Sử thi về món cá trích bền vững
Tin mới
21:24
Cục Hàng không yêu cầu không để máy bay ‘đắp chiếu’ quá 1 tháng
21:19
Foxconn đầu tư nhà máy sản xuất iPad và Macbook tại Bắc Giang
21:14
Xuất khẩu gạo của Thái Lan vẫn ảm đạm trong năm 2021
16:14
Tạm ngừng kinh doanh tại công trình ngắm cảnh ở Mã Pì Lèng
15:55
‘Phải nuôi dưỡng cho doanh nghiệp mạnh thì nền kinh tế mới mạnh’
10:42
Indonesia đặt mục tiêu trở thành nước sản xuất tôm thẻ chân trắng lớn nhất thế giới
10:36
Nhiều công ty bị Cục thuế TP.HCM truy thu thuế tiền tỷ
10:19
Vì sao ngân hàng lãi lớn?
10:16
Foxconn muốn đầu tư KCN 1,3 tỷ USD để xây nhà máy tại Thanh Hóa
10:11
Lốp xe ô tô Việt Nam thoát ‘án’ bán phá giá tại Mỹ
10:02
Huawei tiếp tục nhận đòn trừng phạt của ông Trump
09:48
‘Cuộc chiến áp thuế’ vẫn chưa kết thúc
12:22
VISSAN ký kết hợp tác Chương trình ‘Phúc lợi đoàn viên’ với Liên Đoàn Lao động Đà Nẵng
12:10
Xiaomi phản bác cáo buộc của Mỹ
11:37
Cước tàu biển tăng cao, doanh nghiệp lao đao
10:47
Mỹ đánh giá cao Việt Nam trong hợp tác điều tra chính sách tiền tệ
23:20
VinMart giảm ‘giá sốc’ nhiều loại trái cây
23:15
Google chốt thỏa thuận mua lại Fitbit
23:11
Cố vấn thương mại Navarro lên án đảng Dân chủ luận tội ông Trump
15:56
Người ủng hộ ông Trump chuyển sang MeWe, Gab và Rumble
Bản tin thị trường
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
10:05
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì cước tàu biển đi châu Âu và Mỹ tăng hơn 5 lần
11:43
Hàng không thế giới đủ sức tồn tại để đón bình minh?
09:28
Apple sẽ đưa ra xe tự lái iCar ra thị trường vào năm 2024
10:57
Thiếu hụt container rỗng đẩy giá gạo Việt lên đỉnh cao trong 9 năm
09:45
Doanh nghiệp Việt bán hàng trên Amazon chỉ để làm thương hiệu?
09:25
Nông sản đồng bằng cần nhắm phân khúc giá cao
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Lối sốngẨm thực - Du lịch
2021/01/18 - 11:09:13 PM

14:33 - 04/04/2020

Sử thi về món cá trích bền vững

Món cá trích xông khói ngâm dầu, mà phần mềm Google Translate thường dịch là “cá hút thuốc” của Nga, chiên lên ăn thơm mùi khói một cách quyến rũ, nếu bạn là người thích nhiều mùi khói khác nhau.

  • Phở ngon, phải húp cho sạch bách
  • Món cá tra nào ngon hơn?

Cá trích xông khói ngâm dầu của Nga. Hàng xông khói của Nga có hạng trên thế giới. Ảnh: Thu Nguyễn.

Cá trích có khắp các đại dương. Cá trích Đại Tây Dương lớn con hơn cá trích Thái Bình Dương và biển Baltic. Ở Việt Nam cá trích Phú Quốc được biết đến nhiều nhất. Người Sài Gòn thường mua cá trích còn sống được bơm oxy đựng trong bao ni lông ở Phú Quốc đem về. Cá trích tươi xanh ngon nhất là làm gỏi. Nó béo và thơm hơn cá mai nhờ có nhiều mỡ. Mỡ cá thường thơm một cách dị thường. Dân Tây rút ra một kinh nghiệm cá trích ‘tích tích’ hành tây đỏ cũng như gà cục tác lá chanh. Sở dĩ nói ‘tích tích’ vì đó là tiếng cá trích giao tiếp với nhau khi gặp phải những kẻ vồ mồi hoặc con người. Nhưng đáng nói là tiếng ‘tích tích’ liên tục này không phải phát ra từ miệng mà là tiếng ‘đánh rắm’. Tiếng đánh rắm này đã được các nhà khoa học liên kết với các bong bóng thoát ra từ đít cá trích. Những tiếng tích tích liên tục này chỉ những con cá trích nhận ra vì khả năng nhận âm thanh của chúng đến 40.000 kHz, ngang ngửa với chó, so với con người chỉ 20.000 kHz (1).

Sài Gòn có một số nơi có bán món gỏi cá trích như quán Khoái trên đường Lê Quý Đôn. Nhưng vì con cá nhỏ, không bảo quản đúng kỹ thuật, chúng thường mất nước (món gỏi quán này lâm vào tình trạng đó), làm cho kết cấu thịt cá biến dạng, xảm, làm sỉ nhục món gỏi cá trích trứ danh mà Phú Quốc thường tự hào. Cá trích là cá biển khơi nên những bến cá chỉ toàn ghe đánh bắt gần bờ thường không có con cá này để làm gỏi. Cá trích lại là cá bầy. Cuộc sống bầy đàn này hầu như suốt đời. Có đàn rộng tới 16 km2, nên chúng mới được gọi là loại thức ăn bền vững cho nhân loại. Lại nữa sức đẻ mỗi lần của chúng gấp từ 200 – 500 lần bà Âu Cơ. Chúng thường bơi cả ngàn cây số về lại nơi chúng sinh ra để đẻ. Thiển nghĩ nếu con người cũng giống như một số sinh vật biển trong đó có cá trích, rùa, cá hồi, v.v. chắc bệnh viện Từ Dũ sẽ quá tải, hoặc phải mở một đống chi nhánh ‘dã chiến’!

Số lượng cá trích lớn đến thế nên ơn Trời, châu Âu cũng biết làm mắm cá trích. Giống như dân khẩn hoang miền Tây, ơn Trời, thuỷ sản vật nhiều không kể xiết nên mới biết làm các loại mắm. Giờ mắm không còn là thứ ăn mùa ngặt, khi mưa đầy trời, không ra khỏi nhà được. Giờ mắm là di sản không thể quên của những cư dân miền Tây gồm người Khmer, Kinh, Hoa, v.v.

Nói tới mắm ruốc, mắm nêm nhiều ông Tây bịt mũi. Thực ra món mắm surströmming của Thuỵ Sĩ còn thúi kinh khủng hơn. Cây bút ẩm thực người Đức Wolfgang Fassbender cho rằng cái khó nhất của món này là vượt qua được cảm giác mắc ói từ cái mùi kinh khủng của nó trước khi có thể ngộ được vị mắm cá muối chua như thế nào. Để thưởng thức đúng pháp surströmming, cần khui hộp ấy ngoài trời để mùi không xộc ra bếp. Khi mở xong, đổ nước đi, rửa cá bằng nước lạnh và thấm khô các fillet cá bằng khăn sạch. Cho cá vào một cái khay, băm hành tím rắc lên mỗi một fillet (hành báng mùi và làm dịu vị). Có thể ăn với khoai tây luộc hoặc bánh mì dòn, bánh tráng tunnbröd và bơ. Kèm với đế là hạp nhất. Ở Sài Gòn có thể mua món này trên mạng. Hộp tới gần nửa ký, nên thú thật tôi không dám thử, vì tiếc tiền và e lãng phí thực phẩm nếu không ăn được phải bỏ đi.

Cá mòi cùng họ với cá trích. Cá mòi (sardine) đóng hộp được nhiều người Việt ưa chuộng. Sâu trong ký ức một số người là hộp cá Sumaco màu đỏ. Màu đỏ này không trùng nghĩa với màu đỏ cuộc chia ly trong thơ Nguyễn Mỹ. Cá trích là một nguồn lợi lớn từ bao đời nay, nên nó đi vào ngôn ngữ đời sống hàng ngày của Tây. ‘Sình như cá trích’ (Dead as a herring) là cái mùi thúi kinh khủng. Thậm chí họ còn xưng tụng: ‘Ăn cá trích mỗi ngày, thầy thuốc khỏi tới nhà’ (a herring a day keeps the doctor away).

Cá trích là con cá nhỏ nhưng đã gây ra nhiều cuộc chiến tranh lớn, do sự quan trọng của nó. Đáng nói là trận chiến Rouvray và chiến tranh cá trích năm 2013 giữa EU và quần đảo Faroe Islands.

Đó là trận chiến nổ ra vào ngày 12/2/1429 trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Trăm năm. Được chỉ huy bởi Sir John Fastolf, một đoàn công voa gồm 300 xe chở đồ tiếp tế cho quân Anh bị vây khổn ở Orleans. Đoàn xe bị Pháp và đồng minh Scotland của Pháp tấn công gần thị trấn Rouvray. Triển khai đội hình đoàn xe thành một pháo đài ngẫu nhiên, Fastolf chiến đấu chống lại đối phương và cuối cùng đã đẩy lui quân Pháp khỏi trận địa. Trận chiến mang cái tên khác thường do sự kiện đồ tiếp tế đoàn xe chuyên chở không chỉ là đạn đại bác, mũi tên và súng nỏ mà còn có một lượng lớn cá trích – đặc biệt quan trọng khi sắp sửa vào mùa Chay binh lính buộc phải kiêng thịt.

Quần đảo Faroe là một xứ tự trị trong vương quốc Đan Mạch, không là thành viên của EU. Quan hệ song phương được quản lý bằng một hiệp định Đánh bắt cá (1977) và một hiệp định Tự do giao thương (1991). Lý do Faroe không vào EU là vì không thoả thuận được chính sách đánh bắt cá phổ thông. Năm 2013, EU áp lệnh trừng phạt Faroe do tranh cãi về quota đánh cá trích và cá thu. Kể từ 28/8/2013, EU cấm tàu Faroe vận chuyển cá trích và cá thu vào các cảng cá thuộc EU gồm các cảng của Đan Mạch, Thuỵ Điển và Phần Lan, để xuất khẩu vào EU. Việc tẩy chay được dỡ bỏ vào đúng một năm sau, khi có đột phá trong thương lượng quota cá thu từ 4,62% lên 12,6%. Theo Newsblog, bộ Hải sản  Faroe trước đó cho rằng, cá trích mới di chuyển đàn do thay đổi môi trường và phần lớn đàn thuộc về vùng nước của xứ này. Theo đó, bộ lý luận, Faroe cần tỷ phần quota lớn hơn trong việc đánh bắt chúng. Nhà khoa học đại dương Andrew David Thaler gọi xung đột ngoại giao này có thể là “xung đột quốc tế trực tiếp từ biến đổi khí hậu”.

Ngữ Yên (theo TGHN)

———————

(1) https://www.newscientist.com/article/dn4343-fish-farting-may-not-just-be-hot-air/

Tài liệu tham khảo: Kathy Hunt, Herring A global History.

Có thể bạn quan tâm

Đại Đồng viết nên những trang sử ngày đông xám

Viễn Tây du ký qua sáu bang ở Mỹ

Sôi động những sới gà xứ vạn đảo

Chủ nhà hàng Hạ Châu: tự học để sáng tạo

Christine Hà ăn sạch 100 cái chả giò của mẹ một lúc

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:cá tríchcá trích ngâm dầu

Tin khác

Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 78,7%

Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 78,7%

Thái Lan dự tính ngành du lịch chỉ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024

Thái Lan dự tính ngành du lịch chỉ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024

Dư luận Hàn Quốc phẫn nộ khi Trung Quốc đòi đặt ‘tiêu chuẩn’ cho Kim chi

Dư luận Hàn Quốc phẫn nộ khi Trung Quốc đòi đặt ‘tiêu chuẩn’ cho Kim chi

Xôi trong ký ức

Sangkhlaburi và ngôi chùa chìm đáy nước

Cá buôi nuôi mẹ già

Cải mù tạt đỏ nồng dịu như Hoạn Thư ghen

Bún kèn Phú Quốc, tưởng lạ hoá quen

Ẩm thực - Du lịch
Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 78,7%

Khách quốc tế đến Việt Nam giảm 78,7%

Thái Lan dự tính ngành du lịch chỉ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024

Thái Lan dự tính ngành du lịch chỉ phục hồi hoàn toàn vào năm 2024

Dư luận Hàn Quốc phẫn nộ khi Trung Quốc đòi đặt ‘tiêu chuẩn’ cho Kim chi

Dư luận Hàn Quốc phẫn nộ khi Trung Quốc đòi đặt ‘tiêu chuẩn’ cho Kim chi

Món ph’le và món nhom ăn với mắm prahok

Món ph’le và món nhom ăn với mắm prahok

An toàn thực phẩm
Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay

Nafiqad yêu cầu rà soát sản phẩm pate Minh Chay

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn các ca nghi ngộ độc vì Pate Minh Chay

Bộ Y tế yêu cầu báo cáo khẩn các ca nghi ngộ độc vì Pate Minh Chay

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về ‘chất gây ung thư’ trong sữa ở Hong Kong

Cục An toàn thực phẩm lên tiếng về ‘chất gây ung thư’ trong sữa ở Hong Kong

Hong Kong phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư

Hong Kong phát hiện 9 loại sữa bột trẻ em có chứa chất gây ung thư

Sức khỏe - Y tế
Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19

Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19

Brazil: Vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc chỉ hiệu quả hơn 50%

Brazil: Vắc xin ngừa Covid-19 của Trung Quốc chỉ hiệu quả hơn 50%

Vắc xin Covid-19 của Moderna giúp cơ thể miễn dịch ít nhất trong 1 năm

Vắc xin Covid-19 của Moderna giúp cơ thể miễn dịch ít nhất trong 1 năm

Việt Nam đàm phán mua vắc xin Covid-19 với 4 nước

Việt Nam đàm phán mua vắc xin Covid-19 với 4 nước

Văn hóa - Giáo dục
Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời ở tuổi 60

Huyền thoại bóng đá Diego Maradona qua đời ở tuổi 60

Có thu hồi SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách ‘Cánh Diều’?

Có thu hồi SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ sách ‘Cánh Diều’?

Đối thoại với thế hệ Z: Cá tính hay quái tính?

Đối thoại với thế hệ Z: Cá tính hay quái tính?

Viết thư tay

Viết thư tay

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA