Tại sao TPP vẫn là trung tâm trong các cuộc tranh luận?
Tin mới
11:09
Sang Campuchia trồng cao su: bắt đầu có lãi
10:57
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam cao nhất thế giới
10:54
Xiaomi đã bắt đầu sản xuất smartphone tại Việt Nam
10:51
Zalo thu phí, người dùng than trời vì rắc rối
09:52
Nắng hạn bao phủ Âu – Á
09:49
BA.5 Omicron vọt lên ‘thống trị’ ở Mỹ, số ca nhập viện của Nga tăng 141,5%
09:32
Tăng lãi suất ‘đuổi’ lạm phát là sai lầm?
09:27
Thời điểm vàng hấp thụ vốn ngoại
09:15
Bán tháo ồ ạt, vàng thế giới chỉ còn 50 triệu đồng/lượng
08:58
Cảnh giác với chiêu ‘vay nhanh, lãi thấp’
08:53
Đưa gạo Việt đi xa hơn
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
Bản tin thị trường
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Thị trườngTiếp thị
2022/07/07 - 9:04:24 AM

10:07 - 19/05/2016

Tại sao TPP vẫn là trung tâm trong các cuộc tranh luận?

Đàm phán về các FTA đang là xu hướng chủ đạo trong thương mại mà các nước nào cũng tham gia. Thế nhưng TPP – một thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn cao – vẫn là trung tâm trong các cuộc tranh luận.

  • Hai từ khóa cho doanh nghiệp thời TPP: Hiểu luật…
  • Việt Nam sẽ áp dụng cam kết TPP cho cả…
  • Quốc hội Mỹ khó thông qua TPP trong năm 2016
110548_800px-obama-health-care-speech-to-joint-session-of-congress

Quốc hội Mỹ được cho là sẽ khó thông qua TPP trong năm 2016. Nguồn: Futurenews.co.nz

Bắt đầu thế kỷ 21, các quốc gia ở mọi nơi trên thế giới hào hứng đàm phán về các Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) dựa trên nguyên tắc mở cửa thị trường, đối lập với nguyên tắc tối huệ quốc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Đàm phán về các thỏa thuận thương mại ưu đãi đang là xu hướng chủ đạo trong thương mại và hầu như không quốc gia nào thoát khỏi ảnh hưởng của hiện tượng FTA.

Vậy tại sao Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) – một thỏa thuận thương mại tiêu chuẩn cao – vẫn là trung tâm trong các cuộc tranh luận?

Bài viết của Mireya Solis, chuyên gia cao cấp về chính sách kinh tế đối ngoại Nhật Bản tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Á thuộc Viện Brookings, sẽ làm rõ hơn vấn đề này.

Tầm quan trọng của TPP

TPP thu hút sự chú ý vì nó khuấy đảo sự cần thiết phải có những thỏa thuận lớn so với những thỏa thuận thương mại song phương nhỏ như FTA và đưa ra một cơ sở mới để thúc đẩy đàm phán thương mại khi vòng đàm phán Doha bế tắc.

TPP ban đầu chỉ gồm bốn nền kinh tế nhỏ là Brunei , New Zealand , Chile và Singapore thì nay đã có tới 12 quốc gia, chiếm 26% thương mại thế giới và được kỳ vọng tạo ra thu nhập khoảng 492 tỷ USD đến năm 2030.

TPP thúc đẩy tầm nhìn rộng mở về châu Á-Thái Bình Dương với tham vọng xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế.

Cấu trúc mở của khu vực với các cơ chế kết nối sẽ khuyến khích mở rộng thành viên thêm nữa và thiết lập mối liên kết xuyên khu vực nhằm kết nối châu Á với các khu vực Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Mặt khác, TPP đem đến hy vọng có thể kiểm soát những thay đổi trong quản lý thương mại quốc tế.

Nguyên nhân do sự thay đổi trong các chương trình nghị sự thương mại và những hạn chế của WTO với tư cách là một diễn đàn đàm phán đã đưa đến những nghi ngờ về vai trò của một hệ thống luật bắt buộc dành cho hơn 150 quốc gia thành viên.

Tuy vậy, TPP cũng tiềm ần những rủi ro về sự chia rẽ (nếu những quy định của TPP không được truyền bá rộng rãi) và sự loại trừ (nếu các thỏa thuận tự do thương mại bỏ qua các quốc gia ít phát triển).

TPP còn xây dựng hệ thống các quan điểm toàn diện nhằm xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan như các doanh nghiệp sở hữu nhà nước, tính cạnh tranh, dây chuyền cung ứng…

Với 30 chương và dài hơn 5.000 trang, các quy định của TPP phải mất thời gian mới có thể thực hiện được.

Tuy nhiên, có thể nhận thấy ngay những quy định về những vấn đề quan trọng trong lĩnh vực kinh tế chẳng hạn như Chương về Thương mại Điện tử buộc các chính phủ phải cho phép các dòng dữ liệu được lưu hành một cách tự do, không được yêu cầu đối tác phải đặt các trung tâm dữ liệu tại các vị trí bắt buộc, đưa ra khuôn khổ pháp lý để bảo mật thông tin cá nhân hay không yêu cầu phải có mã nguồn phần mềm khi cần chuyển giao hay truy cập.

TPP còn mở ra một chương mới đầy hứa hẹn cho 12 quốc gia thành viên với thể chế và mức độ phát triển khác nhau có thể thống nhất về sự tự do hóa thương mại lớn nhất cho đến thời điểm hiện nay.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng việc thúc đẩy ký kết TPP vào năm 2015 đã thể hiện một thắng lợi lớn về thương mại hiện nay sau hai thập kỷ chưa thấy một thành tựu nào về lĩnh vực này.

Kể từ khi thành lập, WTO vẫn chưa nâng cấp các quy định về đầu tư và thương mại quốc tế, trong khi đàm phán Doha vẫn bế tắc.

Do đó, TPP sẽ trở thành khuôn khổ có sức cuốn hút mạnh mẽ nhất để thúc đẩy các nước khác, trong đó có Trung Quốc phải cải cách thị trường và tham gia các cam kết tự do hóa thương mại toàn cầu.

TPP gắn kết 12 quốc gia tương đương với 40% kinh tế thế giới để đảm bảo các tập đoàn tư nhân có sân chơi công bằng trong cạnh tranh với các tập đoàn nhà nước. TPP bảo đảm Internet mở cửa và tự do.

TPP đẩy mạnh bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hiệp định này tạo ra “sân chơi” công bằng dựa trên việc đưa ra các tiêu chuẩn cao nhất và dỡ bỏ các hàng rào ngăn cản việc bán hàng Mỹ ra bên ngoài, bao gồm xóa bỏ hơn 18.000 loại thuế mà các quốc gia khác áp lên sản phẩm của Mỹ.

Nếu TPP có hiệu lực thì các doanh nghiệp Mỹ sẽ xuất khẩu nhiều hơn và điều đó có nghĩa là sẽ tạo ra nhiều việc làm với mức lương cao hơn.

U.S. President Barack Obama (C) meets with the leaders of the Trans-Pacific Partnership (TPP) countries in Beijing November 10, 2014. Leaders have gathered in Beijing for the Asia Pacific Economic Cooperation (APEC) summit. Obama will also travel to Myanmar and Australia during his week-long trip to Asia. REUTERS/Kevin Lamarque (CHINA - Tags: POLITICS BUSINESS) - RTR4DI8H

TPP có thể là khởi đầu của một định chế mới, một chương mới của tự do thương mại thế giới.

Các khó khăn còn ở phía trước

Việc thông qua các quy định trong TPP đòi hỏi phải có sáu quốc gia tương ứng với 85% tổng GDP ủng hộ thỏa thuận này trước khi nó có hiệu lực. Để đạt được con số này thì cả Nhật Bản và Mỹ đều phải thông qua.

Tuy vậy, đối với Mỹ, việc thông qua TPP vẫn là một cuộc chiến gay gắt về chính trị trong bối cảnh năm diễn ra bầu cử Tổng thống Mỹ.

Mặc dù các cuộc thăm dò dư luận cho thấy hầu như tất cả người Mỹ đều coi thương mại quốc tế là một cơ hội nhưng vẫn còn nhiều ý kiến phản đối của các nhóm môi trường và các liên đoàn lao động.

Đối với cả hai đảng, TPP vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Trong khi Tổng thống Barack Obama coi đàm phán và thông qua TPP chính là trọng tâm ưu tiên trong nhiệm kỳ của ông thì số đông đảng Dân chủ tại Quốc hội Mỹ không ủng hộ sáng kiến thương mại của ông, một phần do sự phản đối từ các liên đoàn lao động – khối cử tri truyền thống của đảng này.

Sự thay đổi trong đảng Cộng hòa khiến vấn đề TPP ngày càng trở nên phức tạp. Đảng Cộng hòa ngày càng ít gắn kết hơn với sự nổi lên của phong trào “đảng Trà” – những người phản đối việc Obama đưa ra các thỏa thuận thương mại.

Sự ủng hộ của những thành viên chủ chốt trong đảng Cộng hòa tại Thượng viện Mỹ cũng giảm vì sự bất mãn đối với việc loại bỏ các điều luật liên quan đến thuốc lá và thời gian độc quyền dữ liệu đối với các dược phẩm sinh học. Cộng đồng doanh nghiệp cũng lên án những điều luật này.

Một trong những lợi ích lớn nhất của thỏa thuận thương mại là các chính phủ có thể sử dụng chúng như là phương tiện cam kết để thực hiện những thay đổi kinh tế cần thiết.

Trên thực tế, sự cải tổ chính là vấn đề quan trọng đối với Nhật Bản vì họ thực sự muốn thoát khỏi tình trạng tăng trưởng trì trệ, chậm chạp.

Việc tái sinh nền kinh tế tất nhiên không chỉ có cải cách nông nghiệp mà còn cần hoàn thiện các biện pháp thúc đẩy năng suất trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế, quốc tế hóa các dịch vụ, thúc đẩy đầu tư vào trong nước, nâng cấp hơn nữa mạng lưới sản xuất trong khu vực và xuyên khu vực.

Các biện pháp đối phó về chăn nuôi, trồng trọt đã được chấp nhận làm gia tăng lo ngại về quyết tâm của Chính phủ Nhật Bản trong thay đổi thành phần nông nghiệp. Cam kết của Nhật Bản về việc mở cửa thị trường trong TPP là 56.000 tấn gạo nhập khẩu (dần dần sẽ lên tới 78.400 tấn).

Tuy nhiên, Chính phủ Nhật Bản cũng đã tuyên bố gia tăng thu mua dự trữ để phù hợp với hạn ngạch của TPP nhằm ngăn chặn nguy cơ giảm giá gạo và điều chỉnh thị trường.

Sự hỗ trợ này ngăn cản việc hiện đại hóa lĩnh vực nông nghiệp bởi nó khiến những nông dân làm việc bán thời gian tiếp tục hoạt động với quy mô nhỏ, cản trở sự cần thiết phải canh tác, nuôi trồng theo lối thương mại.

Chính phủ Nhật Bản đã đệ trình ngân quỹ bổ sung trị giá 312 tỷ yên dành cho các biện pháp đối phó với TPP trên lĩnh vực nông nghiệp.

Nhưng các chuyên gia nghi ngờ về hiệu quả của gói đề xuất này trong việc thúc đẩy cạnh tranh nông nghiệp bởi sự phân bổ cho các công trình công cộng vẫn rất lớn, chiếm 30% chi phí hỗ trợ nông nghiệp dành cho các dự án tái tạo đất.

Kỳ bầu cử Tổng thống tại Mỹ không giúp ích cho sự thông qua TPP, trong khi đó, bầu cử Thượng viện Nhật Bản vào tháng 6 tới cũng không có lợi cho việc thông qua một khoản bồi thường thương mại.

Tuy vậy, việc các nước chủ động thông báo nội dung TPP đã làm sáng tỏ một điểm rất quan trọng: các nước thành viên có thể mở rộng không chỉ trong khối kinh tế APEC mà bất cứ quốc gia nào có thể đáp ứng các quy định của TPP.

Việc mở rộng thành viên là rất quan trọng để tránh những nguy cơ về sự chia rẽ và loại trừ kể trên.

Trong ngắn hạn và trung hạn, kết luận của đàm phán TPP được kỳ vọng sẽ có hai tác động chính: mở rộng danh sách các quốc gia xin gia nhập và khuyến khích tham vọng cao hơn trong các cuộc đàm phán đang diễn ra.

Số các quốc gia thể hiện sự quan tâm đến gia nhập TPP đang gia tăng, bao gồm cả Hàn Quốc, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia, Thái Lan, Philippines, Colombia, Costa Rica và nhiều quốc gia khác.

Kết quả đàm phán TPP cũng tạo ra sự khích lệ đối với việc cải thiện các thỏa thuận thương mại khác và nâng cao mức độ tham vọng trong các cuộc đàm phán thương mại hiện nay bởi các quốc gia ngoài TPP sẽ muốn bảo vệ thị trường xuất khẩu của họ, thu hút đầu tư nước ngoài và bảo hộ các công ty của họ trong chuỗi cung ứng quốc tế.

Về dài hạn, thách thức lớn nhất là tạo ra một chiến lược hiệu quả để khuyến khích sự tham gia của các nền kinh tế đang nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil.

Đây vẫn là lỗ hổng trong kế hoạch phát triển các nhóm thương mại xuyên Thái Bình Dương và xuyên Đại Tây Dương của Mỹ.

TPP và Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) chính là bước khởi đầu cho một chiến lược như vậy bởi nó khuyến khích các quốc gia thực hiện tự do hóa thị trường nhiều hơn nữa.

Cuối cùng, các nền kinh tế đang nổi buộc phải tiến đến quyết định tuân thủ các tiêu chuẩn về kinh tế và tìm kiếm giải pháp chính trị để bảo vệ các lợi ích bất di bất dịch.

Câu hỏi cấp bách nhất là Trung Quốc sẽ đặt họ vào vị trí như thế nào trong mối liên hệ với TPP.

Liệu chúng ta có thể hy vọng Trung Quốc sẽ hành động theo tiền lệ trước đó – tìm cách gia nhập TPP như là họ đã làm thúc đẩy cải cách kinh tế để có thể là thành viên của WTO?

Hay thay vào đó họ lựa chọn đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do châu Á – Thái Bình Dương (FTAAP) nhằm đóng vai trò chủ động hơn trong cấu trúc kinh tế quốc tế.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

10 xu hướng ẩm thực 2019: Ăn uống là khám phá, trải nghiệm

Gần 100 doanh nghiệp Singapore tìm cơ hội đầu tư tại Thừa Thiên-Huế

Sữa Việt Nam mở đường tiến sang thị trường Trung Quốc

Ngành chế biến thực phẩm Việt Nam đang hấp dẫn nhà đầu tư ngoại

60% rau quả nhập khẩu vào Campuchia là từ Việt Nam

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:châu á thái bình dươngFTAmỹNhật BảnTPPTrung Quốctự do thương mạiwto

Tin khác

Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Khởi động chương trình Ứng viên HVNCLC 2023

Khởi động chương trình Ứng viên HVNCLC 2023

Ngành quảng cáo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022

Ngành quảng cáo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022

Thúc đẩy lập hiệp hội doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng Việt tại Thái Lan

Người Thái chuộng bao bì sản phẩm có hình hoạt họa

Khách Thaifex thích thú với những sản phẩm ‘vì sự sống’ đến từ Việt Nam

Hội DN HVNCLC tổ chức đoàn 18 DN tham gia Thaifex 2022

Bún dưa hấu Việt ‘thắng’ chợ quốc tế Thaifex 2022

Tiếp thị
Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Tìm khách nơi ‘không mợ chợ vẫn đông’

Khởi động chương trình Ứng viên HVNCLC 2023

Khởi động chương trình Ứng viên HVNCLC 2023

Ngành quảng cáo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022

Ngành quảng cáo toàn cầu sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm 2022

[Photo] Khám phá Talaad Thai – chợ đầu mối lớn nhất Thái Lan

[Photo] Khám phá Talaad Thai – chợ đầu mối lớn nhất Thái Lan

Tiêu dùng
Tăng khuyến mãi, vực dậy sức mua

Tăng khuyến mãi, vực dậy sức mua

TP.HCM: Nhiều siêu thị tung khuyến mại đến 100%

TP.HCM: Nhiều siêu thị tung khuyến mại đến 100%

Quả trứng, bó rau tăng ‘hỗn’

Quả trứng, bó rau tăng ‘hỗn’

TP.HCM tiếp tục tăng giá trứng gia cầm bình ổn từ ngày 15/6

TP.HCM tiếp tục tăng giá trứng gia cầm bình ổn từ ngày 15/6

Ứng viên HVNCLC
Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Khánh Hoà

Công ty Cổ phần Dinh dưỡng Khánh Hoà

Công ty TNHH Thời trang Cỏ và Hoa

Công ty TNHH Thời trang Cỏ và Hoa

Công ty TNHH Nhựa cơ khí và Thương mại Chấn Thuận Thành

Công ty TNHH Nhựa cơ khí và Thương mại Chấn Thuận Thành

Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Ngọc Thẩm

Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Ngọc Thẩm

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA