
15:41 - 13/07/2017
Triển lãm ‘Nụ hôn: từ Rodin đến Bob Dylan’
Brohan Museum được thành lập nhằm kỷ niệm lần sinh nhật thứ 60 của Karl H. Brohan, một chuyên gia sưu tầm tranh đầy tâm huyết với tiêu đề là hai phong cách nghệ thuật (Art Nouveau và Art Deco), cùng những tác phẩm của nhóm hoạ sĩ người Berlin thuộc nhóm Berlin Secession (thành lập năm 1898).
Brohan sinh ngày 6/6/1921 và mất ngày 2/1/2000. Vào ngày sinh nhật mừng 60 tuổi của mình, ông đã tặng cho thành phố Berlin niềm đam mê của mình – bộ sưu tập của Brohan Museum gồm các tác phẩm nghệ thuật ứng dụng và nghệ thuật thị giác như đã nêu trên, trải dài từ cuối thế kỷ 19 cho đến thời điểm Thế chiến 2 bắt đầu (cụ thể từ 1889 – 1939), nhưng chủ yếu tập trung vào các bức tranh của một số hoạ sĩ từ nhóm Berlin Secession.
Nó cũng từng được triển lãm ở Dahlem từ năm 1973, trước khi được chuyển đến ngôi nhà hiện tại vào năm 1983. Đây là nơi lưu giữ và bảo quản tất cả những gì “còn sót lại” trong bộ sưu tập nghệ thuật thị giác của ông. Bên cạnh đó, bảo tàng cũng cho triển lãm các tác phẩm điêu khắc, nội thất, thiết kế và trang trí khác xoay quanh những lý tưởng về các phong trào phong cách nghệ thuật quốc tế về kiến trúc, nghệ thuật ứng dụng mang tính chiết trung và thuyết chức năng, chính là Art Nouveau và Art Deco. Hai phong trào ấy đều xuất phát từ Paris, và có nguồn gốc lịch sử về tên tuổi khá là thú vị.
Art Nouveau (trong tiếng Pháp còn gọi là “Tân nghệ thuật”), là một trường phái mang tính quốc tế được phổ biến vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Mục tiêu của phong trào là nhằm thúc đẩy sự phát triển của các ý tưởng về nghệ thuật hiện đại. Như một sự đối lập với trường phái hàn lâm của thế kỷ 19, nó mang phong cách trang trí phức tạp, kết cấu không đồng đều và sử dụng rất nhiều đường cong. Một ví dụ dễ thấy nhất chính là toà tháp Eiffel.
Art Deco là sự phát triển được thừa hưởng từ Art Nouveau. Phong cách này bao trùm lên mọi lĩnh vực của thiết kế kể cả kiến trúc, nội thất, công nghiệp, thời trang và trang sức, cả nghệ thuật tạo hình, điện ảnh và tranh vẽ (điển hình như toà Empire State của Mỹ).
Cả hai đều chịu sự tác động từ các yếu tố của xã hội công nghiệp, hầu hết là do cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỷ 18 – đầu 19 và nửa sau 19 – đầu 20), còn sau này là do Thế chiến 1. Bản thân sự kế thừa gần như hoàn hảo của Art Deco đã thể hiện sự khác biệt so với Art Nouveau. Tóm lại, ta có một phong cách thích thể hiện tính thẩm mỹ nhưng kém tiện dụng, hằng hà chi tiết và phức tạp hơn trong thiết kế lẫn trang trí. Trong khi đó, Art Deco lại thích hướng tâm về tính công nghiệp, hình thức và chức năng hơn.
Nếu Art Nouveau ưa chuộng những đường cong, Art Deco sẽ cho ta những đường thẳng. Nếu Art Nouveau sử dụng các hình ảnh tự nhiên, Art Deco sẽ cho ta những đường ngang dọc tuyến tính đã định theo mọi sự sắp xếp.
Đây cũng chính là tâm điểm của cuộc triển lãm diễn ra tại Brohan Museum vào ngày 3.10.2017 sắp tới, với chủ đề về những nụ hôn, một trong những sự kiện gần đây nhất mà bảo tàng từng tổ chức.
“Kiss: From Rodin to Bob Dylan” là cách người ta gọi tên buổi triển lãm hội tụ cả hai phong cách nghệ thuật ấy, nơi khơi gợi lại niềm đam mê vào chủ đề về “hôn môi” của những hoạ sĩ năm 1900. Đặc biệt là sau Thế chiến 1, chủ đề này tràn đầy sức sống hơn bao giờ hết, thậm chí đã đạt đến một cảnh giới khác của chủ nghĩa biểu hiện. Bộ sưu tập sẽ được sắp xếp trong bảo tàng theo từng bước của thời gian, phân theo từng khu vực. Những vật điêu khắc bằng thuỷ tinh hoặc kim loại luôn được bố trí bên cạnh các bức tranh và các tác phẩm thuộc phong cách Art Nouveau, làm tăng thêm giá trị cho buổi triển lãm, nhằm khám phá ý nghĩa phức tạp của nghệ thuật và cho thấy một bức tranh toàn cảnh rộng về các nụ hôn trong nhiều thể loại: bên cạnh tranh vẽ, thiết kế đồ hoạ, điêu khắc và nghệ thuật ứng dụng, cũng có những ví dụ từ nhiếp ảnh, phim, video nghệ thuật, cài đặt, biểu diễn, lịch sử y khoa và quảng cáo bao gồm các tác phẩm của các nghệ sĩ: Auguste Rodin, Franz von Stuck, Edvard Munch, Peter Behrens, Juergen Teller, Timm Ulrichs, Marina Abramovic, Cornelia Schleime và Bob Dylan.
Anh Trí lược dịch
Theo TGTT
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này