Điện than Việt Nam: công nghệ, vốn, đến chủ đầu tư đều của Trung Quốc
Tin mới
12:17
Hàng không tăng tải hơn 50% dịp Quốc khánh 2/9
12:13
WHO ra khuyến nghị về vắc-xin Covid-19 mới và ‘mũi 4’
12:09
Giá vàng giảm phiên thứ 4 liên tiếp
12:06
Giao dịch giảm, giá bất động sản vẫn tăng
12:02
Mỹ muốn ngăn doanh nghiệp Trung Quốc mua đất nông nghiệp
11:59
Kinh tế khu vực sóng gió, xuất khẩu của Việt Nam triển vọng tích cực
10:20
Hợp tác xã năng lượng ở châu Âu
10:18
Cảnh báo lũ trên sông Mekong
10:13
Các nước châu Á chạy đua nhập nhiên liệu từ Nga
10:09
Tour du lịch lễ 2/9 bắt đầu ‘nóng’
10:04
Giá đất bồi thường ở TP.HCM cao gấp 35 lần bảng giá đất
10:01
Thiếu than, lo giá điện tăng
12:19
Bệnh bại liệt tái xuất ở nhiều nước
12:07
Các nền kinh tế lớn đương đầu lạm phát
12:02
Samsung cắt giảm mục tiêu doanh số smartphone
11:49
Mỹ thay đổi lớn về phòng chống Covid-19
11:45
Toàn bộ thành viên HĐQT chứng khoán BOS từ nhiệm sau vụ án FLC
11:42
Một số công ty bất động sản có nguy cơ ‘vỡ’ trái phiếu doanh nghiệp
11:37
Chấp thuận đề xuất xây khu đô thị hơn tỷ USD ven vịnh Cam Ranh
09:35
Bất động sản kỳ vọng ‘ăn theo’ chứng khoán
Bản tin thị trường
12:13
Giá lúa mì kỳ vọng hồi phục thời gian tới
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thời sựXã hội
2022/08/20 - 8:51:33 AM

09:34 - 21/08/2017

Điện than Việt Nam: công nghệ, vốn, đến chủ đầu tư đều của Trung Quốc

Với hầu hết các dự án nhiệt điện than là của nhà đầu tư Trung Quốc và sẽ phải nhập một lượng than lớn, an ninh năng lượng của chúng ta có nguy cơ phụ thuộc nặng vào nước ngoài.

  • Vốn đầu tư tăng mạnh, lo Việt Nam thành ‘vùng…
  • Ông John Kerry: Kế hoạch xây hàng chục nhà máy…
  • Trung Quốc giảm, Việt Nam tăng bãi rác điện than
5b4138365ddscn5335_xysg

Trung Quốc đang là nhà đầu tư lớn trong ngành năng lượng của VN. Ảnh: Đào Ngọc Thạch/Thanh Niên.

Lo phụ thuộc nước ngoài

Thống kê đến cuối năm 2016 của Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID) cho biết, trong 27 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành thì các công ty Trung Quốc là tổng thầu EPC (thiết kế – mua sắm thiết bị – xây dựng) cho 14 nhà máy.

Nguồn tài chính của những nhà máy này xuất phát từ các ngân hàng Trung Quốc với khoảng 8 tỷ USD, tương đương 50% vốn nước ngoài đầu tư vào nhiệt điện than tại VN.

Cũng theo GreenID, VN có 11 dự án nhiệt điện than quy mô tỷ USD theo hợp đồng BOT ở khắp cả nước, các doanh nghiệp (DN) Trung Quốc từ tổng thầu đã trực tiếp đầu tư và tham gia vào các liên danh đầu tư. Điển hình là trường hợp Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận) có tổng vốn đầu tư dự kiến 1,755 tỷ USD.

Chủ đầu tư dự án là tổ hợp 2 DN Trung Quốc chiếm tới 95% vốn và 5% vốn còn lại thuộc Tổng công ty điện lực thuộc Tập đoàn TKV. Nguồn vốn cho dự án này cũng được cấp từ tổ hợp 5 ngân hàng Trung Quốc với tổng vốn vay 1,4 tỷ USD.

Hay ở trường hợp dự án Nhà máy nhiệt điện Hải Dương có tổng vốn đầu tư gần 2 tỷ USD do Tập đoàn Jaks Resources Bhd (Malaysia) làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, do chủ đầu tư không thể triển khai dự án và đã bán 50% cổ phần tại dự án này cho Tập đoàn điện lực Trung Quốc (CPECC).

Một dự án khác cũng mang “màu sắc” Trung Quốc là Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải 2, thuộc Trung tâm điện lực Duyên Hải (Trà Vinh) có tổng công suất 1.200 MW, vốn đầu tư 2,2 tỷ USD do Công ty JanaKuasa (Malaysia) làm chủ đầu tư. Nhà máy này được cho phép chỉ định tổng thầu EPC là Công ty Huadian Engineering của Trung Quốc.

DN Trung Quốc còn tham gia vào những liên danh với DN đến từ các nước có trình độ cao. Điển hình là Nhà máy nhiệt điện Mông Dương 2 (Quảng Ninh), tổng vốn đầu tư 2,1 tỷ USD, công suất 1.240 MW, chủ đầu tư là Công ty TNHH AES Mông Dương, được thành lập từ 3 DN: Tập đoàn AES của Mỹ chiếm 51% vốn, Posco Energy của Hàn Quốc với 30%, Tập đoàn đầu tư Trung Quốc – CIC chiếm 19% vốn. Nhà máy này đi vào vận hành thương mại từ tháng 4/2015.

Nhiều rủi ro

Không chỉ các chủ đầu tư nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, chiếm đa số, phát triển nhiệt điện than của chúng ta ngày càng phụ thuộc vào nguồn than nhập khẩu. Theo Quy hoạch điện 7, đến năm 2020 VN phải nhập đến 50 triệu tấn than, năm 2030 là 80 triệu tấn. Các nhà máy đang và chuẩn bị xây dựng như Vũng Áng, Vĩnh Tân, Duyên Hải… phải sử dụng than nhập khẩu do than trong nước không phù hợp. Thống kê của Tổng cục Hải quan 4 tháng đầu năm nay cho thấy VN nhập khẩu than đạt trên 4,6 triệu tấn (chủ yếu từ Indonesia và Úc), giá trị gần 500 triệu USD; tuy giảm 2,4% về lượng nhưng tăng mạnh trên 72% về kim ngạch (do giá tăng) so với cùng kỳ năm 2016. Còn theo ước tính của các chuyên gia, nhu cầu than để sản xuất điện đến năm 2030 vào khoảng 130 – 150 triệu tấn, trong khi nguồn than nội địa chỉ đáp ứng tối đa 30 – 40 triệu tấn. VN phải nhập ít nhất khoảng 100 triệu tấn than/năm.

Như vậy, chủ đầu tư và nguồn nhiên liệu cho nhiệt điện than của VN đã và đang phụ thuộc chủ yếu vào nước ngoài. Đây là một rủi ro lớn. Một chuyên gia đặt vấn đề, chúng ta phát triển nhiệt điện than với lý do an ninh năng lượng nhưng lại dựa vào các nhà máy nhiệt điện BOT quy mô lớn. Giả sử có sự cố hay vì lý do nào đó các nhà máy này không thể vận hành thì an ninh năng lượng quốc gia sẽ như thế nào? TS Ngô Đức Lâm, chuyên gia thuộc mạng lưới Liên minh Năng lượng bền vững VN (VSEA), cho rằng về nguyên tắc bắt buộc ngành điện phải có nguồn dự phòng. Việc phát triển các dự án BOT để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia cần phải tính toán cẩn thận và có các điều khoản ràng buộc trách nhiệm cụ thể để dự phòng các trường hợp như thế này.

Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh lý giải, các dự án BOT có đến 80 – 90% là vốn vay ngân hàng, nếu vay không được thì họ gọi vốn từ các nhà đầu tư thứ cấp. Với các dự án BOT của Trung Quốc hay gọi vốn từ DN Trung Quốc đồng nghĩa họ sẽ được ưu thế hơn về đấu thầu dự án, về giá, công nghệ, môi trường… Nếu không cẩn trọng trong ký kết ban đầu, có những điều khoản chặt chẽ, các dự án BOT về điện than của VN sẽ đứng trước nguy cơ là “bãi đáp” của công nghệ lạc hậu từ Trung Quốc.

Theo TS Lê Đăng Doanh, nhu cầu năng lượng của VN tăng cao qua từng năm do chúng ta phát triển mạnh những ngành công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng như xi măng, sắt thép. Tỷ lệ tiêu thụ điện của ngành công nghiệp chiếm tới 49% (năm 2015) và tăng lên 55% (năm 2025) tổng nhu cầu điện của cả nước. Các dự án nhiệt điện than khủng đều mọc lên cặp các dự án công nghiệp tiêu tốn nhiều năng lượng. Lý giải việc các ngành tiêu tốn nhiều năng lượng đang đổ vào VN, ông Doanh cho rằng xuất phát từ chính sách giá bán điện của VN. Giá điện phục vụ các ngành kinh tế năm 2011 của ngành công nghiệp chỉ có 5,31 cent/kWh, thương mại lên đến 9,935 cent/kWh và dân dụng là 6,04 cent/kWh. Cơ cấu này trái ngược với một số nước trong khu vực như Thái Lan lần lượt là 9,05 – 5,65 – 7,94 cent/kWh hay như Singapore là 14,5 – 14,5 – 19,76 cent/kWh. Với chính sách giá điện và môi trường của VN như vậy, DN nước ngoài đã tìm cách đưa các ngành tiêu tốn nhiều năng lượng và kèm theo là các dự án phát triển năng lượng “thải” vào VN.

Theo Thanh Niên

Có thể bạn quan tâm

Hà Nội đóng cửa nhiều quán karaoke không phép

TP.HCM chính thức ban hành Chỉ thị 18, sống chung với Covid

Bộ TT&TT lên tiếng về việc tin tặc tấn công một số cảng hàng không

Gia đình Bí thư tỉnh ủy Bình Dương ủng hộ người nghèo 900 triệu đồng

Tháng 8/2020 mới đấu thầu xong cao tốc Bắc – Nam

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:an ninh năng lượngđiện thanô nhiễm môi trườngTrung Quốc

Tin khác

Thu phí không dừng: vẫn rối chuyện thanh toán, dán thẻ

Thu phí không dừng: vẫn rối chuyện thanh toán, dán thẻ

Hiểm họa từ thuốc lá điện tử

Hiểm họa từ thuốc lá điện tử

Vì sao TP.HCM càng chống càng ngập?

Vì sao TP.HCM càng chống càng ngập?

Thuế Thu nhập Cá nhân quá lỗi thời so với 10 năm trước

TP.HCM: Hàng trăm dự án đầu tư công giải ngân 0 đồng

Xăng có thể về 20.000 đồng/lít nếu bỏ thuế?

Vì sao nhà ở xã hội chậm được khai thông?

‘Đỏ mắt’ tìm mua sách giáo khoa

Môi trường
Hợp tác xã năng lượng ở châu Âu

Hợp tác xã năng lượng ở châu Âu

Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu

Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu

Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu

Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Xã hội
Thu phí không dừng: vẫn rối chuyện thanh toán, dán thẻ

Thu phí không dừng: vẫn rối chuyện thanh toán, dán thẻ

Hiểm họa từ thuốc lá điện tử

Hiểm họa từ thuốc lá điện tử

Vì sao TP.HCM càng chống càng ngập?

Vì sao TP.HCM càng chống càng ngập?

Tranh cãi cấm xe khách vào nội đô TP.HCM

Tranh cãi cấm xe khách vào nội đô TP.HCM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA