Trung Quốc trong vòng xoáy lạm phát toàn cầu
Tin mới
10:48
Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’
10:46
Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà
10:40
Hãy để cho con làm sai
10:33
Tạm biệt lý thuyết xám tìm đến cây đời xanh
16:37
Formosa Hà Tĩnh đã chi hàng tỷ USD để khắc phục môi trường
16:29
Mở thầu quốc gia 106 danh mục thuốc
16:24
Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản
15:54
Sau 7 lần tăng, giá xăng RON 95 giảm nhỏ giọt 110 đồng/lít
10:59
Sách tháng 6: ‘Bữa Tiệc’ sáu món
10:52
Vở kịch: ‘Làm bạn với bầu trời’
10:45
Zero-Covid ‘hô biến’ hàng không Hong Kong!
10:30
‘Em và Trịnh’ đẹp, tham vọng nhưng chưa sâu
10:21
Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư
10:18
Làm báo ở Sài Gòn thập niên 1960
09:36
Chào hè cùng bộ sưu tập ‘Sắc hạ cho nàng’ từ Ngọc Thẩm Jewelry
09:32
3 món ngon từ thịt heo cho ngày hè thanh mát
16:24
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 lên mức 7%
16:10
Xuất khẩu trái cây sang Trung Quốc đã ‘thông thoáng’
16:06
Tính đến 20/6, tín dụng đã tăng trưởng 8,51%
15:53
Nhiều dư địa cho xuất khẩu cà phê vào thị trường Mỹ
Bản tin thị trường
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Quốc tế
2022/07/04 - 7:45:28 AM

14:56 - 18/05/2022

Trung Quốc trong vòng xoáy lạm phát toàn cầu

Cú sốc lạm phát năm nay thực sự mang tính toàn cầu khi hầu hết quốc gia ghi nhận xu hướng hàng hóa tăng giá nhanh và cao bất ngờ, trong khi hoạt động kinh tế suy giảm dẫn đến kỳ vọng tăng trưởng xấu đi.

Hàng hóa còn ùn ứ tại cảng Dương Sơn (TP Thượng Hải, Trung Quốc) hồi tháng 4. Ảnh: Bloomberg.

Các chuyên gia tại Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ chỉ đạt trung bình 3,3% trong năm nay, giảm so với mức 4,1% được dự đoán hồi tháng 1, trước khi nổ ra cuộc khủng hoảng Ukraine. Lạm phát toàn cầu cũng được dự báo ở mức 6,2%, cao hơn 2,25% so với tháng 1, theo hãng tin Reuters.

Là quốc gia nằm sâu trong chuỗi cung ứng và sản xuất của thế giới, Trung Quốc (TQ) không thể tránh khỏi tác động từ các diễn biến tiêu cực này.

Chỉ số kinh tế Trung Quốc ảm đạm

Hãng tin Bloomberg dẫn báo cáo công bố hôm 16/5 của Cục Thống kê quốc gia TQ (NBS) cho thấy chỉ số giá sản xuất (PPI) của nước này trong tháng 4 đã tăng 8% so với thời điểm tháng 4-2021, tuy có thấp hơn một chút so với mức tăng 8,3% vào tháng 3 nhưng vẫn cao hơn ước tính trung bình 7,8% trong một cuộc khảo sát của Bloomberg với một số chuyên gia. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) TQ cũng tăng từ 1,5% trong tháng 3 lên 2,1% vào tháng 4, vượt quá dự báo ​​1,8% dù chưa chạm mức trần 3% mà Bắc Kinh đã đặt ra.

Chi phí cao đã gây sức ép đối với lợi nhuận của các nhà sản xuất tại TQ. Các đợt bùng phát dịch Covid-19 nghiêm trọng kéo theo sự áp đặt những biện pháp hạn chế chống dịch đã gián tiếp làm tăng thêm chi phí hoạt động, khiến các nhà máy đối mặt với nhiều khó khăn hơn để duy trì sản xuất, thu mua nguyên liệu thô và vận chuyển thành phẩm, cuối cùng dẫn tới lạm phát gia tăng.

Thực phẩm tại TQ đã trở nên đắt hơn vào tháng 4 cũng vì tác động từ các lệnh phong tỏa do dịch Covid-19. Dữ liệu của NBS cho thấy so với một năm trước, giá rau sạch trong tháng 4 đã tăng 24% – vượt quá mức tăng 17,2% của tháng 3, giá trái cây tăng hơn 14%, giá thịt heo tăng 33,3%, giá nhiên liệu tăng 28%.

Giá nhiên liệu tăng khiến giá tiêu dùng, chi phí di chuyển tăng nhanh nhất so với bất kỳ mặt hàng nào trong rổ tính CPI. Chỉ số CPI lõi, đã loại trừ giá thực phẩm và năng lượng dễ bay hơi, đã tăng 0,9% trong tháng 4, so với mức tăng 1,1% của tháng 3.

Theo báo cáo của Công ty xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ) về tình hình kinh tế TQ thời gian qua, việc đóng cửa kéo dài TP Thượng Hải, vốn là nơi tập trung nhiều hoạt động kinh tế của TQ, đã làm trầm trọng thêm áp lực đối với chuỗi cung ứng toàn cầu và mối quan ngại về lạm phát. Lưu lượng hàng hóa vận chuyển tại TP Thượng Hải đã sụt giảm trong tháng 4 và đầu tháng 5, dẫn đến hàng hóa bị tồn đọng tại cảng.

“Do cảng Thượng Hải xử lý khoảng 1/5 tổng lượng hàng hóa của TQ và nước này chiếm tới 15% xuất khẩu hàng hóa của thế giới, tình trạng thiếu hụt hàng sản xuất có thể gia tăng và gây thêm sức ép cho lạm phát toàn cầu hiện tại. Tăng trưởng kinh tế của TQ trong tương lai gần sẽ chậm hơn, làm ảnh hưởng đến lạm phát thế giới do sự suy yếu của nhu cầu hàng hóa và giá cả” – đài CNBC dẫn báo cáo của Fitch Ratings.

Lựa chọn nào cho Trung Quốc?

Tờ The Wall Street Journal chỉ ra rằng đến nay, giới chức Bắc Kinh vẫn hết sức cố gắng để giữ cho tình trạng lạm phát toàn cầu không ảnh hưởng quá lớn đến kinh tế trong nước. TQ hiện tại đang áp dụng rộng rãi các phương pháp như kiểm soát giá và bảo hộ thương mại, để lạm phát nhập khẩu không bị đẩy sang người tiêu dùng. TQ cũng sẵn sàng chi mạnh tay để trợ giá và yêu cầu các doanh nghiệp quốc doanh và hệ thống dự trữ nhà nước gánh chi phí nhập khẩu cao với các mặt hàng thiết yếu để giữ giá ổn định. Ví dụ, khi giá dầu tăng quá cao, các nhà máy lọc dầu của TQ sẽ gánh một phần mức tăng giá, trợ cấp cho giá xăng.

Hồi năm ngoái, TQ cũng từng hạn chế xuất khẩu thép và tăng thuế xuất khẩu để kiềm chế giá thép trong nước tăng cao. Đến tháng 3 năm nay, giá thép ở TQ giảm 12% so với tháng 5/2021 nhờ các chính sách đó.

Tuy nhiên, những động thái này đều phải đánh đổi. Bắc Kinh phải chi ngân sách để duy trì kho dự trữ chiến lược. Các chính sách bảo hộ thương mại có thể dẫn đến xung đột với các nước khác, TQ có rủi ro bị cáo buộc là có các hành động cạnh tranh thương mại không công bằng.

Theo Vĩ Cường/PLO

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch tập đoàn Lotte có thể bị phạt 100 tỷ won

Bắt đầu đổi mã vùng điện thoại cố định 13 tỉnh, thành phố

Campuchia cấp phép cho công ty Trung Quốc đầu tư dự án điện mặt trời

Khởi động các cuộc đàm phán về đề nghị gia nhập CPTPP của Anh

Singapore ghi nhận ca nhiễm biến thể Omicron đầu tiên trong cộng đồng

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:lạm phát toàn cầuTrung Quốc

Tin khác

Zero-Covid ‘hô biến’ hàng không Hong Kong!

Zero-Covid ‘hô biến’ hàng không Hong Kong!

Xu hướng gia tăng trở lại của Covid-19

Xu hướng gia tăng trở lại của Covid-19

Indonesia đề xuất Nga, Ukraine tái tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu

Indonesia đề xuất Nga, Ukraine tái tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu

‘Bẫy nợ’ có thể khiến Lào vỡ nợ?

Trung Quốc: Ổn định thị trường, nhưng nhà nước điều phối

Đông Nam Á khó soán ngôi ‘công xưởng thế giới’ của Trung Quốc

Nước Mỹ sôi sục sau phán quyết về quyền phá thai

G7 tung sáng kiến hạ tầng ‘khủng’ đối chọi Trung Quốc

Thương mại
Tổng thống Biden sắp giảm thuế với hàng Trung Quốc

Tổng thống Biden sắp giảm thuế với hàng Trung Quốc

Philippines không áp dụng biện pháp tự vệ với hạt nhựa mật độ thấp của Việt Nam

Philippines không áp dụng biện pháp tự vệ với hạt nhựa mật độ thấp của Việt Nam

Phi toàn cầu hóa trỗi dậy?

Phi toàn cầu hóa trỗi dậy?

Mỹ xem xét miễn thuế tạm thời với pin mặt trời của Việt Nam

Mỹ xem xét miễn thuế tạm thời với pin mặt trời của Việt Nam

Tin tức
Xu hướng gia tăng trở lại của Covid-19

Xu hướng gia tăng trở lại của Covid-19

Indonesia đề xuất Nga, Ukraine tái tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu

Indonesia đề xuất Nga, Ukraine tái tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu

Pháp yêu cầu người dân đeo lại khẩu trang, Israel đối diện làn sóng Covid-19 mới

Pháp yêu cầu người dân đeo lại khẩu trang, Israel đối diện làn sóng Covid-19 mới

Đông Nam Á khó soán ngôi ‘công xưởng thế giới’ của Trung Quốc

Đông Nam Á khó soán ngôi ‘công xưởng thế giới’ của Trung Quốc

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA