Trung Quốc và tham vọng 'Vành đai - Con đường'
Tin mới
12:31
Cuộc chiến Mỹ-Trung trên thị trường chứng khoán
12:28
Tỷ phú Elon Musk bán 6,9 tỷ USD cổ phiếu Tesla
12:22
Sẽ cấm mua hộ vé số?
12:17
TP.HCM: Đề nghị siêu thị giảm chiết khấu, không tăng giá bất hợp lý
12:14
USD giảm giá rất mạnh, vàng vẫn ‘bốc hơi’
12:10
Nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh
12:05
‘Cấm cửa’ than Nga, EU đối mặt thách thức gia tăng
11:58
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa hơn 200 năm đậm vị
09:53
Giá xăng sẽ xuống 24.000 đồng/lít?
09:46
Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị ‘trói’ bằng cả ‘rừng’ thông tư
09:38
Giá nhà khu Đông TP.HCM biến động theo hạ tầng
09:34
Ngân hàng tăng lãi suất để hút tiền gửi
12:00
Cựu CEO Grab giữ chức Giám đốc quốc gia Apple tại Việt Nam
11:57
An ninh Đài Loan muốn công ty Foxconn rút hợp đồng với Trung Quốc
11:53
Một công ty Thái Lan bị xử phạt vì mua ‘chui’ cổ phiếu tại Việt Nam
11:48
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia
11:45
Việt Nam nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép trong 7 tháng
11:43
Mỹ kết luận sơ bộ vụ điều tra chống bán phá giá với gỗ dán Việt Nam
11:31
Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu
11:27
Nhà xuất khẩu châu Á gặp khó
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thị trườngTiếp thị
2022/08/11 - 9:07:44 PM

22:37 - 13/05/2017

Trung Quốc và tham vọng ‘Vành đai – Con đường’

Diễn đàn BRFIC là một sự kiện quan trọng từ các góc độ kinh tế, chính trị và địa chính trị, đánh dấu sự nổi lên của Trung Quốc là một nhà lãnh đạo toàn cầu với những sáng kiến lớn.

  • Lộc Trời lập liên doanh giống cây trồng và thương…
  • Việt Nam – Trung Quốc ký kết 5 văn kiện…
  • Ngân hàng Phát triển BRICS lần đầu giao dịch bằng…
vanh-dai-va-con-duong_lazj

Sáng kiến Vành đai và Con đường bao gồm “vành đai” kinh tế qua Eurasia và “con đường” hàng hải kết nối các thành phố ven biển Trung Quốc tới châu Phi và Địa Trung Hải.

Diễn đàn Hợp tác quốc tế “Vành đai và Con đường” (BRFIC) sẽ diễn ra tại Bắc Kinh vào ngày 14 và 15/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, với sự tham dự của ít nhất 28 lãnh đạo nhà nước và hơn 60 tổ chức toàn cầu. Hơn 1.200 đại biểu tham dự, gồm Tổng Thư ký Liên hiệp quốc Antonio Guterres, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) Jim Yong Ki, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Christine Lagarde…

Diễn đàn BRFIC là một sự kiện quan trọng từ các góc độ kinh tế, chính trị và địa chính trị, đánh dấu sự nổi lên của Trung Quốc là một nhà lãnh đạo toàn cầu với những sáng kiến lớn. Diễn đàn được đánh giá là sự kiện ngoại giao lớn nhất năm của Trung Quốc, các nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về Sáng kiến Vành đai và Con đường (Belt and Road Initiative hay BRI), đưa ra một lộ trình rõ hơn của BRI khi ký kết thêm nhiều thỏa thuận dự án chung.

Con đường tơ lụa hiện đại

BRI, trước đây gọi là “Nhất đới, Nhất lộ” (One Belt, One Road), kế hoạch được Chủ tịch Tập Cận Bình thông qua vào cuối năm 2013, với mục tiêu kích thích nền kinh tế Trung Quốc, thúc đẩy cải thiện thương mại và hội nhập kinh tế khắp châu Á, châu Âu và châu Phi. BRI bao gồm “vành đai” kinh tế qua Eurasia và “con đường” hàng hải kết nối các thành phố ven biển Trung Quốc tới châu Phi và Địa Trung Hải, sử dụng các hiệp định thương mại tự do và các dự án cơ sở hạ tầng gồm đường bộ, đường sắt và bến cảng để tạo con đường tơ lụa hiện đại trải rộng khoảng 65 quốc gia, với tổng GDP hàng năm 21.000 tỷ USD. Kế hoạch của Trung Quốc khôi phục tuyến thương mại cổ nối Trung Quốc với Trung Á và châu Âu này đã tiến triển thành một chiến dịch rộng lớn, nhằm thúc đẩy thương mại toàn cầu và tăng trưởng kinh tế. Trong khi toàn cầu hóa đang mất dần sự ủng hộ ở Mỹ và châu Âu, BRI đã được sự chấp nhận ngày càng tăng từ cả các nước phát triển và đang phát triển hy vọng nguồn vốn lớn của Trung Quốc.

Vào năm 2014, Trung Quốc thành lập Quỹ Con đường tơ lụa (SRF) 40 tỷ USD để tài trợ các dự án cơ sở hạ tầng BRI, gồm tạo 6 hành lang kinh tế bằng cách xây dựng đường bộ, đường sắt, đường cao tốc và đường ống dầu khí. Các khoản tài trợ bổ sung sẽ đến từ Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), ngân hàng toàn cầu được Trung Quốc hậu thuẫn thành lập tháng 10-2014 và Ngân hàng Phát triển mới (NDB), trụ sở ở Thượng Hải, dành cho các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi).

Nhiều nước châu Âu hoan nghênh BRI, hy vọng thu hút nhiều đầu tư và phát triển của Trung Quốc. Một số quốc gia châu Âu như Anh đã tỏ dấu hiệu sẵn sàng tham gia các tổ chức do Trung Quốc lãnh đạo như AIIB. Tuy nhiên, châu Âu hậu Brexit trở nên khó đoán định về những kế hoạch BRI và một số nước do dự về ảnh hưởng và động lực ngày càng tăng của Bắc Kinh với châu lục này. Trong khi đó, đối với Nga, BRI đã sẵn sàng đem lại lợi ích cho quan hệ Trung – Nga, vì đưa 2 nước lại gần nhau hơn qua các khoản đầu tư và dự án chung. Phần lớn BRI cũng dựa vào sự hợp tác và tham gia của Nga, với ảnh hưởng lịch sử mạnh mẽ ở Trung Á, được xem là cộng sinh về mặt kinh tế.

Nhiều nguồn tài trợ quốc tế

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), các dự án cơ sở hạ tầng ở châu Á vào năm 2030 cần tài trợ 26.000 tỷ USD. BRI được thiết kế giúp đáp ứng nhu cầu này ở châu Á, cũng như giúp tăng tốc phát triển ở châu Âu và châu Phi. Đáp ứng nhu cầu cấp vốn đầy tham vọng của BRI, ngoài các tổ chức tài chính đa quốc gia hiện có, gồm Quỹ Phát triển Trung Quốc – châu Phi (CADF), ADB và WB, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đứng ra thành lập hoặc cùng các nước khác thành lập các tổ chức tài chính mới.

Quỹ SRF thành lập năm 2014, với nguồn vốn từ dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc và các ngân hàng chính sách gồm Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (EIBC). Trọng tâm của SRF là đầu tư vốn cổ phần trung và dài hạn vào cơ sở hạ tầng và nguồn lực. Giám đốc SRF Jin Qi cho biết, SRF đã đầu tư 6 tỷ USD vào 15 dự án và lập một quỹ 2 tỷ USD để thúc đẩy hợp tác với Kazakhstan. SRF đang tìm kiếm hợp tác các tổ chức tài chính khu vực, như CADF.

Ngân hàng AIIB, trụ sở ở Bắc Kinh, bắt đầu hoạt động tháng 1-2016, vốn 100 tỷ USD, với 70 thành viên, hầu hết tham gia BRI. AIIB sẽ không cho Trung Quốc – cổ đông lớn nhất – vay. Phần lớn dự án liên quan BRI được AIIB đồng tài trợ với các tổ chức phát triển đa quốc gia, như WB và ADB. AIIB cho biết, mục tiêu là huy động vốn tư nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Ngân hàng NDB, trụ sở ở Thượng Hải, bắt đầu hoạt động tháng 7-2015, giải quyết nhu cầu cấp vốn cho các nước BRICS. Năm ngoái, NDB đã được các tổ chức tín dụng Trung Quốc xếp hạng AAA để phát hành trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ, trong khi AIIB không có kế hoạch phát hành trái phiếu. Trong năm nay, NDB sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu bằng đồng nhân dân tệ và sau khi được xếp hạng tín dụng quốc tế phù hợp, ngân hàng sẽ phát hành trái phiếu bằng đồng rupee Ấn Độ. Cả AIIB và NDB hy vọng được các tổ chức tín dụng nước ngoài xếp hạng hàng đầu trong năm nay, một mốc quan trọng cho phép huy động vốn với chi phí thấp trên thị trường vốn quốc tế và tăng thu hút các nhà đầu tư toàn cầu.

Trong chương trình thúc đẩy BRI ở châu Âu, Trung Quốc đã tham gia Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) vào cuối năm 2015. Trung Quốc cũng đồng ý tham gia dự án Junker của Liên minh châu Âu, một hiệp ước đầu tư lớn trị giá 315 tỷ EUR (343 tỷ USD). Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc đã dẫn đầu thành lập Quỹ Hợp tác đầu tư Trung Quốc – Trung và Đông Âu vào năm 2014, với giai đoạn đầu tài trợ 435 triệu USD. Quỹ này đăng ký tại Luxembourg, đã đầu tư 2 dự án năng lượng ở Ba Lan.

Vào năm 2016, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC) đã thành lập Công ty Tài chính Trung Quốc – CEE, trụ sở ở thủ đô Riga của Latvia, nhằm huy động 10 tỷ EUR và vay ngân hàng 50 tỷ EUR, chuyên quản lý quỹ đầu tư vào các quốc gia Trung và Đông Âu. Ba Lan, Latvia và Cộng hòa Czech đang thảo luận tham gia, trong khi các tập đoàn đầu tư Trung Quốc như China Life Insurance và Fosun tham gia đầu tư và quản lý công ty này.

Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBC) Chu Tiểu Xuyên cho biết, các chính phủ không thể tài trợ tất cả cơ sở hạ tầng được hình thành trong BRI và ông đề nghị các nước tham gia BRI làm việc với các thị trường vốn, thành lập các tổ chức tài chính chuyên dụng riêng và cố gắng sử dụng các loại tiền tệ địa phương.

Theo SGGP

Có thể bạn quan tâm

Online Friday 2016: Doanh thu của 30 doanh nghiệp lớn đạt 644 tỷ đồng

Heo thịt Việt Nam chưa được cấp phép nhập khẩu vào Trung Quốc

Thị trường bán lẻ: Mua bán sáp nhập là xu hướng tất yếu

Trung Quốc giảm mua, giá cá tra thấp nhất 5 năm

Trung Quốc ồ ạt mua doanh nghiệp Đức

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:tập cận bìnhTrung Quốcvành đai và con đường

Tin khác

Sản phẩm thân thiện môi trường gây ấn tượng

Sản phẩm thân thiện môi trường gây ấn tượng

Cà phê mang thương hiệu của nhóm nhạc BTS ra mắt tại Việt Nam

Cà phê mang thương hiệu của nhóm nhạc BTS ra mắt tại Việt Nam

Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Ngành quảng cáo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022

[Photo] Khám phá Talaad Thai – chợ đầu mối lớn nhất Thái Lan

Thúc đẩy lập hiệp hội doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng Việt tại Thái Lan

Người Thái chuộng bao bì sản phẩm có hình hoạt họa

Khách Thaifex thích thú với những sản phẩm ‘vì sự sống’ đến từ Việt Nam

Tiếp thị
Sản phẩm thân thiện môi trường gây ấn tượng

Sản phẩm thân thiện môi trường gây ấn tượng

Cà phê mang thương hiệu của nhóm nhạc BTS ra mắt tại Việt Nam

Cà phê mang thương hiệu của nhóm nhạc BTS ra mắt tại Việt Nam

Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Khởi động chương trình Ứng viên HVNCLC 2023

Khởi động chương trình Ứng viên HVNCLC 2023

Tiêu dùng
TP.HCM: Đề nghị siêu thị giảm chiết khấu, không tăng giá bất hợp lý

TP.HCM: Đề nghị siêu thị giảm chiết khấu, không tăng giá bất hợp lý

Giá hàng hóa vẫn neo cao

Giá hàng hóa vẫn neo cao

Giá hàng hóa vẫn leo thang, bất chấp xăng lao dốc

Giá hàng hóa vẫn leo thang, bất chấp xăng lao dốc

Sốt ruột chờ giảm giá hàng hóa, dịch vụ

Sốt ruột chờ giảm giá hàng hóa, dịch vụ

Ứng viên HVNCLC
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa hơn 200 năm đậm vị

Nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa hơn 200 năm đậm vị

Công ty TNHH E.B.C Mỹ phẩm Giang Điền – EBC Giang Điền

Công ty TNHH E.B.C Mỹ phẩm Giang Điền – EBC Giang Điền

Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Phát Thành – FATACO

Công ty TNHH Thương mại Sản xuất Phát Thành – FATACO

Công ty cổ phần Wincofood

Công ty cổ phần Wincofood

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA