Với các FTA, doanh nghiệp phải đặc biệt lưu ý về xuất xứ hàng hóa
Tin mới
11:13
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023
11:07
Du lịch TP.HCM thu hơn 6.300 tỷ đồng dịp Tết
11:03
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu
11:00
Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam
12:06
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng
12:02
Bobun Paris
11:59
Chuông vọng xứ người – bò bún
11:55
Bún bì thịt khìa ngon mộc
11:51
Mừng tuổi bún ốc nguội
11:45
Phù phiếm giấm nuốc?
11:28
Khi gạo dài cọng lê thê món
11:21
Thăm lò nước mắm ở Ý
11:17
Hẹn với sông Gâm núi Thúy
11:13
Miêu thành, xứ của ‘quàng thượng’
11:09
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo
12:30
Những tác phẩm hay xuất bản cuối năm 2022
12:24
‘Những nhà tư tưởng lớn’: triết học của ngôn ngữ và tình thương
12:15
Ngày về đảo
12:09
Nguyễn Hàng Tình: Bây giờ chúng ta sống ‘lạ’ quá
12:03
Gió bấc cuối năm
Bản tin thị trường
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
12:06
Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
12:11
Philippines không áp thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE của Việt Nam
10:41
Giá vàng SJC tiếp tục đà giảm
10:37
Giá USD chưa dừng đà tăng
10:05
Vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’
10:08
Giá thế giới giảm, vàng SJC lại tăng mạnh
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thị trườngTiếp thị
2023/01/29 - 5:11:36 PM

21:00 - 25/11/2016

Với các FTA, doanh nghiệp phải đặc biệt lưu ý về xuất xứ hàng hóa

Một trong những luật chơi quan trọng mà doanh nghiệp cần phải hiểu rõ, đó là yêu cầu xuất xứ hàng hóa để được hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu.

  • Hiệp định EVFTA: Cơ hội cho cả Việt Nam và…
  • ACFTA – nỗi lo khi hàng ngoại ‘thoải mái’ tràn…
  • Ngành da giày có thể đánh mất lợi thế FTA…
ILO cho biết trong hai thập niên tới Việt Nam sẽ có khoảng 86% công nhân dệt may phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp do năng suất lao động thấp.

Không chỉ AEC, với các FTA khác mà Việt Nam đã tham gia, mỗi hiệp định nó có một “luật chơi”, bắt buộc người tham gia phải đáp ứng được yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, thì mới có thể tận dụng được ưu đãi về thuế khi xuất khẩu.

Để nắm bắt được cơ hội mà các hiệp định thương mại tự do (FTA) mang lại, doanh nghiệp cần phải hiểu được “luật chơi” của các FTA mà Việt Nam đã tham gia, theo ông Hoàng Văn Phương, Trưởng phòng ASEAN của Vụ Chính sách thương mại đa biên thuộc Bộ Công Thương.

Ông Phương nói như vậy tại Diễn đàn “Quảng bá Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và giới thiệu các hiệp định có liên quan” do Bộ Công Thương phối hợp cùng Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức tại Cần Thơ hôm 25/11.

Theo ông Phương, một trong những luật chơi quan trọng mà doanh nghiệp cần phải hiểu rõ, đó là yêu cầu xuất xứ hàng hóa để được hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất khẩu.

Cụ thể, với AEC, theo ông Phương, doanh nghiệp đầu tư lớn, có đủ năng lực thì câu chuyện đáp ứng yêu cầu xuất xứ hàng hóa để tận dụng được ưu đãi về thuế là khá dễ.

Thế nhưng, trong trường hợp doanh nghiệp chỉ gia công đơn giản (chế biến đơn giản), nếu họ mua hàng hóa của một trong số các nước ASEAN về chế biến và xuất vào một nước ASEAN khác là đã đáp ứng và dĩ nhiên được hưởng thuế suất ưu đãi.

“Chẳng hạn, doanh nghiệp mua của Malaysia về chế biến đơn giản, rồi xuất khẩu sang Singapore, thì được hưởng ưu đãi về thuế. Nhưng, trường hợp mua của Pakistan về chế biến đơn giản, thì không đáp ứng yêu cầu xuất xứ, tức không được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất vào ASEAN”, ông dẫn chứng.

Tuy nhiên, theo ông Phương, doanh nghiệp mua nguyên liệu của Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc, Nhật Bản và Newzealand – 5 nước không thuộc ASEAN – vẫn có thể đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa và được hưởng ưu đãi về thuế khi xuất vào ASEAN.

Vì sao như vậy? Theo ông Phương, đơn giản vì ASEAN có ký các hiệp định thương mại với 5 nước nêu trên. “Nhờ có Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện ASEAN-Nhật Bản (AJCEP), doanh nghiệp có thể sử dụng xuất xứ của bất kỳ nước nào trong ASEAN hay của Nhật Bản để tạo ra sản phẩm xuất vào ASEAN vẫn được hưởng ưu đãi về thuế hoặc xuất sang Nhật Bản cũng được hưởng”, ông cho biết.

Tương tự, với Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN-Trung Quốc (ACFTA), doanh nghiệp mua nguyên liệu của Trung Quốc để chế biến đơn giản, thì vẫn có thể đáp ứng yêu cầu nguồn gốc xuất xứ, tức vẫn được hưởng ưu đãi thuế khi xuất vào các nước ASEAN.

Như vậy, theo ông Phương, rõ ràng nếu muốn tận dụng được cơ hội, thì doanh nghiệp phải hiểu được “luật chơi”.

“Nếu cứ mặc định ASEAN bây giờ miễn thuế rồi, cứ xuất vào thôi là không đúng vì không tự nhiên có được ưu đãi, mà phải có đủ năng lực mới đáp ứng, mới được hưởng ưu đãi về thuế, chứ nếu không sẽ phải chịu thuế MFN (Most Favoured Nation) khá cao, 10-30%”, ông cho biết.

Không chỉ AEC, với các FTA khác mà Việt Nam đã tham gia, mỗi hiệp định nó có một “luật chơi”, bắt buộc người tham gia phải đáp ứng được yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, thì mới có thể tận dụng được ưu đãi về thuế khi xuất khẩu.

“Với EVFTA, mà chỉ chế biến đơn giản thì phải sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc mua của EU về chế biến, tạo giá trị của Việt Nam, thì xuất sang EU mới được hưởng ưu đãi”, ông Phương cho biết.

Tuy nhiên, theo Phương, với bạch tuộc chẳng hạn, EVFTA quy định có thể mua nguyên liệu của ASEAN để chế biến và xuất sang EU vẫn được hưởng ưu đãi về thuế, nhưng cũng chỉ giới hạn ở một số mặt hàng thôi.

Ngoài nguồn gốc xuất xứ, tại diễn đàn, một số nhà chuyên môn cũng lưu ý về vấn đề sở hữu trí tuệ, đầu tư, lao động, tranh chấp…, tùy theo những hiệp định khác nhau, cũng sẽ có những “luật chơi” của nó, đòi hỏi nước tham gia phải tuân thủ.

Phát biểu tại diễn đàn này, ông Đặng Xuân Quang, Phó cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ Công Thương, cho biết tính đến hết năm 2015, quy mô thương mại hai chiều Việt Nam-ASEAN đạt 42,1 tỷ đô la Mỹ, tăng 13-14 lần so với năm 1995; có 8 nước khu vực ASEAN có hoạt động đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư đạt xấp xỉ 60 tỉ đô la Mỹ, chiếm 20% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thời gian qua.

Đầu tư của các nước ASEAN vào Việt Nam tập trung phần lớn vào công nghiệp, chế biến và chế tạo chiếm 47% tổng vốn đầu tư; 20% vào bất động sản và nhiều lĩnh vực khác.

“Nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông thủy sản và thực phẩm gần đây cũng nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư”, ông Quang cho biết.

Theo ông Quang, với việc Việt Nam chủ động tham gia các FTA, trong đó có AEC – thị trường lớn với hơn 600 triệu dân, GDP gần 3.000 tỉ đô la Mỹ – sẽ giúp Việt Nam mở rộng quy mô, tận dụng cơ hội xuất khẩu.

Tuy nhiên, như đã nói ở trên, muốn nắm bắt được, đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu “luật chơi” mà các FTA đã đặt ra.

Theo TBKTSG

 

Có thể bạn quan tâm

Cửa hàng tạp hóa dạng vừa sẽ sống ‘phây phây’ trong 10 năm tới

Yêu như vậy mới là yêu…

Bình luận thị trường: Những ‘điệp viên’ đọc vị tâm lý khách hàng

Novaon làm đại lý uỷ quyền ở Việt Nam cho Alibaba

Sắp miễn thuế 11 nhóm hàng từ Campuchia

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:AECFTAthuế suất ưu đãiXuất khẩuxuất xứ hàng hóa

Tin khác

Có gì đằng sau quảng cáo mới nhất của McDonald’s?

Có gì đằng sau quảng cáo mới nhất của McDonald’s?

Cùng Duy Anh Foods đón ‘Tết Đoàn Viên’

Cùng Duy Anh Foods đón ‘Tết Đoàn Viên’

[Chùm ảnh] ‘Bữa tiệc 1.000 món’ tại Landmark 81

[Chùm ảnh] ‘Bữa tiệc 1.000 món’ tại Landmark 81

‘Chiếc chìa khóa vàng’ của chuỗi cửa hàng ‘Nước sâm Bà Bình’

Khi Gucci, Ralph Lauren mở… nhà hàng

World Cup ‘Made in China’

World Cup 2022: Budweiser vỡ toan tính…

Đổi bia lấy… bia

Tiếp thị
Có gì đằng sau quảng cáo mới nhất của McDonald’s?

Có gì đằng sau quảng cáo mới nhất của McDonald’s?

Cùng Duy Anh Foods đón ‘Tết Đoàn Viên’

Cùng Duy Anh Foods đón ‘Tết Đoàn Viên’

[Chùm ảnh] ‘Bữa tiệc 1.000 món’ tại Landmark 81

[Chùm ảnh] ‘Bữa tiệc 1.000 món’ tại Landmark 81

Hôm nay, khai mạc Lễ hội ‘Tết Xanh quà Việt – Xuân Quý Mão 2023’

Hôm nay, khai mạc Lễ hội ‘Tết Xanh quà Việt – Xuân Quý Mão 2023’

Tiêu dùng
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu

Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu

Mua sắm Tết tăng nhiệt

Mua sắm Tết tăng nhiệt

Dự báo giá gas thế giới tháng 2/2023 tăng 57 USD một tấn

Dự báo giá gas thế giới tháng 2/2023 tăng 57 USD một tấn

Hoa, kiểng nhộn nhịp vào vụ Tết

Hoa, kiểng nhộn nhịp vào vụ Tết

Ứng viên HVNCLC
Công ty CP Tràng Tiền 35

Công ty CP Tràng Tiền 35

Công ty TNHH TMDV & SX Trí Việt Phát

Công ty TNHH TMDV & SX Trí Việt Phát

Công ty CP Chế tạo và Lắp ráp Thiết bị Điện Việt Nam (VNE)

Công ty CP Chế tạo và Lắp ráp Thiết bị Điện Việt Nam (VNE)

Công ty TNHH Nhôm Nam Sung

Công ty TNHH Nhôm Nam Sung

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA