
15:00 - 18/01/2017
8 người giàu bằng 3,6 tỉ người nghèo
Cho dù các nền kinh tế thế giới mở rộng cách mấy, sự giàu có vẫn ngày càng tập trung trong tay của một vài người – bằng chứng là tài sản của tám tỉ phú giàu nhất hiện nay tương đương với tài sản của một nửa nhân loại nghèo nhất.

Tám người giàu nhất thế giới, đứng đầu là Bill Gates, với phần đông là những người cam kết chi phần lớn tài sản cho việc thiện nguyện.
Những con số thống kê này do tổ chức từ thiện Oxfam đưa ra và sẽ được báo cáo về sự bất bình đẳng ngày càng mở rộng ở hội nghị thượng đỉnh thường niên diễn đàn Kinh tế thế giới khai mạc ngày 17/1 tại Davos, Thuỵ Sĩ.
Trong khi sự kiện được tham dự bởi các giám đốc doanh nghiệp hàng đầu, các nhà làm chính sách và các học giả, diễn đàn thường chỉ tập chú đến các vấn đề chạm vào công bằng kinh tế, như bất bình đẳng thu nhập. Đề tài năm nay chẳng hạn, là “sự lãnh đạo nhanh nhạy và hữu trách”.
Oxfam cho biết tổ chức sẽ không nêu đích danh tám tỉ phú giàu nhất trong báo cáo của họ, vì mục tiêu của họ là kêu gọi sự chú trọng đến các cơ chế chính trị và kinh tế tạo nên sự toang hoác cho bất bình đẳng. Tuy nhiên, tám tỉ phú nằm trong danh sách tỉ phú hàng đầu của Forbes lại phần đông là những người cam kết chi những phần tài sản lớn cho công đức (xem danh sách).
Vâng, vấn đề, theo lập luận của Oxfam, còn nhức nhối hơn nữa, vì hiện tượng người giàu càng giàu hơn đang tạo ra một vòng hồi tiếp – các nhà giàu nhất có nhiều nguồn lực để chi tiêu trong việc tạo ra các kết quả thuận lợi, như chịu thuế thấp hơn đối với việc ăn nên làm ra hoặc các kẻ vận động hành lang có thể lung lạc các nhà làm luật.
“Có một sự cách biệt với những tỷ lệ kinh khủng về sự thịnh vượng của thế giới – tám người có sức mạnh kinh tế bằng 3,6 tỉ người”, Gawan Kripke, giám đốc chính sách và nghiên cứu của Oxfam American, nhận định.
“Có một khuôn khổ đạo lý đối với điều đó: có phải sự thực là có quá nhiều quyền lực kinh tế bám chắc vào một số ít cá nhơn kia? Nền kinh tế của chúng ta có vận hành hợp lý như nó đang diễn ra hay không? Có đạo đức không khi quá nhiều người đầu tắt mặt tối khi mà quá nhiều của cải lại rơi vào tay một ít người?”
Thu nhập của những người nghèo nhất chỉ tăng từ 65 USD trong khoảng thời gian từ năm 1998 – 2011, tức là khoảng 3 USD mỗi năm, báo cáo của Oxfam nêu con số. Ngược lại thu nhập của 10% những người giàu nhất tăng đến 182 lần, vị chi có 11.800 USD chảy vào túi của họ.
Nghiên cứu của Oxfam là tiếng vang của các kết quả từ các chuyên gia kinh tế Thomas Piketty, Emmanuel Saez và Gabriel Zucman hồi tháng 12 vừa công bố nghiên cứu khảo sát sự phát triển kinh tế của người dân Mỹ kể từ những năm 1970.
Theo đó, xấp xỉ 117 triệu người Mỹ trưởng thành đang sống với mức thu nhập tù đọng trước thuế hoặc tái phân phối 16.200 USD hàng năm. Đồng thời, 1% những người giàu nhất có hưởng những mức thua nhập ngày càng tăng. Kết luận họ đưa ra: một nửa đáy của dân số Mỹ đã bị “cách ly khỏi sự tăng trưởng kinh tế hơn 40 năm qua”.
Song song với sự bất bình đẳng mở rộng là một tâm thức giận dữ và thiếu ngay thẳng được cho là đã giúp cho Donald Trump thắng cử tổng thống hồi tháng 11. Lối khoa trương rất chủ nghĩa dân tuý của ông ta, trong đó có việc đổ lỗi cho những người nhập cư liên quan đến các vấn đề kinh tế của giai tầng trung bình trong xã hội, cũng như sự cạnh tranh thương mại từ Trung Quốc và Mexico. Sự khoa trương dân tuý đó đang là một hiện tượng của thế giới, Kripke nói.
Sự khoa trương mỵ dân đó “bao gồm sự phê phán mà chúng ta ai nấy tâm đắc: nền kinh tế cà xịch cà đụi, không mang lại lợi tức cho thu nhấp của giai cấp công nhân và trung lưu, và thu nhập đang tù đọng ở đó”, ông nói. “Nhưng chúng ta lại không chia sẻ sự chẩn đoán vấn đề, và một loạt giải pháp đồng bộ trong đó có vấn đề bài ngoại không giúp ích cho nền kinh tế”.
Ngoài ra, Kripke cho biết ông tin rằng những đề xuất về thuế và kinh tế của Trump còn làm trầm kha thêm sự bất bình đẳng kinh tế hơn là giúp giảm đi. Một phân tích về kế hoạch thuế của Trump do trung tâm Chánh sách thuế cho thấy các gia đình trung lưu có thể được giảm 2% thuế, còn những người giàu nhứt 1%, sẽ giảm mức thuế cả thảy là 13,5%. Trong khi đó, 8 triệu gia đình trong đó có nhiều gia đình cha mẹ đơn thân phải chi trả nhiều hơn.
Trớ trêu thay, xu hướng bất bình đẳng dường như chẳng chấm dứt sớm hơn. Trong hai thập kỷ tới, 500 người sẽ để lại 2,1 ngàn tỉ cho con cháu, và nếu bất bình đẳng tiếp tục, thế giới sẽ có những ngàn tỉ phú đầu tiên trong vòng 25 năm.
– Sáng lập viên Microsoft Bill Gates, 75 tỉ USD
– Trùm bán lẻ Tây Ban Nha Amancio Ortega, 67 tỉ USD
– Nhà đầu tư Mỹ Warren Buffett, 60,8 tỉ USD
– Nhà đầu tư Mexico Carlos Slim Helu, 50 tỉ USD
– Sáng lập viên amazon.com Jeff Bezos, 45,2 tỉ USD
– Sáng lập viên Facebook Mark Zuckurberg, 44,6 tỉ USD
– Sáng lập viên Oracle Larry Ellison, 43,6 tỉ USD
– Ông trùm truyền thông Michael Bloomberg, 40 tỉ USD
Khởi Thức
Theo TGTT
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này