Hàng Tàu đội lốt Nhật, người Việt lãnh đủ
Tin mới
12:22
VISSAN ký kết hợp tác Chương trình ‘Phúc lợi đoàn viên’ với Liên Đoàn Lao động Đà Nẵng
12:10
Xiaomi phản bác cáo buộc của Mỹ
11:37
Cước tàu biển tăng cao, doanh nghiệp lao đao
10:47
Mỹ đánh giá cao Việt Nam trong hợp tác điều tra chính sách tiền tệ
23:20
VinMart giảm ‘giá sốc’ nhiều loại trái cây
23:15
Google chốt thỏa thuận mua lại Fitbit
23:11
Cố vấn thương mại Navarro lên án đảng Dân chủ luận tội ông Trump
15:56
Người ủng hộ ông Trump chuyển sang MeWe, Gab và Rumble
15:40
Ông Biden tiết lộ kế hoạch bơm 1,9 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế
15:33
Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19
15:18
Nông sản xuất khẩu sẽ tăng mạnh nhờ tiếp cận thị trường 2,2 tỷ người
10:28
EIU: Việt Nam là trung tâm của chuỗi cung ứng châu Á
09:47
Mỹ đưa thêm doanh nghiệp Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ về kinh tế
09:43
Tập đoàn LG muốn đầu tư thành phố thông minh 20.000 tỷ ở Đồng Nai
09:33
TP.HCM tìm cách ‘cứu’ chợ truyền thống
16:18
Mỹ áp thuế quan mới lên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ EU
16:05
Đóng cửa nhà máy vì cước tàu biển tăng dồn dập
15:58
‘Nhiệm kỳ mới cần phải sửa ngay Luật Đất đai’
15:55
Alibaba, Tencent, Baidu ‘thoát’ lệnh cấm đầu tư của Mỹ
15:37
Ông Trump tung đòn chống Trung Quốc vào phút chót
Bản tin thị trường
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
10:05
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì cước tàu biển đi châu Âu và Mỹ tăng hơn 5 lần
11:43
Hàng không thế giới đủ sức tồn tại để đón bình minh?
09:28
Apple sẽ đưa ra xe tự lái iCar ra thị trường vào năm 2024
10:57
Thiếu hụt container rỗng đẩy giá gạo Việt lên đỉnh cao trong 9 năm
09:45
Doanh nghiệp Việt bán hàng trên Amazon chỉ để làm thương hiệu?
09:25
Nông sản đồng bằng cần nhắm phân khúc giá cao
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Mua sắmTiếp thị
2021/01/16 - 1:08:41 PM

09:41 - 19/10/2016

Hàng Tàu đội lốt Nhật, người Việt lãnh đủ

Ở tại thủ đô Hà Nội, ba cửa hàng khác nhau khai trương hồi giữa tháng 9 có biển hiệu khá quen thuộc với người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới: hai tấm biển vuông vức nền đỏ ghi các dòng chữ bằng tiếng Nhật và các chữ Latin màu trắng.

  • Tạp chí Nikkei: ‘Miniso của Nhật sao lại bán hàng…
  • Miniso – ẩn số mới của ngành bán lẻ
  • ‘Đại gia bán lẻ Nhật Bản’ Miniso là công ty…
miniso_vietnam_deponline6

Một cửa hàng Miniso “treo đầu dê bán thịt chó” tại Việt Nam tiếp tay rửa nguồn gốc xuất xứ hàng hóa cho hàng “Made in China”.

Và điều đó khiến cho người ta nghĩ ngay đến những cửa hàng chính hiệu bán đồ Nhật Uniglo. Bên trong thì bày biện theo lối nửa của cửa hàng bán lẻ Mụi của Nhật, nửa thì kiểu Mỹ.

Vậy mà các cửa hàng đó, cho dù khoác lên mình chiếc áo cửa hàng Nhật Bản, từ biển hiệu đến quầy kệ, thậm chí cả tag giá cũng in bằng tiếng Nhật, lại hầu như bán đồ “Made in China”, xuất xứ từ Trung Quốc.

Tờ báo Nhật Bản Nikkei mở đầu bài viết về tình trạng các cửa hàng ở Việt Nam bán đồ Trung Quốc dưới lốt Nhật Bản như vậy.

Sở dĩ có tình trạng trên vì hàng Nhật từ lâu nổi tiếng về chất lượng, và trong tâm thức người tiêu dùng, hàng Nhật là số 1, còn hàng Trung Quốc thì rẻ tiền mà chất lượng chẳng ra gì. Vậy thì, treo biển hàng Nhật là một cách thức marketing rất tốt. Và nhiều người Việt đã tin sái cổ.

Một trong những cửa hàng đó có tên là Miniso, hoạt động dưới tên của một công ty được cho là có trụ sở tại Tokyo. Chuỗi này có khoảng 80 cửa hàng trên thế giới, chủ yếu ở Trung Quốc đại lục, và cửa hàng ở Hà Nội được miêu tả đó là cửa hàng đầu tiên ở Việt Nam.

Khi phóng viên Nikkei hỏi có phải Miniso là công ty của Trung Quốc hay không, thì một cô nhân viên thu ngân trả lời rằng cửa hàng bán đồ do công ty Nhật sản xuất, nhưng sản xuất tại Trung Quốc.

“Nếu Miniso là cửa hàng của Trung Quốc, thì iPhone cũng là hàng Trung Quốc vậy”, cô này trả lời.

Giá cả thì cũng “rất Nhật”, chẳng rẻ chút nào cả, chiếu theo mức thu nhập của người dân Việt Nam. Một chai sữa tắm có giá 130.000 đồng, tức khoảng 5,82 USD. Hàng Nhật mà.

Khi hàng Nhật được coi là thuộc phân khúc cao cấp, thì một làn sóng khác cũng ập đến: hàng Hàn, với phân khúc thấp hơn một chút.

Theo Nikkei, vào đầu tháng 9, một chuỗi cửa hàng Hàn Quốc cũng kịp khai trương ở cả Hà Nội lẫn TPHCM. Chuỗi này, có tên gọi là ilahui, bán hàng có dán nhãn được viết bằng chữ Hangul, nhưng lại gần như bán đồ “made in China”.

Cơn sóng Hàn Quốc đã mang đến làn sóng thời trang sao Hàn khiến cho giới trẻ Việt Nam không ít người mê mệt, và thế là nhắm mắt đi mua hàng Hàn, dù thực chất là hàng Tàu. Cộng đồng người Hàn với khoảng 140.000 người ở Việt Nam đang rất đông đúc.

Các cửa hàng và siêu thị Hàn Quốc, từ Lotte Mart đến Emart liên tục mọc lên, nhưng có vẻ chưa đủ. Thị trường người Việt mới là quan trọng, và hàng Hàn quốc được định vị là hàng trung cấp cho người dùng giới trung lưu, đang được khai phá.

Theo tờ Nikkei, các cửa hàng cửa hiệu ở Việt Nam đang tràn ngập hàng Trung Quốc. Bất chấp những cảnh báo, bất chấp nhiều sự cố, nhiều vấn đề đã được nêu ra, từ chuyện ngộ độc thực phẩm đến nổ pin điện thoại vì hàng dỏm, người bán vẫn bán, người mua vẫn mua.

Do quan hệ hai bên có những lúc căng thẳng trong thời gian gần đây, vì thế làn sóng tẩy chay hàng Tàu khá nhiều, và thế là nhiều người tìm thấy cơ hội bán hàng Nhật, hàng Hàn “made in China”.

“Trung Quốc giờ đã tăng thêm một cấp độ khi làm hàng giả: đó là giả nguồn gốc xuất xứ! Họ chắc sẽ lập tượng đài ghi công ơn nhiều người “được gọi là”Việt đã tiếp tay cho họ “rửa nguồn gốc xuất xứ hàng hóa””, một bạn đọc bình luận về bài báo của Nikkei.

Hoàng Phi
Theo TGTT

Có thể bạn quan tâm

Việt Nam xây chợ biên giới kiểu mẫu tặng Campuchia

Tại sao TPP vẫn là trung tâm trong các cuộc tranh luận?

Siết chặt cấp phép cho doanh nghiệp FDI trong lĩnh vực bán lẻ

Nhập siêu của Việt Nam giảm còn 2,13 tỷ USD

Cặp đôi hoàn hảo

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:hàng nhậthãng tàumade in chinaminisonikkeithị trường cạnh tranh

Tin khác

Việt Nam thiếu mặt bằng bán lẻ cho các nhãn hàng cao cấp

Việt Nam thiếu mặt bằng bán lẻ cho các nhãn hàng cao cấp

Mời DN HVNCLC cùng Go Online lên sàn điện tử

Mời DN HVNCLC cùng Go Online lên sàn điện tử

Chuỗi cà phê số 1 Thái Lan âm thầm tiến vào Việt Nam

Chuỗi cà phê số 1 Thái Lan âm thầm tiến vào Việt Nam

Mì ăn liền nay đã trở thành ‘mặt hàng cao cấp’

Nước mắm Việt hơn 400.000 đồng/chai trên Amazon

Ra mắt Liên minh thúc đẩy sản vật địa phương

Nhật Bản thúc đẩy xuất khẩu rượu shochu

Những điều cần biết để tránh ‘bị hớ’ trong mùa Black Friday

Tiếp thị
Việt Nam thiếu mặt bằng bán lẻ cho các nhãn hàng cao cấp

Việt Nam thiếu mặt bằng bán lẻ cho các nhãn hàng cao cấp

Mời DN HVNCLC cùng Go Online lên sàn điện tử

Mời DN HVNCLC cùng Go Online lên sàn điện tử

Chuỗi cà phê số 1 Thái Lan âm thầm tiến vào Việt Nam

Chuỗi cà phê số 1 Thái Lan âm thầm tiến vào Việt Nam

Hàng Việt ‘chập chững’ vào siêu thị ngoại

Hàng Việt ‘chập chững’ vào siêu thị ngoại

Tiêu dùng
VinMart giảm ‘giá sốc’ nhiều loại trái cây

VinMart giảm ‘giá sốc’ nhiều loại trái cây

Doanh thu bán lẻ và dịch vụ năm 2020 đạt hơn 5 triệu tỷ đồng

Doanh thu bán lẻ và dịch vụ năm 2020 đạt hơn 5 triệu tỷ đồng

Những mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ trong 1 năm đại dịch Covid-19

Những mặt hàng tiêu thụ nhiều nhất tại Mỹ trong 1 năm đại dịch Covid-19

Xu thế tiêu dùng mới tại TTTM hậu Covid-19

Xu thế tiêu dùng mới tại TTTM hậu Covid-19

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA