Nguyễn Phi Vân: Nhìn bằng trái tim thay vì bằng mắt
Tin mới
11:09
Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi
10:57
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
10:54
Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam
10:51
Zalo thu phí, người dùng than trời vì rắc rối
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
09:15
Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng
08:58
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’
08:53
Đưa gạo Việt đi xa hơn
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
Bản tin thị trường
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2022/07/06 - 11:57:55 AM

09:15 - 11/10/2019

Nguyễn Phi Vân: Nhìn bằng trái tim thay vì bằng mắt

Nguyễn Phi Vân luôn đi giữa các thế giới, gặp gỡ, làm việc và chung sống với nhiều tình cảnh, trạng huống khác nhau. Có lẽ vì thế mà chị không chỉ đầy ắp trải nghiệm, mà còn là người có khả năng sống giữa những cuộc đời.

  • Khởi nghiệp: bạn có đủ cứng cáp trước bão táp?
  • Cần một làng để giáo dục một trẻ
  • Chuyện khó của Mayu

Tranh: Hoàng Tường.

TGHN trò chuyện với chị, về cách người ta có thểchiêm nghiệm mọi thứ bằng ý thức trên những hành trình tự khám phá bản thân.

Mới đây, ngày 6/10/2019, lần đầu tiên tại Đường sách, hàng ngàn bạn trẻ đã đến dự buổi trò chuyện với chị nhân dịp chị giới thiệu cuốn sách Tôi đi tìm tôi, tạo ra “hiện tượng” của sách năm 2019, tính đến thời điểm này.

– Đọc Tôi đi tìm tôi, dường như ai cũng thấy mình trong đó. Viết sách, rốt cuộc là cách chị chia sẻ và thấu cảm cho mọi số phận?

– Tôi không phải là nhà văn, nên chỉ viết sách khi nhìn thấy một vấn đề xã hội nào đó, trăn trở về nó, và mong muốn chia sẻ quan điểm của bản thân, góc nhìn từ hành trình cá nhân và hành trình quan sát thế giới của chính mình. Do đó, tôi viết sách không phải để trở thành tác giả, mà mục đích chỉ giúp ai có hoàn cảnh nào đó tìm thấy sự đồng cảm, tìm thấy niềm tin, động lực để bước tiếp; tìm thấy bản đồ để tái định hướng cho hành trình tiếp theo của bản thân mình. Với tôi, viết sách là cách để tôi trình bày giải pháp cho một vấn đề cộng đồng hay xã hội, qua đó mong muốn bạn đọc tham khảo và sử dụng nó để xây dựng giải pháp cho chính bản thân mình.

– Những câu chuyện chị kể, nó giống như một thứ mà tôi đã từng nghe Saint-Exupéry viết trong tác phẩm Hoàng tử bé danh tiếng của ông: “Người ta chỉ có thể nhìn thấy bằng trái tim”?

– Bằng mắt thường, con người chỉ thấy những điều mình muốn thấy. Thế giới bày ra trước mắt vạn sắc màu, nhưng chúng ta chỉ chọn thứ phục vụ cho nhu cầu hiện tại của ta thôi. Mọi thứ khác, dù ở đó, ta hoàn toàn bỏ qua, chọn không nhìn hoặc bị điểm mù làm cho không thấy. Bao giờ cũng vậy, một vấn đề muốn thực hiện thành công đều cần phải hợp nhất của ba yếu tố. Thứ nhất là Head – là mục đích định hướng cho việc mình muốn làm. Tại sao tôi lại muốn thực hiện điều này, vì mục đích gì trong cuộc sống hay sự nghiệp của tôi. Khi đã có mục đích rất rõ ràng, chúng ta cần kiểm tra Heart – trái tim, xem cảm xúc của ta, của những người đồng hành có đang cùng một nhịp đập về phía mục đích hay không. Nếu không, ta cần dừng lại để điều chỉnh nhịp đập này để tất cả đều cùng một nhịp. Khi đã xong bước thứ hai rồi, ta mới nói về Hands – những điều cần làm. Làm gì, chưa bao giờ là vấn đề. Làm vì mục đích gì và mọi người có cùng một trái tim, nhịp đập hay không, mới là vấn đề cần quan tâm. Khi đã có định hướng, khi đã cùng nhịp tim, làm gì cũng thắng.

Đó là lý do vì sao mỗi người chúng ta nên nhìn bằng trái tim chứ không bao giờ bằng mắt. Chỉ có những nhịp đập trùng nhau của những con người cùng giá trị, cùng mục đích cuộc đời mới có thể cộng hưởng thành sức mạnh cho tổ chức, cộng đồng. Nhưng tìm người cùng mục đích, giá trị, phải bắt đầu từ việc ta hiểu chính bản thân mình, hiểu mục đích sống và giá trị cốt lõi của bản thân ta là gì trước đã. Nếu không biết tôi là ai, thì ta tìm gì và tìm ở nơi đâu?

– Chị viết văn khúc chiết, câu chữ giản dị, trong sáng, nhưng cũng rất… thơ mộng. Điều gì đã hun đúc nên một tâm hồn văn chương trong con người kinh doanh đầy lý trí như vậy?

– Tôi luôn tin rằng, thế kỷ 21 và tương lai bất định là nơi mà con người cần phải luôn “người” nhất. Vì vậy, tôi rất chú trọng việc nuôi dưỡng cảm xúc cho cá nhân mình. Nếu không biết thấu cảm con người, không biết nhìn thấy cái đẹp của sự không hoàn hảo trong cuộc sống, nếu không biết mỉm cười, bật khóc, tan chảy với cảm xúc, thì ta chỉ là robot mà thôi. Tôi không muốn trở thành một doanh nhân robot. Tôi chỉ muốn được sống an vui, hạnh phúc, được đóng góp và để lại vài ảnh hưởng tích cực cho cuộc sống này trong cuộc dạo chơi trần thế của mình. Có lẽ, chính hành trình tìm lại chính mình, hành trình về lại làm người đã giúp tôi trình diễn được cảm xúc của mình
qua từng con chữ, câu văn.

– Là người phụ nữ Nam bộ đích thực, có lẽ miền Nam đã cho chị tấm lòng bao dung như sông nước mênh mông, nhưng bây giờ mọi thứ thay đổi: biến đổi khí hậu, môi trường ô nhiễm, người nông dân kiếm tiền bằng mọi giá, giáo dục vẫn… Chị có lo sợ cho sự mai một của quê hương hay chị vẫn còn hy vọng vào những giá trị mà chính con người nơi đây sẽ khôi phục lại?

– Trong một buổi chia sẻ với sinh viên gần đây, một bạn trẻ hỏi tôi thế này, “Học để hội nhập chi cô ơi, vì biến đổi khí hậu thì mình cũng chết”. Tôi nghĩ, đó là một góc nhìn, và là một góc nhìn khá tiêu cực của giới trẻ Việt Nam. Tôi hỏi em, nếu biến đổi khí hậu rồi mình cũng chết thì có lẽ những câu hỏi tiếp theo chúng ta cần hỏi mình là, tôi có cam chịu chết không hay tôi sẽ chiến đấu để giành lại sự sống cho hành tinh và cho con người? Nếu có thể chiến đấu, có bao nhiêu cách để tôi tham gia chiến đấu? Tôi có thể làm gì trong khả năng hiện tại của mình để thay đổi vấn nạn biến đổi khí hậu này? Tôi sẽ tham gia và tạo ra ảnh hưởng, sử dụng sức mạnh của một cá nhân như thế nào, dẫn dắt một cộng đồng như thế nào để bảo vệ những điều mà tôi tin tưởng? Cuối cùng, tôi nghĩ vấn đề của người Việt Nam là sự thiếu khả năng suy nghĩ, phản biện, sự cam chịu, cúi đầu không dám đặt câu hỏi, sự buông xuôi, làm nô lệ cho hoàn cảnh. Câu hỏi này của em sinh viên làm cho tôi đau đớn, vì nó thể hiện rất rõ tâm thế của một bộ phận xã hội Việt Nam hiện thời. Nhưng tôi cũng biết một số ít các bạn trẻ khác đang hàng ngày chiến đấu ở ngoài kia để bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh và bảo vệ chính con người, chính mình trong sự huỷ diệt hàng loạt của con người lên chính môi trường mà chúng ta bám vào để sống. Quay lại, vẫn là vấn đề mục đích sống và giá trị của mỗi cá nhân. Khi tôi không hiểu vì sao mình tồn tại, khi tôi không tìm được chính mình và lý do vì sao tôi đến thế gian này, tôi chỉ là một cái xác chết bị đung đưa bởi hoàn cảnh sống.

– Làm thế nào để người trẻ có thể cân bằng giữa việc khao khát làm giàu với việc theo đuổi những giá trị cảm xúc con người?

– Mọi người cứ hay nghĩ rằng làm giàu là xấu, hay sống có giá trị là không thể làm giàu. Tôi không đồng ý với quan điểm này. Tôi có người bạn ở Singapore quản trị quỹ gia đình và đầu tư rất nhiều vào các startup khắp thế giới. Tuy nhiên, họ chỉ lựa chọn và đầu tư vào những startup nào giải quyết được cái họ gọi là “real problem – vấn đề hiện thực”, hay nói cách khác là vấn đề mà thế giới này, hành tinh này đang gặp phải. Theo họ, startup phải bắt đầu từ mục đích và giá trị đóng góp cao cả mà bạn mong muốn mang lại cho con người, cho hành tinh, cho thế giới, giải quyết các vấn nạn thế giới như biến đổi khí hậu, môi trường, giảm nghèo, giải pháp xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn cho dân số dưới đáy kim tự tháp, hay giải quyết các vấn nạn về sức khoẻ và tâm lý cho con người trong thời đại số, v.v. Nếu chỉ startup để muốn làm giàu, bạn chỉ là một con robot chạy theo tiền. Nếu kinh doanh để giải quyết một vấn nạn xã hội, môi trường, bạn đang thật sự giúp đỡ con người và đồng thời xây dựng sự nghiệp cho mình. Do đó, kinh doanh với mục đích cao cả hơn, kinh doanh có giá trị sẽ giúp cho các bạn trẻ vừa giữ cho mình rất người và cũng rất thành công.

– Chị có thể cho biết cuốn sách tiếp theo sẽ là đề tài gì không?

– Đó là một vấn đề xã hội rất khác: kiến thức về công nghệ mới, cần thiết cho các bạn trẻ cấp 2, cấp 3 và cho cả phụ huynh để có thể hiểu và hướng nghiệp cho con. Đây là điều lẽ ra đã phải được triển khai đưa vào hệ thống giáo dục chính thống từ nhiều năm, nhưng tôi nhận thấy chưa hề xảy ra.Khi tương tác với các bạn trẻ, với các em học sinh, sinh viên, tôi nhận thấy các em hoàn toàn mù mờ về các tên gọi, các ứng dụng của công nghệ trong ngành nghề, công việc và cuộc sống. Một bạn sinh viên đã từng hỏi tôi: “Có bao nhiêu người như cô được tiếp cận với những điều rất mới. Những người Việt Nam bị bỏ lại thì sao?” Câu hỏi này của em đã khiến tôi mất ngủ. Và tôi thấy mình có trách nhiệm viết tiếp, bằng cách tiếp cận thật bình dân, dễ hiểu, hài hước về công nghệ, để phổ cập cho giới trẻ và cả những người dân Việt Nam đang sống một cuộc sống rất bình thường, không liên quan đến thế giới công nghệ và sáng tạo.

– Xin cảm ơn chị rất nhiều.

Ngân Hà thực hiện (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Đồ họa: Thị trường thanh toán trực tuyến Việt Nam lớn cỡ nào?

Doanh nghiệp gạo được ký hợp đồng thương mại ở thị trường tập trung

Chọn thực dưỡng và sống thuận theo tự nhiên: con đường đã rõ ràng hơn

Công ty TNHH TM SX Thiên Triều An

Hương Nguyễn: Viết sách để làm thay đổi số phận những người phụ nữ khác

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:gmdnNguyễn Phi Vân

Tin khác

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Sáng mai tàu metro số 1 sẽ về tới TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA