16:01 - 22/04/2023
Singapore siết chặt quản lý tệ nạn ‘giả xanh’
Cơ quan quản lý tài chính tiền tệ Singapore (MAS) đang thắt chặt giám sát các công ty tuyên bố đã đưa ra các kế hoạch chống biến đổi khí hậu.
Bởi đảo quốc này tự xem mình có vai trò quan trọng của trung tâm tài chính góp phần chống biến đổi khí hậu trên toàn cầu.
“Kế hoạch hành động tài chính cho mục tiêu phải thải bằng không” được MAS công bố hôm 20/4 với nhiều ý tưởng rộng mở nhằm biến Singapore thành một trung tâm khu vực cho các hoạt động tài chính bảo vệ môi trường và khí hậu. Kế hoạch đưa ra các chuẩn mực báo cáo về tác động môi trường nhằm chống lại tình trạng “tẩy xanh” (green washing) mà theo đó các doanh nghiệp đưa ra các thông tin, báo cáo sai lệch, cố tình “nhuộm xanh” để mọi người nhầm tưởng sự nghiêm túc của họ trong đeo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững.
Lời kêu gọi các doanh nghiệp châu Á hỗ trợ các mục tiêu phát thải net zero ngày càng cấp bách và mạnh mẽ hơn khi chính phủ các nước cố gắng làm suy giảm tình trạng nóng lên toàn cầu. Tuy vậy, chuyện “nhuộm xanh” như vậy có nguy cơ làm suy yếu các nỗ lực của khu vực trong việc chuyển đổi thành các nền kinh tế thân thiện với môi trường hơn.
Tại lễ công bố kế hoạch tại Viện Tài chính xanh và bền vững thuộc Đại học Quốc gia Singapore (NUS), Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Lawrence Wong phát biểu: “Chúng tôi sẽ đưa ra các biện pháp bảo vệ để giảm thiểu rủi ro của quá trình tẩy rửa hoạt động chuyển đổi (transition – washing), bởi không chỉ tẩy xanh mà cả quá trình tẩy xanh chuyển đổi cũng là một rủi ro”.
Giống như green washing, cụm transition – washing đề cập đến các công ty nói dối về việc hướng tới các hoạt động bền vững và hoạt động thân thiện với môi trường. Để đạt được mục tiêu này, MAS đang hợp tác với ngành tài chính để xây dựng một bộ quy tắc ứng xử, đồng thời đưa ra các định nghĩa và ngôn ngữ để tạo điều kiện tài trợ cho các hoạt động chống biến đổi xuyên quốc gia.
Năm ngoái, Viện ISEAS – Yusof Ishak có quan hệ với mật thiết với chính phủ Singapore đã công bố một báo cáo do hai nhà nghiên cứu Michael Schaper và Ryan Wong thực hiện. Báo cáo đã chỉ rõ những cách mà một số công ty ở Đông Nam Á phá vỡ các chính sách xanh của chính họ. Chẳng hạn, một số nhà sản xuất làm quy trình ngược là trộn nhựa vào các loại bao bì giấy đựng thuốc uống – thay vì cải tiến bao bì nhựa thành loại nhựa sinh học, dễ tiêu hủy hơn. Hoặc một số nhà bán lẻ bọc gói sản phẩm bằng lượng plastics không cần thiết và các loại bao bì sinh học không thể phân hủy – bất chấp các tuyên bố của chính họ về tính bền vững.
Là một phần trong quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế ít phát thải. Singapore cam kết đạt mức phát thải net zero vào năm 2050. MAS có kế hoạch xây dựng lộ trình cho các tổ chức tài chính quan trọng và các công ty niêm yết công bố thông tin phù hợp theo quy định Ủy ban tiêu chuẩn bền vững quốc tế (ISSB) nơi rủi ro môi trường được đảm bảo là xác thực.
ISSB đang nỗ lực làm việc để hình thành các tiêu chuẩn có thể được xem là các chuẩn mực toàn cầu cho việc công khai các thông tin về tài chính bền vững của doanh nghiệp. Theo khung tiêu chuẩn này, các công ty gửi thông tin về quản trị rủi ro và cơ hội liên quan đến hành động chuyển đổi, và kế hoạch ứng phó của doanh nghiệp.
MAS cho biết sẽ tìm hiểu phản ứng khi áp dụng các quy định công bố thông tin bắt buộc đối với các định chế tài chính, ngay sau khi ISSB thiết lập tiêu chuẩn báo cáo về tính bền vững toàn cầu.
Các công ty nộp đơn xin trợ cấp từ chính phủ để hỗ trợ các hoạt động xanh sẽ bị MAS giám sát chặt chẽ. MAS nói rằng các khoản tài trợ như vậy sẽ được mở rộng để chi trả cho các hoạt động chuyển đổi, trong khi ban đầu các khoản này chỉ áp dụng cho các sáng kiến xanh.
MAS sẽ dành thêm 15 triệu đô la Singapore (11,2 triệu đô la Mỹ) trong năm năm tới cho các khoản tài trợ như vậy. Doanh nghiệp có thể sử dụng tiền tài trợ để chi trả cho các cơ quan độc chứng nhận doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chuẩn xanh. Để đủ điều kiện nhận trợ cấp, các công ty phải tuân thủ đúng các tiêu chuẩn của MAS và các nguyên tắc quốc tế.
“Châu Á là chiến trường quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu bởi châu Á thải ra khoảng một nửa lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Chúng tôi sẽ làm mọi thứ có thể để thúc đẩy sự phát triển của tài chính xanh ở châu Á”.
Theo Ricky Hồ/BSA
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này