ĐBSCL bị tổn thương nghiêm trọng do biến đổi khí hậu
Tin mới
10:14
Bún, phở Việt Nam thương hiệu Mr Rice trên kệ hàng siêu thị châu Âu
10:04
Áo mưa Sơn Thủy – 10 năm giữ vững danh hiệu Hàng Việt Nam Chất lượng cao
10:02
Nổi bật thần thái với trang sức kim cương Ngọc Thẩm Jewelry
09:59
Khám phá các sản phẩm đất nặn mới của Văn phòng phẩm Thuận Nam
09:43
Doanh nghiệp khách sạn gồng lỗ
09:37
Thủ tướng chỉ đạo triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường BĐS
09:29
Chủ tịch KorCham: Muốn chuyển đổi sang các ngành công nghệ cao VN phải thu hút được các tập đoàn lớn
09:14
Ngành xây dựng: khó khăn chồng chất
15:41
Đầu tư nước ngoài tiếp tục giảm, 3 tháng chỉ đạt 5,45 tỷ USD
15:35
Không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư
15:25
Những tên tuổi nổi bật trong phái đoàn doanh nghiệp Mỹ vừa đến Việt Nam
15:01
VPBank đạt thỏa thuận bán 15% cổ phần cho ngân hàng SMBC của Nhật Bản
10:15
Chỉ ‘lót ổ’ chờ ‘đại bàng’ là chưa đủ
10:10
Tham vọng ‘xuất ngoại’ cà phê đặc sản của các doanh nhân trẻ
10:00
Bất động sản ế ẩm dù giá giảm mạnh
09:48
Fed tăng lãi suất: những tác động khó lường
09:37
Phá thế khó cho thủy sản
09:13
Cổ phiếu BĐS khởi sắc sau khi Novaland ‘gỡ bom’ trái phiếu thành công?
09:05
Thưa khách, trung tâm thương mại hoạt động cầm chừng
10:02
Nông trại và ‘Thượng đế’
Bản tin thị trường
10:23
Vàng được dự báo sẽ tiếp tục xu hướng tăng giá
10:39
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh
10:04
Vàng trong nước ‘leo dốc’ theo giá thế giới
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
10:03
Thị trường bắp còn nhiều dư địa tăng giá
10:30
Giá vàng giảm mạnh trước sức ép của đồng USD
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcĐời sống
2023/03/28 - 1:28:00 PM

10:35 - 01/06/2017

ĐBSCL bị tổn thương nghiêm trọng do biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu làm nắng nóng kéo dài, mùa mưa đến muộn hơn, đồng thời hoạt động thủy điện ở lưu vực thượng nguồn sông Mekong dẫn đến dòng chảy ở hạ lưu bị hạn chế gây ra khô hạn nhiều dòng sông thuộc Đồng bằng sông Cửu Long.

  • ĐBSCL trước mối lo ‘an ninh nguồn nước’
  • ĐBSCL: Sạt lở tràn lan, dân khốn đốn
  • Hạn mặn mới chỉ là tiếng chuông cảnh tỉnh đầu…
ttxvn_Camausatlo

Biến đổi khí hậu và phát triển thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong sẽ tác động mạnh hơn đến sản xuất trồng trọt tại Đồng bằng sông Cửu Long. Trong ảnh: sạt lở nghiêm trọng tại huyện Năm Căn, Cà Mau do biến đổi khí hậu. Ảnh: Huỳnh Thế Anh/TTXVN.

Cùng với đó, nước mặn xâm nhập sâu vào vùng đất liền ngày một trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến trồng trọt tại châu thổ này.

Theo thạc sĩ Lê Thanh Tùng, Văn phòng phía Nam Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, biến đổi khí hậu sẽ tác động trực tiếp đến sản xuất trồng trọt ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đáng lo ngại là diện tích lúa có khả năng bị hạn và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân vào cuối vụ và lúa Hè Thu xuống giống ở các tỉnh ven biển, với khoảng 200.000 ha lúa trong hệ thống canh tác lúa tôm các tỉnh ven biển bị ảnh hưởng như Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang.

Hiện có hơn 900.000 ha lúa Đông Xuân, chiếm hơn 60% diện tích toàn vùng, tại các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Hậu Giang có khả năng bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn.

Đối với vụ lúa Hè Thu, biến đổi khí hậu cũng sẽ làm ảnh hưởng đến thời vụ xuống giống khoảng 300.000 ha xuống giống theo nước trời ở Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An.

Biến đổi khí hậu cũng gây khô hạn cục bộ cho 500.000 ha xuống giống lúa Hè Thu trong tháng Tư hàng năm. Cùng với đó, lũ sông Mekong cũng ảnh hưởng đến 600.000 ha lúa tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang, một phần Cần Thơ.

Biến đổi khí hậu và phát triển thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong sẽ tác động mạnh hơn đến sản xuất trồng trọt tại Đồng bằng sông Cửu Long. Đó là ảnh hưởng đến quá trình trổ, chín của lúa Đông Xuân do thiếu nước, gây khô hạn ảnh hưởng đến thời vụ lúa Hè Thu.

Bên cạnh đó, ảnh hưởng gián tiếp làm rối loạn các quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, suy giảm năng suất lúa. Về lâu dài làm cho đất trồng lúa bị nhiễm mặn khó cải tạo.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang Nguyễn Văn Đồng cho biết, Hậu Giang có diện tích tự nhiên là hơn 160.000 ha, chiếm 4% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long. Do đặc thù của tỉnh là vùng chuyên canh nông nghiệp nên Hậu Giang rất dễ bị tổn thương bởi tình hình biến đổi khí hậu.

Đến nay, hầu hết các địa phương trong tỉnh đều bị mặn xâm nhập hay hạn hán gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp. Về lâu dài, tác động của biến đổi khí hậu lên sản xuất nông nghiệp của tỉnh như làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và chất lượng, cơ cấu nông nghiệp như cây trồng, vật nuôi có thể bị thay đổi nhiều, giảm đa dạng cây trồng nghiêm trọng.

Theo ông Trần Văn Khởi, quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nước biển dâng và sự thay đổi dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong đổ vào Đồng bằng sông Cửu Long đang làm cho tình trạng sạt lở bờ sông, rạch gia tăng nghiêm trọng. Do đó, khả năng thoát nước ra biển giảm và đỉnh lũ tăng thêm; uy hiếp sự an toàn của các tuyến đê biển, đê sông, bờ bao và việc tự chảy sẽ hết sức khó khăn, diện tích và thời gian ngập úng tăng lên tại nhiều khu vực.

Mặn xâm nhập sâu vào nội địa, các cống hạ lưu ven sông sẽ không còn khả năng lấy nước ngọt vào đồng ruộng. Chế độ dòng chảy sông, rạch tại Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thay đổi theo hướng bất lợi. Vì vậy, các công trình thủy lợi sẽ hoạt động trong điều kiện khác với thiết kế ban đầu, làm cho năng lực phục vụ của các công trình giảm hoặc phải thay đổi thiết kế, làm tăng chi phí đầu tư nâng cấp, sửa chữa và làm mới.

Cũng theo ông Trần Văn Khởi, đang diễn ra sự gia tăng nhiệt độ cả năm, trong đó nhiệt độ các tháng mùa mưa có xu hướng tăng cao hơn các tháng mùa khô cùng sự thay đổi lượng mưa, trong đó lượng mưa các tháng trong mùa khô có thể giảm và ngược lại.

Ngoài ra, cũng như lượng mưa trong các tháng mùa mưa có xu hướng tăng so trung bình nhiều năm sẽ làm cho tình trạng thiếu nước tưới trong mùa khô và ngập lụt trong mùa mưa có thể xảy ra trầm trọng hơn ở nhiều nơi khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nghiêm trọng hơn, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long mặn sẽ thường xuất hiện sớm hơn so trước đây từ 1-1,5 tháng. Trước đây, mặn từ tháng 2, nay cuối tháng 12, đầu tháng 1 đã xuất hiện mặn, nhất là mặn có thể kéo dài 6 tháng hoặc hơn do các hồ thượng nguồn sông Mekong tích nước sớm.

Hơn nữa, đầu mùa khô nồng độ mặn có thể lớn hơn giữa mùa khô, ngược lại với quy luật xâm nhập mặn trước đây.

Ông Lê Thanh Tùng cũng cho biết, dự báo do hoạt động tích nước của các hồ thủy điện thượng nguồn nên lũ sẽ về muộn hơn và số năm lũ vừa và lũ nhỏ sẽ tăng lên đáng kể. Số năm dòng chảy xuống thấp ngay từ đầu mùa khô có thể tăng gấp 4 lần và số năm dòng chảy xuống thấp ở đầu mùa mưa tăng gấp 2 lần so hiện nay.

Điều này làm mặn đến sớm và rút muộn cũng như mặn bất thường gây ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất của cả 2 vụ lúa chính Đông Xuân và Hè Thu tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Theo dự báo, tác động biến đổi khí hậu, trong tương lai gần xu thế ngập lũ và triều trên vùng đồng bằng ven biển gia tăng trái ngược lại với xu thế thay đổi diễn biến lũ đến từ thượng nguồn.

Hoạt động tích nước của các hồ thủy điện thượng nguồn sông Mekong nên lũ sẽ về Đồng bằng sông Cửu Long muộn hơn và số năm lũ vừa và lũ nhỏ sẽ tăng lên đáng kể.

Ước tính hàng năm, vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ mất đi hàng trăm nghìn hécta đất trồng lúa.

Hiện tượng El Nino, La Nina ngày càng tác động mạnh mẽ làm cho thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn ngày càng khốc liệt. Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước những nguy cơ tổn thất rõ rệt, nhất là bị ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, khu vực này cần có những giải pháp chủ động, phù hợp và kịp thời hơn.

Phạm Duy Khương
Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm

34 triệu khách hàng chưa nộp hình chân dung

Hà Nội: Chùa cổ Tĩnh Lâu bị thiêu rụi trong đêm

TP.HCM: Đi chợ​ hộ, tổng đài 1022 đều quá ​tải

Đại dương không còn cá

Đánh thuế 45% tài sản, thu nhập không rõ nguồn gốc

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:biến đổi khí hậuĐBSCLhạn mặnthủy điện sông mekong

Tin khác

Không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư

Không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư

Đìu hiu chợ truyền thống

Đìu hiu chợ truyền thống

Thời điểm tốt để mua bất động sản?

Thời điểm tốt để mua bất động sản?

Giá xăng dầu đồng loạt giảm mạnh

Thu giá dịch vụ taxi tại sân bay Tân Sơn Nhất

Hàng không Việt ráo riết chuẩn bị đón khách Trung Quốc

Từ 31/3 sẽ khóa thuê bao di động nếu không chuẩn hóa thông tin cá nhân

Giá xăng tăng, áp sát mốc 24.000 đồng/lít

Cà phê sáng
Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

Khách Trung Quốc có thực sự là ‘chiếc đũa thần’ cho ngành du lịch?

SIM rác hoành hành

SIM rác hoành hành

Thách thức giải ngân và bản lĩnh người đứng đầu

Thách thức giải ngân và bản lĩnh người đứng đầu

Đời sống
Không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư

Không bổ sung quy định về thời hạn sở hữu nhà chung cư

Đìu hiu chợ truyền thống

Đìu hiu chợ truyền thống

Thời điểm tốt để mua bất động sản?

Thời điểm tốt để mua bất động sản?

Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới

Chính thức miễn đăng kiểm lần đầu với ô tô mới

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA