Trung Quốc cấm nhập chất thải nhựa, Đông Nam Á thành 'điểm tập kết' mới
Tin mới
15:05
‘Chiến dịch’ thú vị của Be Group
15:02
Giá xe máy giảm mạnh, hết thời ‘chặt chém’ khách hàng
10:21
Có nên ‘lướt sóng’ vàng trong cơn sốt giá?
10:09
Kinh tế số đang bùng nổ tại Đông Nam Á
10:03
Kỹ thuật số là chìa khóa tăng trưởng kinh doanh
10:00
Thái Lan mạnh tay trấn áp hàng giả online
09:39
Chuyện ‘trúng số’ của mì tôm thanh long
09:33
Nghịch lý càng khuyến mãi giá càng tăng?
15:50
Thu hút FDI: Liên kết cả ‘ngược’ lẫn ‘xuôi’ đều yếu
15:33
Doanh nghiệp thuỷ sản vẫn gặp khó cuối năm
15:29
Bitcoin vượt 41.000 USD/BTC đánh dấu chu kỳ tăng giá mới?
10:38
Vàng SJC quay đầu giảm mạnh theo đà lao dốc của giá vàng thế giới
10:12
‘Chạy đua’ kích cầu tín dụng
09:44
‘Muốn vươn ra quốc tế, phải làm tốt thị trường nội địa’
09:36
Thị trường trái phiếu sẽ tiếp tục ‘đứng hình’?
09:26
Mở dịch vụ giao hàng, Xanh SM có tìm được chỗ đứng?
15:32
Biến bã hèm, bã mía thành nhựa
15:20
Xu hướng mới: nước hoa cho trẻ em
15:16
Thành quả của Coffee House
15:10
Quản lý thị trường vàng bằng Nghị định 24 đã không còn phù hợp
Bản tin thị trường
15:37
Thị trường 24/7: Việt Nam đứng top 3 thế giới về lượng người sở hữu tiền số; Giá dầu thấp nhất 5 tháng
16:20
Thị trường 24/7: Tăng trần giá vé máy bay nội địa; Giá cà phê tiếp tục lập kỷ lục mới
16:02
Thị trường 24/7: Lãi suất huy động xuất hiện đáy mới; Xuất khẩu gạo sang nhiều nước EU tăng đột biến
16:32
Thị trường 24/7: Giá gạo xuất khẩu tăng lên mức 663 USD/tấn; Hơn 2,87 tỷ USD vốn ngoại rót vào BĐS
16:20
Thị trường 24/7: Giá xăng RON95 giảm 34 đồng mỗi lít; Ấn Độ tiếp tục là điểm sáng kinh tế toàn cầu
15:47
Thị trường 24/7: Doanh nghiệp sắp được phép khuyến mãi 100%; VN áp thuế tối thiểu toàn cầu từ năm 2024
16:35
Thị trường 24/7: Vàng SJC tăng vọt lên mức 73,5 triệu đồng; Chanh Trung Quốc đổ về TP.HCM
15:32
Thị trường 24/7: Vàng nhẫn tăng giá kỷ lục; Ô tô nhập về Việt Nam bất ngờ tăng gần 30%
16:04
Thị trường 24/7: Cả nước chỉ có 305 công trình xanh; Louis Vuitton muốn tổ chức đoàn tàu cổ Bắc – Nam
16:09
Thị trường 24/7: Xăng giảm về mốc 23.000 đồng; Trình Thủ tướng chấp thuận đầu tư casino Vân Đồn
16:27
Thị trường 24/7: Hãng xe máy lớn thứ 4 thế giới vào Việt Nam; Vàng tăng phi mã, vượt 72 triệu đồng một lượng
15:57
Thị trường 24/7: USD ngân hàng rớt mốc 24.300 đồng; Bộ Tài chính bác kiến nghị ưu đãi của các hãng ô tô
16:19
Thị trường 24/7: Giá USD giảm mạnh; Vịnh Hạ Long bị đưa vào danh sách ‘No list 2024’
15:43
Thị trường 24/7: Thu từ xổ số đạt hơn 34,5 ngàn tỷ đồng; Giá vàng SJC tiến sát mốc 71 triệu đồng
15:27
Thị trường 24/7: Tôm hùm xuất khẩu rớt giá mạnh; Thương lái vào tận vườn tranh mua sầu riêng trái mùa
15:22
Thị trường 24/7: VN sắp xuất khẩu lô tổ yến đầu tiên sang TQ; Indonesia thu 1 tỷ USD thuế TMĐT
15:29
Thị trường 24/7: Meta trở lại Trung Quốc sau 14 năm; Đối tác Apple rót thêm hơn 330 triệu USD vào Bắc Giang
16:10
Thị trường 24/7: Giá điện tăng 4,5%; Quốc hội ‘chốt’ mục tiêu tăng trưởng năm 2024 từ 6,0-6,5%
16:02
Thị trường 24/7: Agribank công bố giảm lãi suất cho vay tới 4 điểm %; Tesla chuẩn bị sản xuất xe điện bình dân
15:35
Thị trường 24/7: Thanh long ruột đỏ rớt giá một nửa; Airbnb bị truy thu hơn 800 triệu USD tiền thuế tại Italy
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Trong nướcMôi trường
2023/12/06 - 3:39:23 PM

11:08 - 12/07/2019

Trung Quốc cấm nhập chất thải nhựa, Đông Nam Á thành ‘điểm tập kết’ mới

Từ tháng 1/2018, Trung Quốc – nhà nhập khẩu nhựa phế liệu lớn nhất thế giới, cấm nhập khẩu các loại chất thải nhựa đã khiến các quốc gia Đông Nam Á trở thành nơi tập kết loại chất thải này.

  • Indonesia gửi trả Australia hơn 200 tấn rác thải
  • Malaysia trả lại 3.300 tấn rác thải nhựa cho ‘các…
  • Thái Lan cũng xuất rác sang Việt Nam

Chất thải nhựa đang là vấn đề nan giải trong khu vực ASEAN.

Bằng cách lợi dụng các quy định môi trường lỏng lẻo so với quy định nghiêm ngặt ở các nước phát triển, lượng chất thải nhựa nhập khẩu vào khu vực ASEAN đã tăng lên rất nhiều.

Theo số liệu thống kê, chất thải nhựa nhập khẩu vào Malaysia đã tăng lên khoảng 110.000 tấn mỗi tháng sau lệnh cấm nhập của Trung Quốc, và tình trạng tương tự cũng diễn ra ở Thái Lan, Việt Nam và Philippines.

Malaysia đã trả lại 5 container chất thải nhựa cho Tây Ban Nha. Bộ trưởng Năng lượng, Khoa học, Công nghệ, Môi trường và Biến đổi khí hậu Malaysia Yeo Bee Yin tuyên bố nước này sẽ tiếp tục gửi chất thải nhựa trở lại các nước xuất khẩu chúng.

Các nước ASEAN đang có lập trường mạnh mẽ về vấn đề chất thải nhựa. Tuy nhiên, có một số biện pháp nhất định mà ASEAN có thể áp dụng để ngăn chặn mạnh mẽ chất thải nhựa, trong đó có việc phê chuẩn Công ước Basel sửa đổi về cấm xuất khẩu chất thải nhựa, hình thành công ước giữa các nước ASEAN để cấm nhập khẩu rác thải và thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung để giải quyết vấn đề.

Thứ nhất, về phê chuẩn Công ước Basel sửa đổi về cấm xuất khẩu chất thải nhựa, ASEAN có thể phê chuẩn công ước sửa đổi này theo đề nghị của Giám đốc quốc gia tổ chức Hòa bình Xanh Thái Lan.

Công ước Basel sửa đổi đã được thông qua vào năm 1995, là một hiệp ước quốc tế được thiết kế để giảm thiểu việc vận chuyển chất thải nguy hại từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển hơn.

Công ước sửa đổi đã được Liên minh châu Âu (EU), một trong những nhà sản xuất chất thải nhựa lớn nhất, chấp nhận nhưng nó vẫn chưa được phê chuẩn, vì công ước sửa đổi này đòi hỏi có sự phê chuẩn của 3/4 số quốc gia thành viên của Công ước Basel.

Công ước Basel sửa đổi cấm xuất khẩu chất thải nguy hại vì bất kỳ lý do gì, bao gồm cả tái chế từ các quốc gia phát triển. Các quốc gia này chủ yếu thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), trong đó có Anh, Mỹ, Canada và các nước đang phát triển khác.

Việc phê chuẩn Công ước Basel sửa đổi sẽ biểu thị lập trường mạnh mẽ của ASEAN đối với việc xuất khẩu chất thải nhựa từ các nước phát triển vào khu vực. Sau khi phê chuẩn, công ước có thể giảm được phần lớn lượng rác thải nhựa vận chuyển vào ASEAN vì các nước phát triển sẽ ngần ngại trước khi gửi chất thải nhựa đến khu vực.

Các quốc gia thành viên ASEAN có thể vận động hành lang chung tại Hội nghị Công ước Basel tiếp theo để bảo vệ mạnh mẽ hơn đối với việc xuất khẩu chất thải nhựa sang các nước trong khu vực.

Bên cạnh đó, khối này cũng có thể vận động để phê chuẩn và thực hiện nhanh hơn Công ước Basel sửa đổi vì việc sửa đổi đòi hỏi sự phê chuẩn của 75% số quốc gia tham gia Công ước Basel. Về lý thuyết, Công ước Basel sửa đổi là một biện pháp phù hợp để ngăn chặn mọi hoạt động xuất khẩu chất thải trong tương lai tới khu vực

Yếu tố thứ hai liên quan đến việc hình thành công ước giữa các nước ASEAN để cấm nhập khẩu rác thải. ASEAN có thể đưa ra một công ước cấm nhập khẩu chất thải của bất kỳ quốc gia thành viên nào, thậm chí có thể hướng tới Công ước Bamako để lấy cảm hứng. Công ước Bamako là một hiệp ước của các quốc gia châu Phi cấm nhập khẩu bất kỳ chất thải nguy hại nào.

Thứ ba là việc hình thành một lực lượng đặc nhiệm chung để giải quyết vấn đề. ASEAN có thể thành lập một lực lượng đặc nhiệm chung gồm các bộ trưởng môi trường của tất cả các quốc gia thành viên. Lực lượng đặc nhiệm có thể đưa ra các biện pháp để ngăn chặn hoạt động nhập khẩu chất thải.

Một trong những biện pháp này là việc thắt chặt kiểm tra các tàu chở hàng nhằm đảm bảo rằng, không có chất thải như vậy được vận chuyển vào khu vực ASEAN bằng các hình thức gian dối. Lực lượng đặc nhiệm cũng có thể thực hiện các biện pháp như thúc đẩy chính sách và truy tố các cá nhân không tuân theo các quy định về môi trường.

Với việc có một lực lượng đặc nhiệm chung, thông tin có thể được chia sẻ giữa các quốc gia thành viên để đảm bảo rằng chất thải không được nhập lậu vào khu vực. Ngoài ra, ASEAN cũng có thể thiết lập có các tuyến vận chuyển trả lại chất thải cho các nước phát triển này.

Cho đến nay, biện pháp hiệu quả nhất là thành lập một nhóm đặc nhiệm chung và xác định phạm vi quyền hạn và sự tham gia để đảm bảo vấn đề chất thải được xử lý nhanh chóng. Việc hợp nhất các nguồn lực từ mỗi thành viên ASEAN sẽ cho phép khu vực giải quyết được hiệu quả vấn đề rác thải nhựa.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

18 bang ở Mỹ khởi kiện chính phủ điều chỉnh quy định về khí thải xe hơi

Trung Quốc bên bờ vực cuộc khủng hoảng nước

Bình Thuận tiếp tục ‘kêu cứu’ về quy hoạch titan

Tại sao Trung Quốc ‘tha thiết’ đổ vốn vào nhiệt điện than Việt Nam?

Thay thế chai nhựa, còn chặng đường dài

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chất thải nhựađông nam á

Tin khác

Xe điện gặp khó vì thiếu trạm sạc

Xe điện gặp khó vì thiếu trạm sạc

Tro, xỉ than nhiệt điện ‘hút hàng’

Tro, xỉ than nhiệt điện ‘hút hàng’

Xu hướng ESG trong bất động sản: thay đổi ngay vẫn kịp

Xu hướng ESG trong bất động sản: thay đổi ngay vẫn kịp

‘100 CEO’ hiến kế để TP.HCM trở thành ‘thành phố xanh’

Cần Giờ là ‘gạch nối’ quan trọng trong hành lang ven biển

Đà Lạt tính toán đưa nhà kính khỏi nội đô

El Nino gia tăng dần cường độ trong năm 2023-2024

Kỹ sư Lê Văn Tạch: Không quá cần thiết phải kiểm soát khí thải xe máy

Cà phê sáng
Nghịch lý càng khuyến mãi giá càng tăng?

Nghịch lý càng khuyến mãi giá càng tăng?

Thu hút FDI: Liên kết cả ‘ngược’ lẫn ‘xuôi’ đều yếu

Thu hút FDI: Liên kết cả ‘ngược’ lẫn ‘xuôi’ đều yếu

Thị trường trái phiếu sẽ tiếp tục ‘đứng hình’?

Thị trường trái phiếu sẽ tiếp tục ‘đứng hình’?

Doanh nghiệp vẫn yếu

Doanh nghiệp vẫn yếu

Đời sống
Giá xe máy giảm mạnh, hết thời ‘chặt chém’ khách hàng

Giá xe máy giảm mạnh, hết thời ‘chặt chém’ khách hàng

Dịch vụ cho thuê xe tự lái lo ‘mất Tết’

Dịch vụ cho thuê xe tự lái lo ‘mất Tết’

TP.HCM sẽ cấp giấy chứng nhận nhà đất mua bán giấy tay?

TP.HCM sẽ cấp giấy chứng nhận nhà đất mua bán giấy tay?

Giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng

Giao dịch bất động sản phải qua ngân hàng

Môi trường
Xe điện gặp khó vì thiếu trạm sạc

Xe điện gặp khó vì thiếu trạm sạc

Tro, xỉ than nhiệt điện ‘hút hàng’

Tro, xỉ than nhiệt điện ‘hút hàng’

Xu hướng ESG trong bất động sản: thay đổi ngay vẫn kịp

Xu hướng ESG trong bất động sản: thay đổi ngay vẫn kịp

‘Chiến lược xanh’, vấn đề sống còn của kỷ nguyên mới

‘Chiến lược xanh’, vấn đề sống còn của kỷ nguyên mới

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA