Mất bao lâu thì biển miền trung sẽ phục hồi?
Tin mới
13:49
Tước giấy phép của 7 doanh nghiệp đầu mối xăng dầu
13:41
Kinh tế Nga suy giảm mạnh trong quý 2/2022
13:33
Quỹ ‘nuốt hết’ mức giảm giá xăng dầu
13:27
Bãi bỏ quy định về tính tỷ lệ nội địa hóa ôtô từ ngày 1/10
10:44
Việt Nam lên tiếng việc Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép
10:37
Tiền lại đổ mạnh vào chứng khoán
10:34
Bộ Y tế: Chưa tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ dưới 5 tuổi
10:24
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt và ‘bêu tên’ trên truyền thông
10:19
Lạm phát giảm nhẹ, FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất?
10:16
Mỹ ra quyết định bước ngoặt về Covid-19
10:11
Tiếp cận vốn vay ngân hàng không dễ
10:06
Món Việt tìm cách vào bếp Âu
12:31
Cuộc chiến Mỹ-Trung trên thị trường chứng khoán
12:28
Tỷ phú Elon Musk bán 6,9 tỷ USD cổ phiếu Tesla
12:22
Sẽ cấm mua hộ vé số?
12:17
TP.HCM: Đề nghị siêu thị giảm chiết khấu, không tăng giá bất hợp lý
12:14
USD giảm giá rất mạnh, vàng vẫn ‘bốc hơi’
12:10
Nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh
12:05
‘Cấm cửa’ than Nga, EU đối mặt thách thức gia tăng
11:58
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa hơn 200 năm đậm vị
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Thời sựXã hội
2022/08/13 - 4:24:00 PM

15:33 - 06/07/2016

Mất bao lâu thì biển miền trung sẽ phục hồi?

Phải mất ít nhất 50 năm hệ sinh thái biển của bốn tỉnh miền trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế mới có thể phục hồi lại được như trước.

  • Phục hồi quần thể sinh vật biển sau vụ Formosa…
  • Công nghệ sử dụng của Formosa tại Vũng Áng không…
  • Làm cá chết hàng loạt, Formosa bồi thường 500 triệu…
47c4b9dd3927861718eb7d1d46c5b4ff

San hô bị chết ở đáy biển bốn tỉnh miền trung. Ảnh:  Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Theo các nhà khoa học, trong thời gian ba tháng hàm lượng phenol và xyanua đã mất đi 80% và đang cần được kiểm tra trầm tích để có kết luận chính xác.

Tuy nhiên, phải mất ít nhất 50 năm hệ sinh thái biển của bốn tỉnh miền trung là Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế mới có thể phục hồi lại được như trước.

Đang lấy mẫu trầm tích kiểm tra hàm lượng phenol và xyanua trong nước biển

Theo khảo sát của các nhà khoa học trong Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiên cứu phân tích, đánh giá nguyên nhân hiện tượng hải sản chết bất thường tại một số tỉnh ven biển miền trung, sự cố xả thải của Formosa đã gây nên hậu quả nghiêm trọng đối với hệ sinh thái.

Hội đồng khoa học đã khảo sát tại các điểm Mũi Ròn Mạ và Hòn Sơn Dương (Hà Tĩnh), cảng Hòn La và đảo Hòn Nồm (đảo Yến) – Vũng Chùa (Quảng Bình), Cửa Tùng và Cồn Cỏ (Quảng Trị), Hòn Sơn Chà và điểm rạn Bãi Chuối, Bắc Hải Vân (Thừa Thiên – Huế).

Theo đánh giá, khoảng 50% diện tích san hô khu vực biển bốn tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế đã bị phá hủy (trên tổng số gần 800 ha).

Tại điểm khảo sát ở Cồn Cỏ (Quảng Trị) không thấy hiện tượng chết bất thường của san hô, cá và các sinh vật sống trên rạn, cũng như tìm thấy nhiều loài cá có giá trị kinh tế.

Trong khi đó, các điểm khảo sát còn lại đều cho thấy hệ sinh vật khá nghèo nàn và không tìm thấy các loài cá có giá trị kinh tế, chỉ bắt gặp một số cá thể thuộc họ cá Thia (Pomacentridae) ít có giá trị kinh tế.

Tại Cửa Tùng, các nhà khoa học không phát hiện thấy ấu trùng tôm hùm con ở các hốc đá, mặc dù theo ngư dân thì đây là thời điểm khai thác tôm hùm con tốt nhất trong năm.

Đặc biệt, hiện tượng cá chết hàng loạt xảy ra ở khu vực Thừa Thiên – Huế, ngoài các vấn đề có liên quan đến suy giảm đa dạng sinh học, phá hủy các sinh cảnh ngầm cho các loài thủy sản cư ngụ thì vấn đề đáng lo ngại hơn là làm mất đi các bãi đẻ truyền thống của các loài cá có giá trị kinh tế cao, dẫn tới sự mất cân bằng sinh thái trong hệ do làm suy giảm khả năng bổ sung các cá thể tham gia vào quần đàn cá bố mẹ.

Ở khu vực điểm rạn san hô Bãi Chuối do rong tảo sẽ có cơ hội phát triển và che phủ hoàn toàn trên nền đáy là các tập đoàn san hô bị chết, dẫn tới làm mất các giá thể cho các ấu trùng san hô bám trong giai đoạn đầu.

Điều này có nghĩa là cần rất nhiều thời gian để có sự phục hồi cho các tập đoàn san hô tạo rạn cho khu vực ven bờ, kể cả trong trường hợp chất lượng môi trường ổn định trở lại.

“Phải mất ít nhất 50 năm sau, hệ sinh thái biển ở bốn tỉnh này mới phục hồi lại như hiện trạng ban đầu”, TS Vũ Đức Lợi nhận định.

Đánh giá về mức độ nhiễm độc tại biển bốn tỉnh miền trung hiện nay, TS Vũ Đức Lợi, Phó Viện trưởng Viện Hóa học (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ nghiên cứu phân tích, đánh giá nguyên nhân hiện tượng hải sản chết bất thường tại một số tỉnh ven biển miền trung cho biết, về lý thuyết sau ba tháng 80% hàm lượng phenol và xyanua sẽ tự phân hủy.

Thời điểm này, các nhà khoa học đang làm đánh giá khảo sát tại 13 mặt cắt từ Vũng Áng (Hà Tĩnh) đến Thừa Thiên – Huế, phân tích các dạng trầm tích và xác định hàm lượng phenol và xyanua còn lại.

“Là nhà khoa học, chúng tôi chưa thể có khuyến cáo gì cho người dân cho đến khi có các số liệu khoa học cụ thể”, TS Vũ Đức Lợi nhấn mạnh.

sanho2

San hô bị chết ở đáy biển bốn tỉnh miền trung. Ảnh: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

Cần thời gian phục hồi môi trường biển

Bàn về các giải pháp “làm sạch” môi trường biển bị ô nhiễm, PGS, TS Trịnh Văn Tuyên – Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cho rằng: “Theo thời gian, biển có khả năng tự làm sạch. Chúng tự hấp phụ và tự động nhả hấp phụ, nồng độ chỗ nào cao thì tự chuyển sang nơi có nồng độ thấp. Độc tố sẽ hòa tan dần dần và giảm đi theo thời gian”.

“Trong môi trường nước, kể cả trong nước biển, có các chủng vi sinh tự phân hủy được. Tuy nhiên đó là giả định sẽ không có thêm chất thải gì tiếp thải ra nước biển, còn nếu vẫn còn chất thải thải ra biển thì chất thải sẽ cộng hưởng thêm”.

PGS, TS Trịnh Văn Tuyên cũng cho biết, môi trường biển gồm nước biển, trầm tích biển và san hô. Về nước biển, các nhà khoa học cùng các cơ quan liên quan đã lấy mẫu phân tích rất cẩn thận, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước biển rất thấp, chỉ duy nhất hàm lượng sắt đo được ở trạm Sơn Dương là hơi cao hơn so với tiêu chuẩn nước biển bề mặt.

Còn lại trầm tích, các nhà khoa học phối hợp Bộ Tài nguyên và Môi trường đang khảo sát, đo đạc tại 13 mặt cắt vào những thời điểm khác nhau để xem sự giải hấp, biến thiên của độc tố như thế nào, trong quá trình giải hấp, nồng độ độc tố giảm như thế nào. Kết quả này sẽ là cơ sở để đưa ra phương án xử lý ô nhiễm môi trường biển khu vực bốn tỉnh miền trung.

TS Vũ Đức Lợi cho rằng, nếu hàm lượng phenol, xyanua còn lại ở trong nước biển vẫn cao, đồng thời có kim loại nặng thì bắt buộc phải hút trầm tích vì kim loại nặng không tự phân hủy.

Nếu dùng phương án này thì sẽ phải huy động các tàu hút để thực hiện. Sau đó chúng ta sẽ phải tạo ra các hố rất to và sâu để chứa trầm tích, đồng thời sẽ tiến hành các công đoạn xử lý, chôn lấp an toàn.

Là chuyên gia trực tiếp kiểm tra, đánh giá công đoạn xả thải của Formosa, PGS – TS Trịnh Văn Tuyên đánh giá, phần lớn các hạng mục công nghệ sản xuất thép của Formosa tốt, tuy nhiên công nghệ xử lý nước thải cần có cải tiến và phải được kiểm soát chặt chẽ hơn nữa.

Một trong những nguồn gây ô nhiễm chính là do quy trình luyện cốc của Formosa, để khắc phục tình trạng này Formosa cần cải tạo, thay thế công nghệ dập cốc ướt thành dập cốc khô.

Đoàn các nhà khoa học đã cùng với các cán bộ quản lý nhà nước về môi trường yêu cầu Công ty Formosa cải tiến và hoàn thiện công nghệ xử lý và giám sát chất lượng môi trường.

“Ngoài vấn đề yêu cầu Formosa xả thải phải đạt tiêu chuẩn và phải hành động điều chỉnh tiêu chuẩn xả thải, các cơ quan chức năng Việt Nam cần phải giám sát chặt chẽ hơn nữa việc xả thải. Tuy nhiên, cũng cần phải xây dựng các bể kiểm tra thử độc tính sinh học của động thực vật đối với nước thải sau xử lý để bảo đảm chất lượng nước xả thải. Có như vậy, môi trường, hệ sinh thái biển mới có thể nhanh chóng phục hồi”, PGS – TS Trịnh Văn Tuyên lưu ý.

Theo Nhân Dân

Có thể bạn quan tâm

TPHCM sắp di dời 5.800 hộ dân ven Kênh Đôi – Kênh Tẻ

Đào tạo y khoa thời bình không thể như thời chiến!

TP.HCM: Sức mua hoa các loại tăng cao

Cục Thú y tung 4.000 bộ kit truy tìm nguồn gốc chất salbutamol

TP.HCM cần khoảng 300.000 lao động trong năm 2022

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:biển miền Trungcá chết hàng loạtFormosaphenolxả thảixyanua

Tin khác

Tranh cãi cấm xe khách vào nội đô TP.HCM

Tranh cãi cấm xe khách vào nội đô TP.HCM

Thuế Thu nhập Cá nhân quá lỗi thời so với 10 năm trước

Thuế Thu nhập Cá nhân quá lỗi thời so với 10 năm trước

TP.HCM: Hàng trăm dự án đầu tư công giải ngân 0 đồng

TP.HCM: Hàng trăm dự án đầu tư công giải ngân 0 đồng

Vì sao nhà ở xã hội chậm được khai thông?

‘Đỏ mắt’ tìm mua sách giáo khoa

Người làm công ăn lương ‘oằn mình’ đóng thuế

VASEP ‘kêu cứu’ về tín dụng đen hoành hành, đe dọa lãnh đạo doanh nghiệp

Grab chưa gửi giải trình về phụ thu phí nắng nóng

Môi trường
Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu

Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu

Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu

Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách

Nước lũ về miền Tây chuyển biến tích cực

Nước lũ về miền Tây chuyển biến tích cực

Xã hội
Tranh cãi cấm xe khách vào nội đô TP.HCM

Tranh cãi cấm xe khách vào nội đô TP.HCM

Thuế Thu nhập Cá nhân quá lỗi thời so với 10 năm trước

Thuế Thu nhập Cá nhân quá lỗi thời so với 10 năm trước

TP.HCM: Hàng trăm dự án đầu tư công giải ngân 0 đồng

TP.HCM: Hàng trăm dự án đầu tư công giải ngân 0 đồng

Xăng có thể về 20.000 đồng/lít nếu bỏ thuế?

Xăng có thể về 20.000 đồng/lít nếu bỏ thuế?

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA