Biển của thời cá chết
Tin mới
22:08
TikTok xóa hơn 2 triệu video của người Việt
21:58
Unilever cam kết loại bỏ 100% khí thải từ hoạt động sản xuất
21:28
Thực hư thông tin chuỗi Bách Hoá Xanh đóng cửa từ 15/7
11:16
Vàng miếng SJC cao hơn nữ trang 15 triệu đồng/lượng
11:09
EuroCham: Niềm tin DN châu Âu giảm nhẹ do bất ổn kinh tế toàn cầu
11:04
‘Siết chặt’ bán nhà hình thành trong tương lai
10:57
Giá xăng dầu sẽ xô đổ mọi kỷ lục?
09:33
Để người Việt ‘đẹp’ khi ra nước ngoài
09:25
Nông sản Việt tăng tốc chiếm thị phần xuất khẩu
09:22
Du lịch hè bùng nổ: đừng ‘mơ’ tour giá rẻ!
09:18
Châu Á ‘đón đầu’ lạm phát
09:11
Cạnh tranh gay gắt với trái cây ngoại nhập
21:50
Trung Quốc dừng XNK qua cửa khẩu Kim Thành do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên hàng hóa
21:39
NXB Giáo dục lãi ‘kỷ lục’ 287 tỷ đồng nhờ tăng giá sách giáo khoa
21:25
Trung Quốc hứng chịu làn sóng Covid-19 mới
21:21
Ngân hàng Nhà nước tăng giá bán USD
10:44
Vì sao Singapore luôn xanh hóa?
10:33
Bài học đắt cho nông sản xuất khẩu
10:28
Sóng ngầm cuộc đua lãi suất ngân hàng
10:17
Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo
Bản tin thị trường
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Quốc tếTin tức
2022/07/06 - 7:44:33 AM

20:08 - 25/08/2016

Biển của thời cá chết

Trái ngược với quang cảnh tấp nập mùa hè một năm về trước, suốt chiều dài gần 3km dọc bãi biển Xuân Hải vắng vẻ, hàng quán không một bóng người, lác đác một vài nhà hàng chỉ có chủ và nhân viên ngồi buồn rầu ngóng ra biển.

  • Mua Formosa Hà Tĩnh được không?
  • Xung quanh chuyện hoàn thuế của Formosa
  • Du lịch miền Trung ế thê thảm
19-00-23_3

Chủ nhà hàng Sơn Việt Hoàng, chị Bùi Thị Ninh bảo: Sự cố môi trường xảy ra đúng vào mùa hè nên tiền kinh doanh không đủ trả lãi ngân hàng. Năm ngoái làm 5 tháng ăn cả năm thì nay làm cả năm không đủ ăn 1 tháng. Nhà hàng, khách sạn ven biển Xuân Hải đang trên đà vỡ nợ.

Kè biển Xuân Hải, xã Thạch Bằng (Lộc Hà, Hà Tĩnh) được đầu tư xây dựng đẹp như tranh. Hàng chục hộ dân mừng như “mở cờ” trong bụng nghĩ rằng sắp đổi đời nhờ du lịch. Đùng một cái biển bị đầu độc, bãi biển vắng như “chùa bà Đanh”.

Quay lưng với biển Tại buổi đối thoại giữa Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh với các DN ngày 13/8 vừa qua, hầu hết các DN kinh doanh dịch vụ du lịch biển trên địa bàn Hà Tĩnh kêu trời vì sự cố môi trường do Formosa gây ra.

Để tìm hiểu sát thực tế, chiều nắng cuối hè chúng tôi tìm về bãi biển Xuân Hải, xã Thạch Bằng, huyện Lộc Hà.

Trái ngược với quang cảnh tấp nập, chen chúc mùa hè một năm về trước, suốt chiều dài gần 3km dọc bãi biển Xuân Hải vắng vẻ, hàng quán không một bóng người, lác đác một vài nhà hàng chỉ có chủ và nhân viên ngồi buồn rầu ngóng ra biển.

“Mới chỉ 3 tháng thôi nhưng mạng nhện, cát bụi đã bám đầy nền nhà, bể hải sản rồi. Các chị nhìn đó là đủ biết chúng tôi ăn nên làm ra hay không”, chị Trần Thị Ánh, chủ nhà hàng Nam Ánh vừa nói vừa chỉ tay vào bể hải sản khô rang.

Chồng chị Ánh, anh Phạm Bá Nam đi từ sau chuồng gà vào tiếp lời: “Cả tuần lác đác được vài mâm khách, mà họ xuống đây ăn thịt gà chứ không ăn hải sản. Thậm chí nhiều khách bảo rằng họ nhớ biển nên ra ngắm, xong họ uống vài chai nước ngọt rồi ngược”.

Quan sát dọc kè biển, các ki ốt bán nước bọc bạt kín mít, phông che gió thổi rách tơi tả cũng chẳng ai thèm quan tâm. Tìm mãi trung tâm bãi biển mới có một vài quán bán nước.

Chủ quán Lê Thị Cúc buồn bã cho biết, 4 tháng hè vừa qua chị mới bán được khoảng 16 triệu đồng, chưa trừ chi phí đầu tư, trong khi số tiền chị thuê mặt bằng năm 2016 là 25 triệu.

“Số tiền trên tôi vay từ nguồn xóa đói giảm nghèo của hội phụ nữ xã. Bây giờ hàng quán ế ẩm thế này không biết lấy tiền đâu mà trả trả nợ”, chị Cúc nói.

Theo chị Cúc, bãi biển Xuân Hải đã được khai thác hàng chục năm nhưng trước đây thô sơ, tự phát. Sau khi chính quyền đầu tư xây dựng kè biển (năm 2013) thì mặt bằng trên kè và trong kè được chia lô cho người dân thuê kinh doanh dịch vụ du lịch.

Trên mặt kè là các ki ốt bán nước, trong kè biển là nhà hàng, khách sạn kinh doanh ăn uống. Hè năm 2014, 2015 khách du lịch về tắm biển Thạch Bằng nườm nượp nên bình quân mỗi ngày chị bán được 400.000 – 500.000đ, thế nhưng sau sự cố môi trường, du khách quay lưng hẳn với biển.

“Tôi cố cầm cự vì đã trót thuê mặt bằng với lại ở nhà không có nghề gì khác để làm, chứ bây giờ ngày bán nhiều cũng được 70.000 – 80.000đ, thậm chí có ngày không bán được đồng nào”, chị Cúc thở dài.

Nhà hàng viết đơn “cầu cứu” Bí thư Đảng ủy xã Thạch Bằng Phan Đình Cương nói rằng, năm 2016 huyện Lộc Hà tổ chức rầm rộ tuần lễ văn hóa – du lịch biển với mong muốn thu hút đông đảo du khách, không ngờ tai họa dáng xuống người dân ven biển lớn như vậy.

“Chúng tôi đã giảm tiền thuế thuê mặt bằng từ 5 – 10% nhưng đây chỉ là giải pháp trước mắt. Về lâu dài chúng tôi vận động người dân chuyển đổi nghề, hộ nào dừng kinh doanh dịch vụ xã sẵn sàng trả lại tiền thuế ban đầu đã nộp”, ông Cương cho biết thêm.

Mặc dù Bí thư Cương nói xã Thạch Bằng đồng ý trả lại tiền thuế đầu năm đã nộp cho các hộ kinh doanh trên kè biển nhưng ý kiến của các hộ đều cho rằng đó không phải là cách giải quyết khó khăn vì bây giờ có rút tiền bà con cũng không biết làm gì để mưu sinh.

19-00-23_4

Hàng quán bán nước trên kè biển tiêu điều, xơ xác vì du khách quay lưng với biển.

Chung khó khăn như các hộ kinh doanh trên kè biển, 18/18 nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống đã viết đơn “cầu cứu” chính quyền các cấp, bởi những hệ lụy mà Formosa gây ra cho họ là không đo đếm được. Sau khi huyện, xã quy hoạch mặt bằng, nhà hàng Nam Ánh đăng ký thuê đất 50 năm.

Hiện gia đình anh đã vay vốn nộp cho địa phương 230 triệu đồng/25 năm; đồng thời đầu tư gần 1 tỷ đồng xây dựng nhà cửa, mua sắm bàn ghế kinh doanh dịch vụ ăn uống và buôn bán hải sản.

Theo anh Nam, hè năm 2015 tầm 16h chiều nhà hàng bắt đầu có khách, đến khoảng 17 – 18h là kín tất cả các bàn, hai vợ chồng cùng 8 nhân viên làm quần quật suốt ngày đêm cũng không hết việc.

Còn tính về lượng khách, ngày thường bình quân đạt 70 – 80 lượt người, ngày lễ, thứ 7, chủ nhật lượng khách lên đến 180 lượt/ngày; doanh thu đạt trên dưới 400 triệu đồng/tháng.

Tuy nhiên, 4 tháng hè năm 2016 mỗi tuần chỉ được vài ba mâm khách, bàn ghế chất đống trong nhà; thu nhập chỉ được 3 – 5 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, 20 ngày nay nhà hàng không có một khách nào vào ăn uống.

“Bây giờ vợ chồng tôi còn nợ ngân hàng 400 triệu, nợ lãi ngoài 300 triệu đồng. Mỗi tháng phải trả tiền lãi, chi phí ăn uống hết 12 triệu cộng với 3 triệu đồng tiền điện, trong khi thu nhập chỉ bằng 1/4 chi phí. Thật sự bế tắc lắm rồi”, anh Nam nhấn mạnh.

Chủ nhà hàng Sơn Việt Hoàng, chị Bùi Thị Ninh thì bảo: “Năm ngoái làm 5 tháng ăn cả năm thì nay làm cả năm không đủ ăn 1 tháng. Nhà hàng, khách sạn ven biển Xuân Hải đang trên đà vỡ nợ cả”.

Sự cố môi trường xảy ra đúng vào mùa hè nên tiền kinh doanh không đủ trả lãi suất ngân hàng. Chị Ninh phải cho 5 nhân viên nghỉ việc, bây giờ hai vợ chồng mở hàng quán chỉ để giữ nghề, còn bảo chuyển nghề thì đó là việc làm xa xỉ vì 18 hộ kinh doanh nhà hàng đều đã “cụt vốn”.

Ông Nguyễn Văn Thiệu, Hiệp hội Du lịch Hà Tĩnh cho biết, sau sự cố biển nhiễm độc, ngành du lịch ven biển chịu tác động nghiêm trọng. Trên 2,6 nghìn lao động trong ngành bị ảnh hưởng và thất nghiệp; các tour, phòng đặt nghỉ lễ bị hủy bỏ từ 70 – 80%.

Tại huyện Kỳ Anh, khách đặt phòng nghỉ mùa hè 2016 chỉ đạt 30% so với cùng kì năm trước. Ước tổng thiệt hại của ngành du lịch trong thời gian qua khoảng 6 tỷ đồng.

Theo Nongnghiep.vn

Có thể bạn quan tâm

Khoản thu đầu năm: những cái gạch đầu dòng thắt ruột

Giá điện tăng 6,08%

Số người chết vì Covid-19 thực sự ở Ấn Độ cao gấp 10 lần báo cáo?

Mỹ yêu cầu Trung Quốc dừng cấm nhập rác

Chủ tịch tập đoàn Lotte có thể bị phạt 100 tỷ won

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:biển miền Trungcá chết hàng loạtdu lịch miền trungFormosa Hà Tĩnhxả thải

Tin khác

Xu hướng gia tăng trở lại của Covid-19

Xu hướng gia tăng trở lại của Covid-19

Indonesia đề xuất Nga, Ukraine tái tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu

Indonesia đề xuất Nga, Ukraine tái tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu

Pháp yêu cầu người dân đeo lại khẩu trang, Israel đối diện làn sóng Covid-19 mới

Pháp yêu cầu người dân đeo lại khẩu trang, Israel đối diện làn sóng Covid-19 mới

Nước Mỹ sôi sục sau phán quyết về quyền phá thai

G7 tung sáng kiến hạ tầng ‘khủng’ đối chọi Trung Quốc

Nga đã bị vỡ nợ đối với khoản nợ nước ngoài

Sắp có tuyến xe buýt kết nối Thái Lan-Lào-Việt Nam?

EU chính thức cấp tư cách ứng viên cho Ukraine, Moldova

Thương mại
Tổng thống Biden sắp giảm thuế với hàng Trung Quốc

Tổng thống Biden sắp giảm thuế với hàng Trung Quốc

Philippines không áp dụng biện pháp tự vệ với hạt nhựa mật độ thấp của Việt Nam

Philippines không áp dụng biện pháp tự vệ với hạt nhựa mật độ thấp của Việt Nam

Phi toàn cầu hóa trỗi dậy?

Phi toàn cầu hóa trỗi dậy?

Mỹ xem xét miễn thuế tạm thời với pin mặt trời của Việt Nam

Mỹ xem xét miễn thuế tạm thời với pin mặt trời của Việt Nam

Tin tức
Xu hướng gia tăng trở lại của Covid-19

Xu hướng gia tăng trở lại của Covid-19

Indonesia đề xuất Nga, Ukraine tái tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu

Indonesia đề xuất Nga, Ukraine tái tham gia chuỗi cung ứng thực phẩm toàn cầu

Pháp yêu cầu người dân đeo lại khẩu trang, Israel đối diện làn sóng Covid-19 mới

Pháp yêu cầu người dân đeo lại khẩu trang, Israel đối diện làn sóng Covid-19 mới

Đông Nam Á khó soán ngôi ‘công xưởng thế giới’ của Trung Quốc

Đông Nam Á khó soán ngôi ‘công xưởng thế giới’ của Trung Quốc

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA