới
21:21
Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán USD
10:44
Vì sao Singapore luôn xanh hóa?
10:33
Bài học đắt cho nông sản xuất khẩu
10:28
Sóng ngầm cuộc đua lãi suất ngân hàng
10:17
Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo
10:14
Gian nan hành trình vay vốn
Bản tin thị trường
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Góc nhìn
2022/07/05 - 9:59:35 PM

09:12 - 04/08/2020

TS Lê Đăng Doanh: Chuyển mạnh sang kinh tế số để vượt khó

Đại dịch Covid-19 đã gây ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tác động sâu sắc tới tất các lĩnh vực xã hội như giáo dục, văn hoá, thay đổi cả hành vi và thói quen của con người.

  • TS Lê Đăng Doanh: Cần nỗ lực giữ thị phần…
  • TS Lê Đăng Doanh: Cải cách và tái cơ cấu…

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 doanh nghiệp cần cân nhắc chuyển mạnh sang kinh tế số để vượt khó

Hơn 14 triệu người trên 213 quốc gia và vùng lãnh thổ trên khắp 5 Châu Lục đã nhiễm bệnh, số người chết đã vượt ngưỡng nửa triệu.

Một số nước bãi bỏ quy định cách ly quá sớm đã phải tái áp đặt lệnh cách ly. Trong khi đó, người dân ở một số nước khác đã chủ động đeo khẩu trang, chuyển từ đi xe buýt công cộng đông người sang vận chuyển bằng xe đạp điện để phòng ngừa bị lây bệnh, và xe đạp điện bán chạy hơn bao giờ hết, trong khi rất nhiều sản phẩm khác bị ế ẩm. Nhiều trường đại học đã chuyển sang giảng dạy trực tuyến kết hợp với lên lớp trên giảng đường với điều kiện cách ly và vệ sinh nghiêm ngặt. Không ít hội nghị xuyên quốc gia đã được tổ chức trực tuyến với kết quả thiết thực. Và, nền kinh tế toàn cầu liệu có bắt tay nhau trong những ngày giãn cách mà thói quen bắt tay đã tạm bị xoá bỏ?

Nền kinh tế đứt gãy

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá, hội nhập sâu sắc, đại dịch đã làm đứt gãy đột ngột các chuỗi giá trị cả về cung lẫn cầu. Nguồn cung ứng linh kiện từ Trung Quốc và một số nước khác bị gián đoạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đầu vào của ngành dệt – may, công nghiệp điện tử của Việt Nam. Đã xuất hiện xu hướng các tập đoàn công nghệ lớn rời bỏ Trung Quốc (China Exit) ở mức độ nhất định, chuyển sang những nước trong khu vực theo nguyên tắc đa dạng hoá, tránh bỏ “tất cả trứng vào một giỏ”.

Làn sóng đó đang tiếp diễn, Chính phủ Nhật Bản đã có gói trợ cấp hơn 500 triệu USD cho những công ty Nhật Bản chuyển khỏi Trung Quốc là một ví dụ. Về phía cầu, do bị cách ly, mất việc làm, giảm thu nhập nên nhu cầu về nhiều mặt hàng bị giảm sút mạnh, đột ngột. Phần lớn đơn hàng dệt may từ Mỹ, châu Âu đã bị huỷ bỏ, đơn hàng mới trong tháng 5, tháng 6.2020 bị giảm sút nghiêm trọng, gây mất hay giảm việc làm cho số lượng lớn trong 2,4 triệu người lao động trong ngành dệt – may. Đại dịch cũng tác động rất mạnh đến các ngành vận tải (hàng không, đường sắt…), khách sạn, nhà hàng…, đặc biệt là các hãng hàng không gặp khó khăn, giải thể…, mới đây nhất hãng Thai Airways đã nộp đơn xin phá sản.

Ưu tiên tuyệt đối yếu tố giá rẻ

Đại dịch đã điều chỉnh quan điểm về lý thuyết kinh tế, ưu tiên tuyệt đối yếu tố giá rẻ, đặt vật tư, nguyên liệu, sản phẩm ở nơi nào có giá thấp nhất, không cần tính đến cơ cấu kinh tế của một quốc gia hay một vùng kinh tế. Việc một nền kinh tế phát triển như nước Pháp thiếu hụt máy thở, thiếu khẩu trang y tế, thậm chí hàng đã đặt mua còn bị đối tác khác “phỗng tay trên” bằng trả giá cao hơn… Bây giờ, các nước đã thống nhất về một cơ cấu kinh tế tự chủ cần thiết tối thiểu theo nguyên tắc “tại chỗ” về dược phẩm, thiết bị y tế cần thiết, tránh bị phụ thuộc vào nhập khẩu từ bên ngoài. Người ta cũng thấy cần thiết phải điều chỉnh nguyên tắc “chuyên môn hoá” tuyệt đối, cho phép những DN đủ điều kiện được hoạt động lưỡng dụng, được tham gia sản xuất dụng cụ, thiết bị, y tế bên cạnh sản phẩm chính. Cơ cấu kinh tế vùng cũng được điều chỉnh thích hợp, một vùng kinh tế có đường kính 200 – 300km nên có những sản phẩm cần thiết gì, có bệnh viện, trường học ra sao, thay vì chuyên môn hoá tuyệt đối cho một sản phẩm hay dịch vụ nhất định.

Đại dịch đã làm thay đổi sâu sắc và nhanh chóng về kinh tế và xã hội, cân bằng chiến lược trên thế giới cũng thay đổi, mỗi nước, mỗi DN phải điều chỉnh chiến lược của mình. Tình hình trước đại dịch sẽ không thể quay lại nữa.

Những dự báo ảm đạm

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã đưa ra dự báo rất ảm đạm cho năm 2020 và khả năng hồi phục trong năm 2021. (xem bảng)

Tình hình chống dịch của Việt Nam được quốc tế đánh giá cao. Tuy vậy, tác động của đại dịch tới nền kinh tế là rất nặng nề. Tăng trưởng GDP trong sáu tháng đầu năm 2020 chỉ đạt 1,81%, thấp nhất từ năm 2011 đến nay. Khoảng 30,8 triệu người bị giảm việc làm và thu nhập, trong đó có những người buôn bán nhỏ, các hộ kinh tế gia đình, 2,8 triệu người lao động có hợp đồng bị thất nghiệp do DN bị đóng cửa. Theo VCCI, 30% DN chỉ trụ được ba tháng, 50% DN chỉ trụ được nửa năm 2020, trong ba tháng đầu năm 2020 đã có 35.000 DN đóng cửa, 85% DN cho biết thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá của họ bị thu hẹp, 60% DN cho biết họ bị thiếu vốn và đứt dòng tiền, 43% DN đã phải thu hẹp sản xuất, giảm lao động… Số DN mới đăng ký trong bốn tháng đầu năm chỉ bằng 86,8% so với cùng kỳ năm 2019.

Doanh nghiệp phải tự cứu mình

Chính phủ đã có gói cứu trợ hàng chục ngàn tỷ đồng, nhưng việc triển khai còn chậm do thủ tục còn rườm rà. Bên cạnh đó, các ngân hàng đã giảm lãi suất cho vay, bộ Tài chính đã công bố hoãn thu thuế đất… Nhiều hiệp hội đã đề nghị phải đơn giản hoá các thủ tục, bảo đảm tiền cứu trợ của Chính phủ kịp thời đến DN. Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM đã đạt được những kết quả bước đầu. Trước diễn biến phức tạp, hiện nay đã xuất hiện kiến nghị về một gói cứu trợ thứ hai, lớn hơn và có hiệu quả hơn.

Nhưng chính DN phải tự cứu mình, không thể mong đợi “trời cứu” hay Covid-19 sẽ sớm chấm dứt. DN cần tiến hành đánh giá SWOT (viết tắt của: Strong: mạnh; Weakness: yếu; Opportunity: cơ hội; Threat: thách thức). DN cần làm rõ những điều kiện đã thay đổi về cung và cầu, tái cơ cấu DN cho phù hợp với tình hình đã và sẽ thay đổi. Hãy thay đổi tâm thế, đừng luyến tiếc những gì đã quen thuộc nữa, vì thế giới đã thay đổi sâu sắc và nhanh chóng. Thay vì phụ thuộc vào một nguồn cung nguyên, vật liệu đầu vào hay một thị trường tiêu thụ đầu ra, hãy mạnh dạn đa dạng hoá, đa phương hoá để đề phòng rủi ro.

Một cơ hội lớn cho DN là chuyển mạnh sang kinh tế số hoá (Digital Economy), bên cạnh kinh tế vật thể, hãy tạo ra nền kinh tế số, vận dụng công nghệ thông tin, tổ chức lại logistics, cung – cầu của DN. Hãy coi trọng hiệu quả hơn là hình thức, quản lý phòng ban theo kết quả công việc, thay cho điểm danh, đòi hỏi sự có mặt của nhân viên. Nếu không kết nối qua mạng, chuyển sang kinh tế số hoá, vận dụng thương mại điện tử, DN sẽ không thể gia nhập chuỗi giá trị quốc tế, liên kết xuyên quốc gia. Chính phủ đã mở Cổng thông tin điện tử, dịch vụ giao dịch một cửa, DN có thể hoàn tất rất nhiều thủ tục hải quan, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm qua mạng. Giám đốc DN hoàn toàn có thể kiểm soát từng cỗ máy, từng phòng ban mà không cần đến công ty. Đầu tư vào đào tạo và nâng cao trình độ của lực lượng lao động nòng cốt, nâng cao tay nghềcủa lực lượng lao động cốt lõi.

“Trong nguy có cơ, trong hoạ có phúc”, rất mong cộng đồng DN vượt lên khó khăn, thử thách, tái cơ cấu sản xuất, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế số hoá.

Lê Đăng Doanh (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

‘Rào chắn’ chặn nước ngoài thâu tóm

Đừng bắt người nghèo… mơ dài cổ

Sài Gòn, chuyện sân nhà

‘Và đó cũng là những tháng năm đẹp nhất của tôi…’

TS Hồ Quốc Tuấn: Phải có lộ trình dỡ bỏ room tín dụng

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:đại dịch covid-19kinh tế sốts lê đăng doanh

Tin khác

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Vì sao Singapore luôn xanh hóa?

Vì sao Singapore luôn xanh hóa?

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

4 huyện ‘đại nhảy vọt’ lên thành phố

Trung Quốc: Ổn định thị trường, nhưng nhà nước điều phối

Tự sự về tự… hủy

Cộng đồng trách nhiệm

Cà phê sáng
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA