Doanh nghiệp ngành gỗ có nhiều cơ hội từ hiệp định CPTPP
Tin mới
16:21
Nhìn lại những dấu ấn công nghệ từ ‘đế chế’ của Jack Ma
16:02
Ông Trump ban sắc lệnh hành pháp trong ngày cuối tại vị
11:10
Bắc Kinh báo động đợt bùng phát Covid-19 mới
11:03
TP.HCM sẽ có 1.500-2.000 vòi nước uống công cộng
10:58
IMF cảnh báo triển vọng kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn
09:56
Ông Trump cầu chúc chính quyền mới ‘may mắn’
09:51
Việt Nam dần trở thành cứ điểm sản xuất điện thoại, laptop toàn cầu
09:39
Việt Nam cần các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt
15:56
Ấn Độ xem xét tăng thuế nhập khẩu với hơn 50 mặt hàng
15:50
Trung Quốc đối mặt rủi ro bất động sản và tín dụng
15:41
VN-Index giảm kỷ lục hơn 60 điểm
15:38
4 lựa chọn hàng đầu thay thế WhatsApp
15:00
‘Lễ hội Tết Việt 2021’ với áo dài ngũ thân
10:02
Đề nghị cho xuất khẩu hơn 1,5 triệu tấn than
09:58
Vietravel Airlines công bố mở bán vé chuyến bay thương mại từ 19/1
09:46
Vé tàu, vé máy bay Tết còn tồn nhiều
09:41
Cấm nhà đầu tư Mỹ mua cổ phiếu Trung Quốc: gậy ông đập lưng ông?
09:30
Hướng đến nền kinh tế tuần hoàn
08:55
Tổng thống Trump tiếp tục tung đòn nhằm vào Trung Quốc
21:24
Cục Hàng không yêu cầu không để máy bay ‘đắp chiếu’ quá 1 tháng
Bản tin thị trường
10:25
Israel sẽ trở thành quốc gia đầu tiên ‘miễn nhiễm’ với Covid-19
09:36
Hàng không, du lịch có thể mất cả thập niên để hồi phục
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
10:05
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì cước tàu biển đi châu Âu và Mỹ tăng hơn 5 lần
11:43
Hàng không thế giới đủ sức tồn tại để đón bình minh?
09:28
Apple sẽ đưa ra xe tự lái iCar ra thị trường vào năm 2024
10:57
Thiếu hụt container rỗng đẩy giá gạo Việt lên đỉnh cao trong 9 năm
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Kinh doanhDoanh nghiệp
2021/01/20 - 9:07:37 PM

22:06 - 06/04/2018

Doanh nghiệp ngành gỗ có nhiều cơ hội từ hiệp định CPTPP

Xuất khẩu gỗ đang là một điểm sáng trong nhóm hàng nông lâm sản và đang có triển vọng rất khả quan, nhất là khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được thực thi.

  • Khan hiếm nguồn nguyên liệu thách thức ngành gỗ Việt…
  • Ngành gỗ đã qua thời kỳ cạnh tranh bằng giá…
  • Doanh nghiệp Trung Quốc đổ tiền chi phối ngành gỗ…

Xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ 3 tháng đầu năm 2018 đạt 1,9 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Tín hiệu khả quan

Theo số liệu của Tổng Cục thống kê công bố, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ 3 tháng đầu năm 2018 đạt 1,9 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ năm trước.

Báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cũng cho thấy, trong năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam đã đạt 8 tỷ USD. Với kim ngạch này, ngành chế biến gỗ xuất khẩu của Việt Nam đã về đích sớm 3 năm so với mục tiêu đạt khoảng 8-8,5 tỷ USD giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ vào năm 2020.

Theo các chuyên gia trong ngành gỗ, Việt Nam hiện nay đã trở thành “trung tâm chế biến gỗ của châu Á” và Việt Nam đang có rất nhiều bạn hàng lớn như: Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc, Australia, Canada, Malaysia… Nhờ những thị trường này, xuất khẩu gỗ trong nước có thể đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu gỗ vượt 10 tỷ USD vào năm 2020 trong tầm tay.

Đánh giá về triển vọng của ngành gỗ, ông Nguyễn Tôn Quyền, Phó Chủ tịch Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam cho rằng, với CPTPP, các doanh nghiệp gỗ sẽ có cơ hội nhiều hơn thách thức.

Dẫn chứng thêm, theo đại diện hiệp hội này, trước khi ký CPTPP, Việt Nam đã có quan hệ đối tác thương mại gỗ với rất nhiều nước rất mạnh, nhất là Mỹ, với kim ngạch trao đổi ước khoảng 3 tỷ USD/năm, ngoài ra còn các đối tác khác như Australia, Nhập Bản, New Zeland…

Trong khi đó, với hiệp định CPTPP càng mở ra nhiều cơ hội mới cho Việt Nam nhờ các đối tác rất mạnh trong lĩnh vực này, như: Canada, Chile, Peru. Chưa kể, khi CPTPP được ký kết lập tức các dòng thuế giảm về 0% sẽ đem lại nhiều lợi ích lớn hơn cho ngành gỗ.

Ông Quyền còn nhấn mạnh, thông qua hiệp định này Việt Nam cũng có thể nhập khẩu được nhiều máy móc, thiết bị công nghệ cao phục vụ cho việc phát triển ngành gỗ với thuế rất thấp.

“Các quốc gia trong CPTPP có năng lực rất mạnh trong lĩnh vực lâm nghiệp nên Việt Nam có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm về quản trị doanh nghiệp thế nào có hiệu quả nhất, đặc biệt là việc khai thác gỗ hợp pháp và bảo vệ môi trường,” ông Quyền nói.

Liên kết để có thêm sức mạnh

Việt Nam hiện đang là nước sản xuất đồ nội thất bằng gỗ đứng hàng thứ 8 trên thế giới sau một số quốc gia như: Trung Quốc, Mỹ, Đức, Italy, Ấn Độ, Ba Lan và Nhật Bản.

Tuy nhiên, do nguồn cung nguyên liệu trong nước không đủ cho chế biến gỗ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hàng năm Việt Nam phải nhập một lượng gỗ nguyên liệu rất lớn từ nước ngoài, trong khi giá nhập khẩu mặt hàng này đang có xu hướng tăng cao.

Ông Hà Tuấn Anh, Giám đốc Chợ gỗ Tài Anh (Hải Phòng) cho biết, trong quý 1/2018, lượng gỗ của Tài Anh nhập vào thấp hơn so với cùng kỳ nhưng giá trị thì tương đương hoặc chỉ thấp hơn một chút so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân là do việc khai thác khó khăn hơn dẫn đến nguồn cung có xu hướng giảm.

Trong khi đó, ở chiều xuất khẩu các sản phẩm gỗ, ông Thang Văn Thông, Phó Tổng Giám đốc Công ty Hào Hưng lại đưa ra những hạn chế của ngành gỗ trong nước khi cho rằng, phần đông các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên rất ít điều kiện để đi trực tiếp giao dịch tìm kiếm các nguồn hàng trực tiếp, đa số doanh nghiệp vẫn phải thông qua các công ty trung gian, môi giới…

Do vậy, đại diện doanh nghiệp này cũng bày tỏ mong muốn có sự hợp tác và liên kết chặt chẽ hơn giữa các doanh nghiệp gỗ trong nước.

“Nếu vốn ít thì doanh nghiệp phải cộng tác lại và chia ra từng chuỗi để sản xuất, kinh nghiệp từ các nước lớn cho thấy những doanh nghiệp nhỏ của họ thường chia ra từng chuỗi và phân định cụ thể cho từng doanh nghiệp, do vậy khi có chuỗi thì lượng vốn của từng doanh nghiệp sẽ không đòi hỏi quá lớn, áp lực sẽ nhỏ đi…,” đại diện Công ty Hào Hưng cho hay.

Theo chia sẻ của Tiến sỹ Tô Xuân Phúc, chuyên gia phân tích chính sách tại tổ chức Forest Trends, một trong những vấn đề lớn nhất của ngành gỗ hiện nay chính là chưa có một chiến lược trong việc đặt tất cả những mảng hợp phần khác nhau lên bàn và có sự cân bằng các mảng đó.

Ông đơn cử, mảng xuất khẩu hiện chưa có nhiều kết nối đối với mảng nhập khẩu, trong khi các mảng cung trong nước chưa có kết nối với mảng cung nhập khẩu, do vậy để có thể phát triển bền vững thì về chiến lược bản thân ngành gỗ, các cơ quan chức năng và Hiệp hội nên ngồi lại với nhau và đưa ra những thông tin về tất cả các mảng khác nhau có liên quan đến ngành gỗ, từ đó xây dựng các kế hoạch, chiến lược phát triển cho từng hợp phần cụ thể.

Còn về phía Hiệp hội, ông Nguyễn Tôn Quyền cũng lưu ý đến vấn đề sở hữu trí tuệ khi tham gia CPTPP. Theo ông, Việt Nam xuất khẩu 8 tỷ USD nhưng chủ yếu là sản xuất theo mẫu thiết kế từ nước ngoài đặt hàng, rất ít mẫu hàng do doanh nghiệp trong nước tự thiết kế nên cần am hiểu chuyên sâu về vấn đề này.

Ông cũng đặc biệt lưu ý đến vấn đề chất lượng nguồn nhân lực, theo đó ngoài kỹ năng và tay nghề thì người lao động cũng cần được trang bị sâu hơn các kiến thức về xuất xứ hay bản quyền khi tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA).

Theo Vietnam+/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Đến lượt Jetstar Pacific tăng phí dịch vụ

TP.HCM mời tư nhân cải tạo, di dời nhà ven kênh rạch

DN dệt may lại tranh cãi quyết liệt với Bộ Công Thương

Ông Trần Bắc Hà thôi làm người đại diện phần vốn Nhà nước tại BIDV

Taxi Thành Đô hạ cước thấp hơn Uber, Grab

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:CPTPPngành gỗxuất khẩu gỗ

Tin khác

Việt Nam cần các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt

Việt Nam cần các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt

Đề nghị cho xuất khẩu hơn 1,5 triệu tấn than

Đề nghị cho xuất khẩu hơn 1,5 triệu tấn than

Vietravel Airlines công bố mở bán vé chuyến bay thương mại từ 19/1

Vietravel Airlines công bố mở bán vé chuyến bay thương mại từ 19/1

Lốp xe ô tô Việt Nam thoát ‘án’ bán phá giá tại Mỹ

Cước tàu biển tăng cao, doanh nghiệp lao đao

Tập đoàn LG muốn đầu tư thành phố thông minh 20.000 tỷ ở Đồng Nai

Đóng cửa nhà máy vì cước tàu biển tăng dồn dập

Bầu Đức nhẹ lòng vì ‘lần đầu tiên có một công ty không nợ ngân hàng’

Doanh nghiệp
Việt Nam cần các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt

Việt Nam cần các chương trình giáo dục kỹ thuật và dạy nghề chuyên biệt

Đề nghị cho xuất khẩu hơn 1,5 triệu tấn than

Đề nghị cho xuất khẩu hơn 1,5 triệu tấn than

Vietravel Airlines công bố mở bán vé chuyến bay thương mại từ 19/1

Vietravel Airlines công bố mở bán vé chuyến bay thương mại từ 19/1

Nhiều công ty bị Cục thuế TP.HCM truy thu thuế tiền tỷ

Nhiều công ty bị Cục thuế TP.HCM truy thu thuế tiền tỷ

Tài chính
Trung Quốc đối mặt rủi ro bất động sản và tín dụng

Trung Quốc đối mặt rủi ro bất động sản và tín dụng

VN-Index giảm kỷ lục hơn 60 điểm

VN-Index giảm kỷ lục hơn 60 điểm

Chạm mốc 1.200 điểm, VN-Index lao dốc

Chạm mốc 1.200 điểm, VN-Index lao dốc

80% ngân hàng trung ương nghiên cứu phát triển tiền kỹ thuật số

80% ngân hàng trung ương nghiên cứu phát triển tiền kỹ thuật số

Thông tin doanh nghiệp
VISSAN ký kết hợp tác Chương trình ‘Phúc lợi đoàn viên’ với Liên Đoàn Lao động Đà Nẵng

VISSAN ký kết hợp tác Chương trình ‘Phúc lợi đoàn viên’ với Liên Đoàn Lao động Đà Nẵng

VISSAN chuẩn bị nguồn hàng phục vụ tết Tân Sửu – 2021

VISSAN chuẩn bị nguồn hàng phục vụ tết Tân Sửu – 2021

C.P Việt Nam khánh thành tổ hợp chăn nuôi, chế biến thịt gà lớn nhất Đông Nam á

C.P Việt Nam khánh thành tổ hợp chăn nuôi, chế biến thịt gà lớn nhất Đông Nam á

VISSAN lọt top 50 thương hiệu dẫn đầu của Forbes Việt Nam

VISSAN lọt top 50 thương hiệu dẫn đầu của Forbes Việt Nam

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA