Nỗi lo nông nghiệp phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu
Tin mới
11:13
Tình trạng thiếu việc làm vẫn sẽ xảy ra cục bộ trong quý 1/2023
11:07
Du lịch TP.HCM thu hơn 6.300 tỷ đồng dịp Tết
11:03
Mua sắm tết giảm do nhiều gia đình cân nhắc chi tiêu
11:00
Sau tết, người dân gặp khó khi trở lại các tỉnh thành phía Nam
12:06
Tha phương bún gỏi dà Sóc Trăng
12:02
Bobun Paris
11:59
Chuông vọng xứ người – bò bún
11:55
Bún bì thịt khìa ngon mộc
11:51
Mừng tuổi bún ốc nguội
11:45
Phù phiếm giấm nuốc?
11:28
Khi gạo dài cọng lê thê món
11:21
Thăm lò nước mắm ở Ý
11:17
Hẹn với sông Gâm núi Thúy
11:13
Miêu thành, xứ của ‘quàng thượng’
11:09
Ăn, nghe theo quảng cáo dễ… xí lắt léo
12:30
Những tác phẩm hay xuất bản cuối năm 2022
12:24
‘Những nhà tư tưởng lớn’: triết học của ngôn ngữ và tình thương
12:15
Ngày về đảo
12:09
Nguyễn Hàng Tình: Bây giờ chúng ta sống ‘lạ’ quá
12:03
Gió bấc cuối năm
Bản tin thị trường
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
15:49
Thị trường ca cao lo ngại nhu cầu yếu
10:12
Trái cây Việt chịu nhiều tác động mới từ Trung Quốc
12:06
Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
12:11
Philippines không áp thuế tự vệ với hạt nhựa HDPE của Việt Nam
10:41
Giá vàng SJC tiếp tục đà giảm
10:37
Giá USD chưa dừng đà tăng
10:05
Vàng SJC vẫn ‘một mình một chợ’
10:08
Giá thế giới giảm, vàng SJC lại tăng mạnh
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Nông nghiệp
2023/01/28 - 11:29:47 AM

12:29 - 05/12/2022

Nỗi lo nông nghiệp phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu

Ngành nông nghiệp đang gặp rất nhiều rủi ro vì phải phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu, vật tư đầu vào nhập khẩu, dẫn đến giá cả, chi phí tăng cao liên tục…

Nông dân ở các địa phương tham quan mô hình trồng bắp làm thức ăn chăn nuôi tại tỉnh Thái Nguyên.

Phụ thuộc lớn vào bên ngoài

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, hiện nay, nông dân trồng lúa có lãi rất ít, thậm chí nhiều thời điểm bị thua lỗ do chi phí đầu vào (phân bón, thuốc bảo vệ thực vật) tăng giá mạnh. Trong đó, theo tính toán, chi phí về phân bón thường chiếm khoảng 21%-24% tổng chi phí sản xuất lúa, còn chi phí thuốc bảo vệ thực vật khoảng 15%-17%, chi phí về giống 9%-10%.

Như vậy, chỉ riêng các khoản này đã chiếm ít nhất là 45%-50% tổng chi phí. Trong khi các sản phẩm đầu vào này lại chủ yếu là nhập ngoại, nên khi thị trường thế giới biến động về nguồn cung thì sản lượng không chỉ thiếu mà giá cả cũng leo thang, nhất là khi tỷ giá tăng thì chi phí nguyên liệu nhập khẩu sẽ tăng theo.

Theo số liệu của Hiệp hội Phân bón Việt Nam, mỗi năm nước ta cần khoảng 11 triệu tấn phân bón các loại, nhưng sản xuất trong nước mới đáp ứng khoảng 7,3 triệu tấn. Do đó, trung bình mỗi năm, Việt Nam phải nhập khẩu thêm 3,5-4 triệu tấn phân bón. Có những loại như phân kali, SA… phải nhập khẩu 100% với số lượng khoảng 1 triệu tấn/năm do trong nước chưa sản xuất được các loại này.

Các loại thức ăn chăn nuôi hiện nay Việt Nam cũng đang phải nhập khẩu rất nhiều. Đáng lo ngại, Việt Nam đang có xu hướng gia tăng nhập khẩu nhóm mặt hàng này. Cụ thể, trong năm 2021, chúng ta đã chi gần 10 tỷ USD để nhập, tăng hơn năm 2020 hơn 1 tỷ USD. Còn theo thống kê của Tổng cục Hải quan và Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), trong 11 tháng năm 2022, Việt Nam ước nhập khoảng 8,9 tỷ USD thức ăn gia súc, gia cầm và nguyên liệu các loại.

Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam cho biết, với tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm khoảng 11%-12% thì trong vòng 5 năm tới, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 28-30 triệu tấn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong đó 60% phải nhập khẩu. Dự báo trong thời gian tới, nếu không tự chủ được nguồn trong nước, trung bình mỗi năm Việt Nam phải nhập tới 12-13 tỷ USD nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi. Trong khi sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu hiện chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ, vì chủ yếu để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.

Theo số liệu của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi, chi phí thức ăn chăn nuôi đang chiếm tới 70%-75% giá thành sản xuất các sản phẩm chăn nuôi như thịt gà, thịt heo. Trong tháng 11, người chăn nuôi rất khó khăn khi giá thịt heo hơi từ 63.000-70.000 đồng/kg rớt xuống còn 51.000-55.000 đồng/kg nhưng giá thức ăn chăn nuôi trong nước vẫn ở mức cao do chủ yếu phải nhập khẩu. Từ đầu năm 2021 đến nay, các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thức ăn chăn nuôi đã 17 lần tăng giá liên tục mà không giảm lần nào.

Nguyên nhân giá trong nước tăng vì giá nguyên liệu thế giới chịu ảnh hưởng của lạm phát, tỷ giá USD/VND tăng; thiên tai ở Nam Mỹ và châu Âu làm sụt giảm sản lượng xuất khẩu, xung đột Nga – Ukraine; các quỹ đầu tư lớn đang chuyển hướng sang đầu cơ nông sản, còn Trung Quốc tăng mua ngũ cốc phục vụ sản xuất, chăn nuôi trong nước.
Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi Tống Xuân Chinh cho biết, hiện nay, chúng ta đang phải nhập khẩu các loại nguyên liệu như: bắp, cám mì, cám gạo, bột xương, bột cá, khô dầu đậu tương từ Mỹ, Argentina, Brazil, EU… Các chuyên gia nhận định, giá thức ăn chăn nuôi trong nước sẽ còn tăng trong thời gian tới do chúng ta không tự chủ được nguyên liệu.

Phải tự chủ nguyên liệu

Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan cũng thừa nhận, nông nghiệp Việt Nam đang phụ thuộc nguồn cung nước ngoài. Chúng ta tự hào là đất nước nông nghiệp, nhưng không chỉ phân bón mà ngay đến bắp, đậu nành cũng phải nhập khẩu để làm thức ăn chăn nuôi. Phụ thuộc thường dẫn đến rủi ro là giá cả, chi phí nguyên liệu tăng cao, nhất là khi đứt gãy nguồn cung, tỷ giá biến động mạnh, thiên tai… Giải pháp cho vấn đề này, theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, đó là phải tìm cách giảm phụ thuộc vào nguồn cung bên ngoài tới mức tối đa. Những nguyên liệu mà chúng ta không thể sản xuất được thì mới nhập khẩu.

Còn theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, các sản phẩm mà nông nghiệp Việt Nam đang phụ thuộc có nhiều nhóm như: thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vật tư nông nghiệp và giống cây trồng – vật nuôi. Để giảm phụ thuộc về thức ăn chăn nuôi và phân bón, chúng ta có thể phát triển các mô hình nông nghiệp tuần hoàn (sử dụng phụ phẩm để làm phân bón và thức ăn chăn nuôi), nhất là khu vực Đông Nam bộ và ĐBSCL đang có tiềm năng rất lớn.

Về nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi, ông Tống Xuân Chinh cho rằng, trong bối cảnh giá thức ăn chăn nuôi tăng như hiện nay, phát triển các vùng nguyên liệu bắp, đậu tương là rất cần thiết để chủ động ít nhất 50% nguồn nguyên liệu trong nước, giảm dần phụ thuộc vào nhập khẩu, bằng cách chuyển đổi một phần diện tích sản xuất kém hiệu quả sang trồng bắp hạt và bắp sinh khối. Bộ NN-PTNT cũng đang xây dựng dự thảo nghị định của Chính phủ cho phép hỗ trợ tối đa 50% (nhưng không vượt quá 2 tỷ đồng cho mỗi dự án) tổng chi phí cơ sở hạ tầng của vùng nguyên liệu để thu hút các tổ hợp tác, hợp tác xã tham gia phát triển các vùng nguyên liệu.

Theo Văn Phúc/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Công bố Sách Trắng về chống khai thác IUU ở Việt Nam

Xuất khẩu gạo: cần tránh việc phụ thuộc vào một thị trường

Lợi và hại khi đất nhiễm mặn trồng lúa

Chặt hồ tiêu trồng sầu riêng, coi chừng ‘mất cả chì lẫn chài’

Sản phẩm có sinh mệnh sống

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:nhập khẩu nguyên liệunông nghiệp

Tin khác

Nước bền của anh Chín Vui

Nước bền của anh Chín Vui

Thiên nhiên cho sữa

Thiên nhiên cho sữa

Tiêu chuẩn nông sản nội địa phải khắt khe như hàng xuất khẩu

Tiêu chuẩn nông sản nội địa phải khắt khe như hàng xuất khẩu

Ngành chăn nuôi tiếp tục hút vốn đầu tư của các ‘ông lớn’

Startup nuôi gà công nghệ và trào lưu hiện đại hóa nông nghiệp ở Indonesia

Tỷ lệ mẫu thịt heo, gà nhiễm vi sinh còn cao

Tăng xuất khẩu hàng Việt sang Trung Quốc

Thái Lan kỳ vọng ở ‘du lịch hữu cơ’

Chuẩn hội nhập
Nước bền của anh Chín Vui

Nước bền của anh Chín Vui

Nấm đùi gà và kim châm chất lượng quốc tế

Nấm đùi gà và kim châm chất lượng quốc tế

Loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Mỹ

Loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Mỹ

Gạo ST24, ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua được bảo hộ tại Australia

Gạo ST24, ST25 của kỹ sư Hồ Quang Cua được bảo hộ tại Australia

Newsletter
Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Cuộc đua sống còn, nhà nông chuyển đổi số, chuyện ‘làng hữu cơ’ Hiếu Thuận

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Ngọn gió đổi thay, Trung Quốc giải thích về lệnh 248, 249, ‘hái ra tiền’ từ vỏ xoài, phân bò

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thời hạn hộ chiếu vắc xin của EU, chứng nhận Kosher, SmartGlass soi cây ra trái

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Thanh niên Nigeria dấn thân làm nông nghiệp, niềm cảm hứng Samsung, lạm phát ở Singapore

Xuất nhập khẩu
Tăng xuất khẩu hàng Việt sang Trung Quốc

Tăng xuất khẩu hàng Việt sang Trung Quốc

Thái Lan, thị trường nhiều triển vọng cho xuất khẩu cá tra 2023

Thái Lan, thị trường nhiều triển vọng cho xuất khẩu cá tra 2023

Sầu riêng xuất khẩu tăng trưởng nóng, Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng

Sầu riêng xuất khẩu tăng trưởng nóng, Trung Quốc cấp thêm mã vùng trồng

Trung Quốc đã cấp 2.426 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam

Trung Quốc đã cấp 2.426 mã sản phẩm cho các doanh nghiệp Việt Nam

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA