Nguyễn Thị Hậu: Từ khởi nghiệp nghĩ về tài nguyên bản địa Đà Lạt
Tin mới
09:45
Các hãng công nghệ Trung Quốc được lệnh ‘học hỏi trường hợp Alibaba’
09:09
Bộ trưởng Lê Minh Hoan: ‘Nông nghiệp sẽ không loay hoay trồng cây gì, nuôi con gì’
09:00
Campuchia phong tỏa thủ đô Phnom Penh
16:27
Giới đầu tư đổ xô vào tài sản rủi ro cao nhờ điều kiện tín dụng dễ dàng
16:22
Microsoft mua công ty trí tuệ nhân tạo Nuance với giá 19,7 tỷ USD
16:18
Mỹ có kế hoạch giải thoát Trung Quốc khỏi cái mác ‘thao túng tiền tệ’
16:02
Báo cáo PAPI 2020: người dân lo ngại nhiều hơn về y tế
15:56
Doanh nghiệp gặp khó vì giá thép tăng cao
10:18
Bộ Công Thương tham vấn điều tra chống bán phá giá đường từ Thái Lan
10:11
Thái Lan – Campuchia mất tết vì Covid-19
09:31
5 siêu thực phẩm quen thuộc nên ăn hàng ngày
09:18
Cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc: ‘3 chữ P’ và cách huy động vốn khác biệt
09:10
Một chủ vườn lan đột biến ở Hà Nội bị tố lừa 200 tỷ đồng
08:39
Giá Bitcoin tăng như ‘lên đồng’, gần chạm ngưỡng 64.000 USD
16:10
Tiếp tục chào đón tuyến dịch vụ container trực tiếp đi bờ tây Mỹ
16:05
Campuchia thêm 181 ca mắc Covid-19, số ca tử vong tăng lên 33 người
15:59
Sàn giao dịch tiền ảo lớn nhất tại Mỹ sắp IPO
15:55
Huawei nói tình trạng thiếu chip toàn cầu là do các lệnh trừng phạt của Mỹ
09:40
Cổ phiếu Alibaba vẫn tăng giá sau án phạt kỷ lục
09:35
Austin Russell – tỷ phú thế hệ Millennials
Bản tin thị trường
09:34
‘Con tôm Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ đối thủ’
08:51
Đài Loan sửa đổi luật để thu hút nhân tài nước ngoài
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
16:43
Giới trẻ Đài Loan đổ xô đi đổi tên thành ‘Cá Hồi’ để được ăn sushi miễn phí
09:23
Bali chuẩn bị đón khách quốc tế trở lại vào tháng 6
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Báo Xuân 2021
2021/04/15 - 12:38:08 PM

15:24 - 08/02/2021

Nguyễn Thị Hậu: Từ khởi nghiệp nghĩ về tài nguyên bản địa Đà Lạt

Để những tài nguyên bản địa của Đà Lạt “sống lại” là một hành trình dài với nhiều thách thức nhưng luôn hấp dẫn, không thể thiếu vai trò quan trọng của những con người đầy nhiệt huyết, có kiến thức vững chắc và những quan hệ rộng mở.

Khi giá trị vật thể (trị giá kinh tế) và phi vật thể (giá trị văn hóa) của sản phẩm hòa hợp với nhau thì thương hiệu sản phẩm càng mạnh.

1. Gần đây ở các địa phương đã có nhiều dự án khởi nghiệp gắn liền với “tài nguyên bản địa”, chủ yếu ở khu vực miền núi và nông thôn, tập trung khai thác sản phẩm nông, lâm nghiệp hướng đến bảo tồn đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa tộc người. Nhận thấy vai trò quan trọng và tiềm năng lớn của định hướng phát triển kinh tế từ “tài nguyên bản địa”, nhiều địa phương đã phối hợp nghiên cứu kinh tế và văn hóa nhằm tìm ra những bản sắc riêng của mình, bắt đầu từ đặc trưng về điều kiện tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.

Tuy nhiên, cũng từ nhiều năm nay tại những tỉnh thành có lợi thế về du lịch thì xu hướng khởi nghiệp thường khai thác các yếu tố có thể làm cho ngành du lịch phát triển “ngay và luôn” mà hầu như bỏ qua những tài nguyên khác. Thông thường những tài nguyên tự nhiên và văn hóa có sẵn như biển, đảo, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa… luôn bị khai thác bừa bãi và không giới hạn, vì vậy sản phẩm du lịch đơn điệu, không sáng tạo sản phẩm du lịch mới. Điều dễ nhận thấy là những nơi đó mất dần tính độc đáo, tài nguyên tự nhiên và nhân văn hao hụt và biến dạng nhanh chóng, không đảm bảo cho sự bền vững – tiêu chí quan trọng nhất của phát triển kinh tế – xã hội.

Vừa qua trong một chuyến đi ngắn ngủi đến Đà Lạt – thành phố du lịch nổi tiếng, tôi được biết một số trang trại nông nghiệp mang tính chất “khởi nghiệp”, phát triển trên cơ sở tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật về quy trình sản xuất và sản phẩm đầu ra. Từ góc độ văn hóa nói chung, những câu chuyện rất thú vị từ các trang trại đó gợi ra nhiều vấn đề về khả năng “Khởi nghiệp từ tài nguyên bản địa” ở Đà Lạt. Đồng thời từ góc độ bảo tồn di sản nói riêng, phương thức mới này cũng góp phần trả lời câu hỏi về tương lai của thành phố này:
Đà Lạt sẽ là chính mình, một đô thị du lịch – di sản, hay là một thành phố không bản sắc giống như nhiều nơi khác?

2. Nói đến Đà Lạt thì tài nguyên đầu tiên là điều kiện tự nhiên: địa hình cảnh quan đủ núi, đồi, rừng, sông, suối, thác, thung lũng, khí hậu mát mẻ quanh năm nhưng trong một ngày thời tiết có thể đủ cả bốn mùa; là sự phong phú đa dạng của thảm thực vật ôn đới, cận ôn đới… Tất cả đã tạo cho Đà Lạt những cảnh sắc đẹp, độc đáo, đồng thời là điều kiện thuận lợi để từ đầu thế kỷ XX đã hình thành một thành phố du lịch – nghỉ dưỡng và sản xuất nông nghiệp đặc thù. Cảnh quan tự nhiên và lịch sử trăm năm phát triển đã làm nên một Đà Lạt có những bản sắc riêng, hay là những ADN cần được “bảo tồn và di truyền”. Đó là:

– Thành phố “thung lũng ngàn hoa”: địa hình, khí hậu, nông nghiệp trồng trọt đặc thù.

– Thành phố du lịch, nghệ thuật: quán cà phê, phòng trà ca nhạc, nhiếp ảnh, hội họa, điện ảnh…

– Thành phố của quy hoạch cảnh quan và công trình kiến trúc đặc sắc: sự hài hòa của phố/đồi/dốc/thung lũng với biệt thự, nhà thờ, tu viện, chùa, thiền viện, phố chợ…

– Thành phố trung tâm vùng cao nguyên, có vị trí địa lý thuận tiện giao tiếp với Tây Nguyên, ven biển miền Trung và lưu vực sông Đồng Nai/Nam bộ.

Hiện nay “biến đổi khí hậu” đang diễn ra và có tác động rõ ràng đến toàn thế giới, dù vậy, trong phạm vi không gian khu vực nhỏ như Đà Lạt vẫn “bảo tồn” được khí hậu đặc trưng, yếu tố quan trọng để xây dựng và phát triển vùng nông nghiệp chuyên canh gồm cây ăn trái như hồng, dâu, chuối, các loại rau củ, nhiều loại hoa đẹp; các trang trại trồng cây công nghiệp như trà, cà phê. Trong thời kỳ “hiện đại hóa” việc phát triển nông nghiệp bản địa không thể tách rời những kỹ thuật – công nghệ mới từ khâu sản xuất đến chế biến sản phẩm, sau đó là quảng bá, tiêu thụ trong nước và xuất khẩu… Nếu không có công nghệ mới hỗ trợ thì tài nguyên dù giàu có đến đâu cũng vẫn chỉ ở dạng “tiềm năng”, thậm chí còn làm trở ngại cho thay đổi tư duy phát triển bền vững.

Nhận thức được điều đó, chủ nhân của những trang trại trồng hồng, cà phê – cây đặc sản của Đà lạt, trồng dâu Nhật, dâu Mỹ – loại cây mới nhưng thích hợp với Đà Lạt – mà tôi vừa gặp đã tận dụng và phát huy giá trị “tài nguyên” một cách khoa học và hiện đại, “khởi nghiệp” từ chính gia đình mình và giúp đỡ nhiều hộ gia đình khác cùng tham gia vào quá trình sản xuất nông sản theo nhiều tiêu chuẩn đang được áp dụng trên thị trường trong nước. Kết quả là họ đã tạo ra được sản phẩm độc đáo từ nguồn nông sản vốn là cây trồng quen thuộc ở địa phương, nhưng đã được gia tăng giá trị nhờ được tích lũy thêm yếu tố kỹ thuật mới mà họ bền bỉ thực hiện qua nhiều năm, đồng thời thuyết phục nhiều người khác cùng làm theo để tạo ra vùng nông sản có chất lượng tốt và đồng đều.

Một đúc kết từ thực tiễn đã trở thành phương châm của các nhà sản xuất: hiện nay việc khách hàng đến với sản phẩm là quá trình tiếp nhận các yếu tố: 1/sự trải nghiệm về tính độc đáo của sản phẩm, 2/giải pháp sử dụng sản phẩm và 3/hành vi tiêu dùng sản phẩm. Trong ba yếu tố này thì hai yếu tố đầu thể hiện giá trị văn hóa “phi vật thể” của sản phẩm.Giá trị “phi vật thể” chứa đựng tri thức bản địa và kỹ thuật mới của người sản xuất, hình thành hàng hóa độc đáo, khác biệt, là “đặc sản” của từng vùng miền. Đây là yếu tố quan trọng nhất để thu hút khách hàng, từ đó có thể mở rộng quy mô sản xuất và thị trường. Do đó, sản phẩm càng có tính riêng biệt thì càng đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng, phát triển sản xuất nhanh hơn. Thực tế những trang trại tôi tham quan đã theo quy luật này dù chủ nhân có thể chưa biết đến “lý thuyết” về mối quan hệ giữa trị giá kinh tế và giá trị văn hóa của nông sản.

Họ là những người tâm huyết với nông sản Đà Lạt, dù đang làm những công việc chính thức khác nhau nhưng đều có chung một niềm đam mê, một “cái nghiệp” là trồng trọt. Nhưng họ luôn chịu khó học hỏi và áp dụng kỹ thuật mới vào quy trình truyền thống, đầu tư những phương tiện trồng trọt và chăm sóc hiện đại.  Sản phẩm của họ đưa ra thị trường cạnh tranh đầu tiên là về chất lượng: ngon, sạch, quy trình sản xuất rõ ràng, chất lượng ổn định nhiều năm… Đó là những yếu tố mà “người tiêu dùng thông minh” hiện nay quan tâm hàng đầu. Do vậy họ tạo được uy tín đối với người tiêu dùng trực tiếp cũng như những người sản xuất các sản phẩm khác từ nông sản của họ.

Khi giá trị vật thể (trị giá kinh tế) và phi vật thể (giá trị văn hóa) của sản phẩm hòa hợp với nhau thì thương hiệu sản phẩm càng mạnh, có khả năng trở thành đại diện hay biểu tượng của một địa phương, vùng miền, quốc gia… Xây dựng “thương hiệu” là bước đầu tiên mà bất cứ ai khởi nghiệp cũng hướng đến.Thương hiệu thành công cũng chính là thành công của “bảo tồn và chế tạo di sản văn hóa từ tài nguyên bản địa” dưới dạng sản phẩm tiêu dùng.

3. Theo các chuyên gia, “tính bản địa” là 1 trong 7 từ khóa quan trọng nhất đối với người tiêu dùng thế kỷ 21 (tiết kiệm, bền vững, công nghệ, bản địa, sức khỏe, đơn giản, tự do). Chú trọng tính bản địa (tài nguyên, tri thức, văn hóa) để phát triển bền vững, thích nghi với biến đổi khí hậu, xây dựng xã hội nhân bản. Tài nguyên bản địa luôn có tiềm năng trở thành sản phẩm mang giá trị văn hóa cao. Từ sản phẩm kinh tế có thể trở thành di sản văn hóa nếu tính bản địa được coi trọng cùng với sự đầu tư tri thức, công nghệ và nguồn lực ngay từ bước đầu khởi nghiệp.

Phát triển tỉnh Lâm Đồng trong thế kỷ XXI phải lấy yếu tố bảo tồn bản sắc Đà Lạt để làm “điểm tựa”. Từ đó xây dựng các đô thị vệ tinh mang chức năng của các trung tâm bảo quản sau thu hoạch và công nghiệp chế biến nông sản; trung tâm nghiên cứu, giáo dục và nghệ thuật (các viện nghiên cứu, trường đại học), hệ thống giao thông mở rộng và kết nối trực tiếp đến nhiều nơi để có thể tăng hiệu quả của vị trí trung tâm của Đà Lạt. Như vậy vừa bảo toàn bản sắc độc đáo của Đà Lạt, đồng thời phát triển Lâm Đồng từ kinh tế nông nghiệp hiện đại, tạo thêm những tuyến điểm du lịch mới, độc đáo.

Để những tài nguyên bản địa của Đà Lạt “sống lại” là một hành trình dài với nhiều thách thức nhưng luôn hấp dẫn, không thể thiếu vai trò quan trọng của những con người đầy nhiệt huyết, có kiến thức vững chắc và những quan hệ rộng mở. Ngày nay, một nền kinh tế bắt đầu từ “kiến thức/tri thức bản địa, tài nguyên bản địa” là xu hướng phát triển xã hội một cách nhân văn vì tôn trọng đặc trưng tự nhiên, văn hóa riêng biệt, lấy đó làm cơ sở để phát triển xã hội bền vững.

Nguyễn Thị Hậu (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Bữa tiệc hoài hương

Nước mắm Việt trên đất Mỹ

Xem nhà nông Úc làm hữu cơ, nghĩ về Việt Nam

Ông Lê Minh Hoan: ĐBSC phải có được ‘người nông dân chuyên nghiệp’

Du lịch thời covid – hoài niệm và hy vọng

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Đà Lạttài nguyên bản địats nguyễn thị hậu

Tin khác

Một tản mạn về trà

Một tản mạn về trà

Tâm sự mang tên lúa mùa Tư Việt

Tâm sự mang tên lúa mùa Tư Việt

Ông Tư Việt Lúa Mùa – người nhặt từng hạt tấm

Ông Tư Việt Lúa Mùa – người nhặt từng hạt tấm

‘Nghêu ngao’ bún nghêu

‘Kèn tây’ tung chiêu mới độc lạ ‘sà bì chưởng’

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Những cô gái bán mắm!

‘Mưu đồ’ Việt hóa bàn ăn

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA