10:09 - 18/10/2023
Vị thế mới của cà phê Việt
Sau nhiều năm đầu tư vào chất lượng cà phê từ cây giống, canh tác đến xây dựng những nhà máy chế biến cà phê đạt chuẩn quốc tế, vị thế cà phê Việt đã được nâng lên.
Theo Cục Xuất nhập khẩu – Bộ Công Thương, 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước tính đạt 1,266 triệu tấn, trị giá 3,16 tỷ USD, giảm 7,3% về lượng nhưng tăng 1,9% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu nhờ giá xuất khẩu cà phê bình quân tăng gần 10%, đạt khoảng 2.499 USD/tấn. Đây là những con số kỷ lục của ngành cà phê Việt Nam về giá trị và đơn giá xuất khẩu.
Đáng chú ý, cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu có những chuyển biến tích cực với sự gia tăng mạnh mẽ của cà phê chế biến. Số liệu của Cục Xuất nhập khẩu cho thấy kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến tăng tới 22% trong 7 tháng đầu năm nay lên mức 448,7 triệu USD, chiếm 17% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê trong khi tỉ lệ này ở cùng kỳ năm ngoái là 15%.
Theo các chuyên gia, để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 5 – 6 tỷ USD vào năm 2030, ngành cà phê phải tăng thêm tỉ lệ chế biến (cà phê khử caffeine, rang xay, hòa tan…), nâng chất lượng cà phê nhân xanh vì không còn nhiều dư địa để tăng sản lượng nhờ tăng diện tích. Chưa kể, việc tăng sản lượng còn có nguy cơ cung vượt cầu, kéo giá cà phê đi xuống.
Ông Phan Minh Thông, Tổng Giám đốc Công ty CP Phúc Sinh, cho biết sau dịch Covid-19, các nhà nhập khẩu nước ngoài tìm đến nông sản thực phẩm Việt Nam nhiều hơn. Trong đó, cà phê trong tình trạng không còn hàng để bán mà phải chờ vụ thu hoạch mới. “Kinh tế suy thoái, cà phê càng trở nên là mặt hàng thiết yếu. Nhà nhập khẩu rất cần cà phê Việt Nam” – ông Thông nói.
Theo ông Phan Minh Thông, vị thế hạt cà phê Việt Nam tăng trong những năm gần đây do Việt Nam có sự cải tiến lớn về giống, canh tác cũng như nhiều nhà máy chế biến cà phê được đầu tư bài bản, tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài hạt cà phê, vỏ cà phê chín cũng được sản xuất thành mặt hàng cao cấp là trà cascara được thị trường ưa chuộng. “Chúng tôi sắp xây thêm nhà máy trà cascara tại Sơn La, công suất 100 tấn/năm, gấp 10 lần nhà máy hiện tại để đáp ứng các đơn hàng tăng thêm” – ông Thông tiết lộ.
Ông Nguyễn Tấn Vinh, chuyên gia quốc tế về nếm và pha chế cà phê, nhận xét cà phê Việt Nam có sự cải thiện rõ rệt về chất lượng. Ở khâu trồng có nhiều người trẻ khởi nghiệp hoặc kế nghiệp gia đình bằng cà phê đặc sản; ở khâu pha chế có đội ngũ được học hành bài bản về pha chế, nếm, rang xay nên chất lượng nâng lên. “Việt Nam có nhiều lô cà phê đặc sản được khách hàng đấu giá rất cao. Đơn cử như trường hợp lô 2 tấn cà phê Robusta đặc sản được chốt giá lên đến 350.000 đồng/kg” – ông Vinh dẫn chứng.
Chuỗi cà phê Việt xuất ngoại
Có thể bạn quan tâm
Những ‘đốm sáng’ xuất khẩu 6 tháng cuối năm
Thích nghi với phòng vệ thương mại
Xuất gạo chỉ cần kho đạt chuẩn
Câu chuyện phía sau quyết định ‘xả lũ’ gạo của Thái Lan
Chư Sê từ chối sản xuất hữu cơ
Tags:cà phê việt
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này