Khai thác cát 'giết' dần những dòng sông miền Tây
Tin mới
10:33
Bài học đắt cho nông sản xuất khẩu
10:28
Sóng ngầm cuộc đua lãi suất ngân hàng
10:17
Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo
10:14
Gian nan hành trình vay vốn
10:00
Trình UBTVQH việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu
09:46
Bổ sung dinh dưỡng bằng cháo tổ yến Khánh Hòa Nutrition
09:44
Khuyến mãi chào hè cùng Ngọc Thẩm Jewelry
10:48
Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’
10:46
Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà
10:40
Hãy để cho con làm sai
10:33
Tạm biệt lý thuyết xám tìm đến cây đời xanh
16:37
Formosa Hà Tĩnh đã chi hàng tỷ USD để khắc phục môi trường
16:29
Mở thầu quốc gia 106 danh mục thuốc
16:24
Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản
15:54
Sau 7 lần tăng, giá xăng RON 95 giảm nhỏ giọt 110 đồng/lít
10:59
Sách tháng 6: ‘Bữa Tiệc’ sáu món
10:52
Vở kịch: ‘Làm bạn với bầu trời’
10:45
Zero-Covid ‘hô biến’ hàng không Hong Kong!
10:30
‘Em và Trịnh’ đẹp, tham vọng nhưng chưa sâu
10:21
Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư
Bản tin thị trường
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Thời sựXã hội
2022/07/04 - 10:39:16 AM

11:51 - 21/05/2017

Khai thác cát ‘giết’ dần những dòng sông miền Tây

Liên quan đến tình trạng sạt lở bờ sông diễn ra trong thời gian gần đây, một số chuyên gia lên tiếng cảnh báo, nếu việc khai thác cát vẫn cứ tiếp diễn như hiện nay, thì sạt lở sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn…

  • Lại xảy ra sạt lở ở An Giang, 6 căn…
  • An Giang: Kiến nghị dời 20.000 dân ra khỏi nơi…
  • ĐBSCL: Sạt lở tràn lan, dân khốn đốn
7cc76_img_5649

Một đoạn sạt lở sông Cổ Chiên thuộc tỉnh Trà Vinh. Ảnh: Trung Chánh/TBKTSG.

Báo cáo của Ban chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu – phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp, cho biết từ đầu năm 2017 đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 13 vụ sạt lở với tổng diện tích đất sạt lở là 5.924 m2.

Cụ thể, tại huyện Hồng Ngự, đã xảy ra 5 vụ sạt lở ở xã Long Thuận và Phú Thuận A với chiều dài 176 mét, sâu vào bờ 10-20 mét, diện tích đất bị sạt lở là 2.320 m2; tại huyện Thanh Bình đã xảy ra 4 vụ sạt lở đặc biệt nghiêm trọng với chiều dài 210 mét, diện tích đất bị sạt lở là 3.250 m2; thị xã Hồng Ngự xảy ra 2 vụ tại xã An Bình A và Bình Thạnh với chiều dài 52,5 mét, sâu vào bờ 2-3 mét, diện tích đất bị sạt lở 138 m2; tại huyện Cao Lãnh, từ đầu năm đến nay cũng có  2 vụ sạt lở…

Khảo sát của Ban chỉ đạo ứng phó biến đổi khí hậu – phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đồng Tháp còn cho biết từ điểm tiếp giáp được đầu tư xây dựng bờ kè thuộc xã Bình Thành, huyện Thanh Bình đến vàm kênh Nguyễn Văn Tiếp, có chiều dài 2,3 km với 851 nhân khẩu nằm trong vành đai sạt lở, trong đó có 108 hộ dân cần di dời khẩn cấp trong cự ly lớn nhất đến 25 mét.

“Sạt lở khu vực ấp Bình Hòa, xã Bình Thành, huyện Thanh Bình chỉ còn cách quốc lộ 30 từ 15 đến 25 mét và sạt lở ngày càng diễn biến phức tạp, có nguy cơ đe dọa đến quốc lộ 30”, báo cáo nêu trên cho biết.

Tại An Giang, tình trạng sạt lở nghiêm trọng cũng đã diễn ra ở nhiều địa phương trong tỉnh kể từ đầu năm 2017 đến nay. Đặc biệt, là vụ sạt lở một đoạn sông Vàm Nao tại huyện Chợ Mới đã nhấn chìm hàng chục ngôi nhà hồi tháng 4/2017.

Trong khi đó, báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết hiện toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 406 đoạn sạt lở với tổng chiều dài 891 km. Trong đó, có 393 đoạn bờ sông với tổng chiều dài 583 km và 13 đoạn bờ biển cũng bị sạt lở với tổng chiều dài trên 300 km.

Liên quan đến những vụ sạt lở nghiêm trọng thời gian qua, đặc biệt là sau sự cố sạt lở một đoạn sông Vàm Nao, ông Lê Anh Tuấn của Đại học Cần Thơ, cho biết tình trạng sạt lở ngay trong mùa khô (như thời gian qua) cũng không phải lạ trên sông Mêkông, nhất là ở tỉnh An Giang, khu vực đầu nguồn, có dòng chảy phức tạp.

“Mùa khô làm cho đất nứt nẻ nhiều, trong khi đó, mực nước sông xuống thấp, nhưng chảy rất mạnh, rồi tình trạng khai thác cát cũng gây ảnh hưởng lớn”, ông giải thích.

Theo ông Tuấn, đoạn đường từ Long Xuyên đến Châu Đốc cũng có rất nhiều đoạn sạt lở tương tự như ở Vàm Nao. “Đoạn sông ở Vàm Nao nước chảy mạnh hơn và trong điều điều kiện mực nước thấp cộng thêm bị khoét hàm ếch sâu vào bờ, trong khi đó các công trình ở phía trên nặng đã gây sạt lở rất nhanh”, ông Tuấn cho biết.

Tuy nhiên, theo ông Tuấn, chính việc khai thác cát quá nhiều khiến dòng chảy bất thường, làm sạt lở ngày càng gia tăng.

Tại buổi làm việc của Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng với các địa phương vùng ĐBSCL ở An Giang hôm 15/5 vừa qua, một số nhà chuyên môn đã chỉ ra và cho rằng có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sạt lở như thời gian qua. Trong đó, có việc xây dựng các hồ chứa ở thượng nguồn sông Mêkông và việc khai thác cát ở lòng sông cũng như khu vực ven biển đã dẫn đến mất cân bằng bùn cát, gây sạt lở.

Thực tế, báo cáo của Viện Khoa học thủy lợi miền Nam, cho thấy năm 2013, tổng lượng bùn cát đọng lại trên các tuyến sông vùng ĐBSCL khoảng 3 triệu m3, trong khi đó, tổng lượng cát bị khai thác lên đến 28 triệu m3.

Hồi tháng 8 năm ngoái, chuyên gia độc lập Nguyễn Hữu Thiện đã từng lên tiếng cảnh báo ĐBSCL có nguy cơ tan rã trong vòng 100 năm tới.

Theo ông, quá trình kiến tạo ĐBSCL mất khoảng 6.000 năm do quá trình vận chuyển phù sa từ thượng nguồn về. Tuy nhiên, do việc hình thành các đập thủy điện trên dòng chính sông Mêkông khiến lượng phù sa chảy về ĐBSCL sụt giảm. Theo đó, quá trình phù sa bối lắng không “thắng” nổi năng lượng của sóng biển khiến ĐBSCL có nguy cơ biến mất.

Một nghiên cứu của Đại học Quốc gia Singapore về đập thủy điện Mạn Loan (Manwan) của Trung Quốc, cho thấy lượng phù sa từ thượng nguồn sông Mêkông chảy về ĐBSCL từ sau khi đập thủy điện này hình thành đã giảm xuống chỉ còn 75 triệu tấn/năm so với khoảng 160 triệu tấn/năm trước đây.

Những kết quả nêu trên cũng khá giống với ý kiến của các chuyên gia nêu ra tại buổi làm việc hôm 15/5 ở An Giang khi cho rằng tình trạng sạt lở ở ĐBSCL là kết quả của việc các đập ở thượng nguồn sông Mêkông giữ lại một lượng lớn bùn cát.

Tuy nhiên, để khắc phục tình trạng sạt lở như hiện nay, theo ông Tuấn là rất khó và cái quan trọng nhất cần làm hiện nay là phải “kiểm soát chuyện khai thác cát quá mức”; thậm chí phải ngưng hết các hoạt động khai thác cát, thì họa may mới giảm được.

“Chứ làm kè chống, trong khi cát cứ bị múc lấy vô tội vạ như vậy, thì không có cách gì ngăn được chuyện sạt lở”, ông nói.

Ngoài ra, theo ông Tuấn, ở những vùng sạt lở và có nguy cơ sạt lở nhiều, thì không nên bố trí quá nhiều các công trình, nhất thiết phải di dời dân ra khỏi vùng sạt lở và đặt biển báo để tàu bè qua lại hạn chế tốc độ.

“Đồng thời, ở những đoạn sông nào bị sạt lở và có nguy cơ sạt lở, thì cố gắng trồng cây càng nhiêu càng tốt để giữ đất”, ông Tuấn khuyến cáo.

Tuy nhiên, theo thừa nhận của ông, những giải pháp như nêu trên chỉ làm giảm bớt, chứ chấm dứt sạt lở hoàn toàn là điều rất khó khăn.

Theo TBKTSG

 

Có thể bạn quan tâm

Hơn 21.000 chuyến bay bị chậm, hủy trong 6 tháng

Hơn 1.800 dịch vụ y tế tăng giá đồng loạt từ 1/3

Tổng Bí thư chỉ đạo làm rõ vụ Mobifone mua 95% cổ phần AVG

Làn sóng người lao động về lại miền Tây, Tây Nguyên chưa dừng lại

Việt Nam đạt cơ cấu dân số vàng cực đại vào giai đoạn từ năm 2034-2039

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:ĐBSCLkhai thác cátsạt lở bờ sôngsông miền tây

Tin khác

Trình UBTVQH việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu

Trình UBTVQH việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu

Bộ Tài chính đề nghị ‘chưa thực hiện giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng’

Bộ Tài chính đề nghị ‘chưa thực hiện giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng’

Mỏi mòn chờ giảm thuế xăng dầu

Mỏi mòn chờ giảm thuế xăng dầu

Giá xăng tăng lên gần 33.000 đồng một lít

Bộ Tài chính đề xuất giảm 1.000 đồng/lít thuế môi trường xăng, dầu

Nhóm hộ giàu nhất Việt Nam có thu nhập cao gấp 8 lần nhóm nghèo nhất

Sốt ruột chờ giảm thuế, phí xăng dầu

Trình Chính phủ đề xuất tăng lương tối thiểu từ 1/7

Môi trường
Formosa Hà Tĩnh đã chi hàng tỷ USD để khắc phục môi trường

Formosa Hà Tĩnh đã chi hàng tỷ USD để khắc phục môi trường

Cô thợ may xóm tôi sao phải biết về kinh tế tuần hoàn?

Cô thợ may xóm tôi sao phải biết về kinh tế tuần hoàn?

Tìm lời giải căn cơ cho tro, xỉ nhiệt điện than

Tìm lời giải căn cơ cho tro, xỉ nhiệt điện than

Khủng hoảng đất đe dọa nhân loại

Khủng hoảng đất đe dọa nhân loại

Xã hội
Trình UBTVQH việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu

Trình UBTVQH việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu

Bộ Tài chính đề nghị ‘chưa thực hiện giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng’

Bộ Tài chính đề nghị ‘chưa thực hiện giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xăng’

Mỏi mòn chờ giảm thuế xăng dầu

Mỏi mòn chờ giảm thuế xăng dầu

TP.HCM thu phí đậu xe dưới lòng đường, lỗ gần 8 tỷ đồng một năm

TP.HCM thu phí đậu xe dưới lòng đường, lỗ gần 8 tỷ đồng một năm

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA