16:31 - 27/04/2016
Hiệp định Paris: Hy vọng giữa lo ngại
171 nước đã ký kết hiệp định Paris hôm thứ sáu. Liên hiệp quốc (LHQ) gọi đây là con số các nước đông nhất từ trước tới nay ký vào một văn kiện quốc tế trong vòng một ngày. Tuy nhiên, bây giờ đến lượt từng nước phê chuẩn thoả thuận để nó đạt được tính pháp lý.
Khoảng 15 nước, chủ yếu là các đảo quốc nhỏ, đã phê chuẩn hiệp định. Nhưng hàng chục nước khác được yêu cầu thực hiện bước 2 này trước khi hiệp ước có hiệu lực.
Nhiều nước, trong đó có Pháp, Mỹ và Canada, cam kết sẽ phê chuẩn thoả thuận vào cuối năm nay. Mục tiêu chính là sự phê chuẩn của 55 nước chịu trách nhiệm đối với 55% khí thải carbon.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon phát biểu: chúng ta đã phá vỡ kỷ lục trong căn phòng này và đây là một tin vui trong khi thế giới đang chạy đua với thời gian.
Tờ Breitbart News lại cho rằng hiệp định biến đổi khí hậu là một trò vui vì nhiều lý do, trong đó có việc khế ước này không ràng buộc ai cả. Buổi lễ ký kết “lịch sử” sẽ bị quên lãng trong vài này, cũng như hội nghị về biến đổi khí hậu “lịch sử” hồi tháng 12 đã bị quên lãng ít ngày sau đó.
Còn nhiều chuyện phải lo ngại khác: chiến tranh ở Syria, Trung Quốc quân sự hoá Biển Đông, Nga đô hộ Crimea, và v.v.
Đã vậy tờ báo này còn coi việc diễn viên Leonardo DiCaprio, diễn giả chính tại buổi lễ thật khôi hài khi so sánh biến đổi khí hậu với nô lệ.
Biên tập viên David Shukman của BBC bình luận: nhiều thách thức nặng nề còn nằm ở phía trước. Một trong các thách thức là việc phê chuẩn, rồi những lý lẽ về tiền. Lý do cơ bản nhất khiến cho hiệp ước chỉ có thể thành công vì hành động của các nước đều hoàn toàn tự nguyện.
Và còn có một sự thật trần trụi là trong lễ ký kết, mọi con mắt đều nhìn sững vào các sự kiện bên kia toà nhà LHQ.
Nói đến Trump là nhiều tiếng cười căng thẳng bật ra. Một chiến thắng của đảng Cộng hoà sẽ khiến cho Mỹ rút lui khỏi hiệp định. Và toàn bộ quá trình có nguy cơ phá sản. Mặc dầu Mỹ và Trung Quốc chiếm khoảng 38% khí thải toàn cầu, để đạt được con số 55% không phải dễ.
EU, chỉ chiếm dưới 10% CO2 toàn cầu, sẽ mất một số thời gian đáng kể để 28 thành viên của tổ chức này phê chuẩn. Điều đó không thể bắt đầu cho đến khi EU có thể thoả thuận bao nhiêu carbon mỗi nước thành viên phải thực hiện.
Trung Quốc cho biết họ sẽ “hoàn tất thủ tục trong nước” để phê chuẩn hiệp định Paris trước hội nghị thượng đỉnh G20 ở Trung Quốc vào tháng 9.
Tuy vậy, cũng có hy vọng về phía Mỹ qua đánh giá của biên tập viên tờ Bloomberg BusinessWeek là Mỹ có thể đáp ứng mục tiêu đã đưa ra tại hiệp định Paris, cho dù toà tối cao thông qua hay không thông qua.
Đã có nhiều nước tỏ ra quan ngại điều này khi họ thực hiện các cam kết của mình, toà án tối cao của Mỹ lại cản trở Kế hoạch năng lượng sạch (Clean Power Plan – CPP) của chính quyền Obama.
Sự lo ngại cũng dễ hiểu, nhưng điều quan trọng theo Michael R. Bloomberg, biên tập viên của Bloomberg: nên nhớ là chính phủ liên bang không phải là lực lượng chính trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, và kể cả nếu toà án bác bỏ một vài phần của kế hoạch, Mỹ vẫn sẽ đáp ứng và có thể vượt lên cả mức cam kết giảm phát thải từ 26 – 29% vào năm 2025.
Bloomberg lý giải: đó là một mục tiêu khiêm tốn. Vào năm 2015, Mỹ cắt phát thải 11% so với mức năm 2005. Nên mục tiêu coi như đạt được gần một nửa.
Với tiến độ này, nhiều người Mỹ tin rằng Tổng thống Obama sẽ đưa ra một mục tiêu tham vọng hơn. Ngay cả đến nay, nếu CPP bị chặn lại, một mục tiêu tham vọng hơn vẫn cứ được.
Chẳng cần biết toà phán quyết ra sao, chính phủ liên bang sẽ được uỷ quyền, theo đạo luật Không khí sạch, để hạn chế ô nhiễm carbon từ các nhà máy điện, xe hơi và xe tải, và các nguồn lớn khác.
Ngoài ra, chính quyền Obama mới đây đã liên kết với Canada dự thảo quy định rò rỉ methane (một loại khí nhà kính còn mạnh hơn CO2) từ các giếng khí đốt tự nhiên đang hoạt động và các đường ống dẫn khí.
Cuộc thăm dò cử tri của Bloomberg ở các bang Florida, Michigan, Missouri và Wisconsin – nơi các luật sư đã kiện cơ quan Bảo vệ môi trường (EPA) ngăn cản CPP, phần lớn đều ủng hộ kế hoạch CPP.
Ở Florida thậm chí 6/10 cử tri còn cho biết họ sẽ bầu cho ứng viên tổng thống hoặc thống đốc nào ủng hộ kế hoạch. Điều đó cho thấy công chúng đang ủng hộ.
Thị trường đang chuyển động. Ngành công nghiệp than của Mỹ đang tiêu tán dần. Khí đốt rẻ, năng lượng mặt trời và gió đang có giá cạnh tranh, sự phản đối không khí ô nhiễm của công chúng thêm sức mạnh cho điều đó.
Một báo cáo gần đây cho thấy công việc từ ngành năng lượng mặt trời tăng gấp 12 lần công việc bình quân cả nước. Các thành phố cũng đang đi tiên phuông.
Hơn 100 thành phố ở Mỹ tham gia hiệp ước các thị trưởng, một liên minh toàn cầu cam kết hạ thấp khí thải địa phương – và công khai theo dõi mức độ giảm. Các bang đang hành động.
Nhiều bang xem mục tiêu do EPA đưa ra chỉ là mức nền chứ không phải mức trần. Gần một nửa số thống đốc các bang cho biết họ sẽ tiến hành CPP mặc kệ toà án Tối cao.
Cho nên, năm 2009, Quốc hội thảo luận về dự luật “hạn chế và buôn bán” (luật cho phép các đơn vị dư chỉ tiêu xả thải có thể bán lại cho những đơn vị vượt) sẽ có thể cắt giảm 8% khí thải vào năm 2015. Dự luật không được thông qua. Nhưng nhờ các lực lượng nêu trên đã cắt giảm vượt hơn cả chỉ tiêu mà dự luật muốn đạt được.
Khởi Thức
Thế Giới Tiếp Thị
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này