
11:41 - 24/11/2016
Đóng thuế thực phẩm chống biến đổi khí hậu
Các nhà nghiên cứu ở đại học Oxford, Anh quốc đề xuất đóng thuế thực phẩm để chống biến đổi khí hậu.

Đóng thuế thực phẩm chống biến đổi khí hậu. Các nhà nghiên cứu thấy rằng thịt bò phải chịu giá mắc hơn 40% trên toàn cầu, để chi trả cho việc huỷ hoại khí hậu do sản xuất thịt này gây ra.
Các loại thực phẩm tiêu tốn càng nhiều carbon càng áp thuế cao – đặc biệt thực phẩm giàu protein như thịt và sữa.
Định giá thực phẩm theo các tác động khí hậu do chúng gây ra có thể cứu một nửa triệu con người và hàng tỉ tấn khí thải nhà kính.
Đánh thuế trên khí thải nhà kính từ việc sản xuất thực phẩm có thể tiết giảm khí thải do ngành hàng không toàn cầu hiện nay đang gây ra, và cứu sống một nửa triệu con người khỏi những bệnh mãn tính, theo một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Nature Climate Change.
Nghiên cứu được tiến hành bởi một nhóm chuyên gia từ chương trình Oxford Martin về tương lai thực phẩm tại đại học Oxford và viện Nghiên cứu quốc tế về chính sách thực phẩm ở Washington DC, là một phân tích đầu tiên trên thế giới nhằm lượng định các tác động khí thải nhà kính từ thực phẩm và hậu quả đối với sức khoẻ con người.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng hàng tỉ tấn khí thải nhà kính có thể tránh khỏi vào năm 2020 nếu như việc đánh thuế thực phẩm thải khí được áp dụng, nhiều hơn so với khí thải ngành hàng không trên thế giới hiện nay.
Tuy nhiên, các tác giả nhấn mạnh rằng, việc xem xét đánh thuế này cần bảo đảm sao cho những chính sách như thế không ảnh hưởng tiêu cực đến các nhóm dân số thu nhập thấp.
“Đánh giá khí thải từ thực phẩm sẽ giúp hình thành một sự hợp tác cần thiết của hệ thống thực phẩm để giảm các tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu”, tiến sĩ Marco Springmann, chủ nhiệm chương trình Oxford Martin về tương lai thực phẩm, nói.
“Chúng tôi hy vọng rằng đây là cái mà các nhà làm chính sách họp hội nghị về khí hậu tuần này tại Marrakech sẽ lưu ý đến”.
Phần lớn việc cắt giảm khí thải sẽ xuất phát từ giá cả cao hơn và mức tiêu thụ súc sản hạ xuống. Vì khí thải của khâu này đặc biệt cao. Các nhà nghiên cứu thấy rằng thịt bò phải chịu giá mắc hơn 40% trên toàn cầu, để chi trả cho việc huỷ hoại khí hậu do sản xuất thịt này gây ra.
Giá sữa và các loại thịt khác cần phải tăng giá lên 20%, và giá các loại thực vật lấy dầu cũng tăng đáng kể. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng việc tăng giá như thế sẽ dẫn đến kết quả cắt giảm 10% các loại thực phẩm gây nhiều khí thải nói trên.
“Nếu bạn phải trả cho món bít tết của bạn cao hơn 40%, bạn sẽ ăn món này một lần thay vì hai lần mỗi tuần”, TS Springmann nhận định.
Nhóm chuyên gia đã xây dựng mô hình khí thải phát sinh từ việc sản xuất các loại thực phẩm khác nhau, sự huỷ hoại khí hậu của các lượng khí thải khác nhau gây ra trong quá trình sản xuất thực phẩm. Những biến đổi về số lượng tử vong do những bệnh mãn tính liên quan đến chế độ ăn uống như đái tháo đường týp 2, bệnh đau thắt ngực, đột quỵ và ung thư.
Sau đó họ đối chiếu với các khung đánh giá khác nhau, trong đó có một khung mà tất cả giá các loại thực phẩm được điều chỉnh bao gồm cả các sắc thuế thải khí đặc biệt, và một khung trong đó thu nhập từ thuế được sử dụng để bù cho những người tiêu dùng chịu giá thực phẩm cao hơn và trợ cấp cho việc tiêu thụ trái cây và rau củ.
“Giá cả thực phẩm là một đề tài nhạy cảm”, TS Springmann nói. “Chúng tôi tiếp cận mẫu thiết kế các chính sách khí hậu đối với thực phẩm và hệ thống trồng trọt từ một viễn cảnh quan tâm đến sức khoẻ, để tìm xem khí thải từ việc sản xuất thực phẩm có thể tăng giá cao hơn mà không gây nguy cơ cho sức khoẻ người dân.
Các kết quả phân tích chỉ ra rằng đánh giá khí thải thực phẩm nếu được thiết kế phù hợp, một chính sách xoa dịu việc biến đổi khí hậu và tăng cường sức khoẻ ở những nước thu nhập cao, thu nhập trung bình và thu nhập thấp. Sự chú ý đến chính sách đặc thù cần thiết ở những nước thu nhập thấp có tỷ lệ dân số thiếu cân cao, và điều đó cũng có thể tác động đến phân khúc thu nhập thấp ở các nước.
Chỉ định giá khí thải thuần tuý mà không có bất kỳ đền bù nào sẽ có kết quả tốt về lợi ích sức khoẻ tích cực trên toàn cầu, nhưng ở một số nước, đặc biệt là vùng châu Phi hạ Sahara và Đông Nam Á, có thể ảnh hưởng tiêu cực do việc cắt giảm thực phẩm và làm tăng số tử vong do suy dinh dưỡng.
Nhưng tăng giá song song với đền bù thu nhập, hoặc với việc trợ giá cho trái cây và rau củ, có thể có hiệu quả rõ ràng về tác động tích cực đối với sức khoẻ ở 150 nước được tính trong nghiên cứu.
Ngoài ra, còn có thể cứu mạng được nửa triệu người vào năm 2020 nhờ tiêu thụ giảm thịt đỏ, tăng tiêu thụ trái cây và rau củ, và số người thừa cân, béo phì giảm, làm tăng sự thay đổi do tác động liên quan đến thiếu cân.
“Tới nay, việc sản xuất và tiêu thụ thực phẩm bị bỏ ra ngoài các chính sách khí hậu do lo ngại tác động đến an ninh lương thực”, TS Springmann nói.
Khởi Thức (theo oxfordmartin.ox.ac.uk/news)
Theo TGTT
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này