
10:04 - 14/09/2017
Thái Lan vận động cho triết lý kinh tế vừa đủ
Qua chia sẻ mô hình triết lý kinh tế vừa đủ, Thái Lan đang giúp các nước đang phát triển khác hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững.

Một buổi thực hành tại trung tâm ứng dụng Kinh tế vừa đủ do cố quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej tài trợ.
Trong số 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc, mục tiêu cuối cùng: khôi phục sự hợp tác toàn cầu vì sự phát triển bền vững, có thể là điều hấp dẫn nhất trong tất cả các mục tiêu. Phương thức duy nhất xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn là hợp tác với nhau. Vì thế, nhiều thách thức phải đối mặt, từ biến đổi khí hậu đến tiêu diệt bệnh tật, là phi biên giới. Mặc dầu đo lường kết quả dựa trên cơ sở từng nước, trừ khi các quốc gia có thể tìm ra các phương thức để chung nhau làm việc vì lợi tích của hành tinh chúng ta và người dân đang sống trên đó, tương lai của chúng ta rốt cùng sẽ không bền vững.
Là chủ tịch của Nhóm 77 năm 2016 – liên minh lớn nhất của các nước đang phát triển tại Liên hiệp quốc – Thái Lan đã làm nhiệm vụ chính của họ là tăng cường sự hợp tác giữa bắc và nam, cũng như củng cố sự hợp tác nam – nam.
Việc trao đổi nguồn lực, công nghệ và kiến thức giữa các nước đang phát triển này, thường được gọi là Nam địa cầu, có thể bổ sung để hoàn thành các mục tiêu phát triển bền vững. Là nước chủ tịch, Thái Lan nỗ lực để biến viễn ảnh này thành hành động. Ngay cả khi chưa trở thành chủ tịch, Thái Lan đã chia sẻ mô hình phát triển trong số các quốc gia đang phải đánh vật với các thách thức của một thế giới đang thay đổi. Mô hình này được biết đến như là triết lý-kinh tế-vừa đủ.
Được khởi xướng bởi cố quốc vương Bhumibol Adulyadej qua nhiều thập kỷ nỗ lực để cải thiện cuộc sống của dân nghèo trong nước, triết lý-kinh tế-vừa đủ là một cách tiếp cận dựa trên sự tiết chế, sự hợp lý và ra quyết định khôn ngoan. Triết lý ấy đòi hỏi sống hài hoà với môi trường và sử dụng cẩn thận các nguồn lực, nhằm xây dựng khả năng hồi phục và đạt được phúc lợi. Các nguyên tắc của triết lý ấy có thể áp dụng cho nông dân, các cộng đồng, các doanh nghiệp và các quốc gia. Trong môi cảnh của triết lý, sự vừa đủ không có nghĩa là sống biệt lập, kêu gọi các cộng đồng hợp tác với nhau vì lợi ích chung – bản chất của quan hệ đối tác.
Thái Lan am hiểu giá trị của việc làm việc chung. Một khi một quốc gia cần được hỗ trợ phát triển, Thái Lan hiện nay là quốc gia tài trợ, cung cấp các nguồn kinh phí và chia sẻ kiến thức, trợ giúp kỹ thuật, học bổng và khả năng xây dựng với các nước kém phát triển hơn. Năm 2015, Thái Lan đã viện trợ 78 triệu USD cho quỹ trợ giúp phát triển chính thức cho các nước khác thông qua cơ quan Hợp tác quốc tế Thái Lan, trong khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vượt quá 58 tỷ USD, phần lớn số tiền đó đầu tư ở thế giới đang phát triển.
Tuy nguồn tài trợ là quan trọng, nhưng giá trị quan trọng hơn là thiện chí chia sẻ tri thức và kinh nghiệm dựa trên triết lý-kinh tế-vừa đủ. Tới nay, đại diện 105 nước đã tham gia các hội thảo và các khoá huấn luyện do Thái Lan tổ chức, dựa trên triết lý và các ứng dụng của triết lý. Thái Lan đã hợp tác với nhiều quốc gia để giúp các nước ấy áp dụng các dự án phát triển riêng của họ dựa trên các nguyên lý và phương pháp của triết lý-kinh tế-vừa đủ. Timor-Leste đang sử dụng các quy trình ra quyết định tuyển dụng dựa trên khuôn khổ triết lý đối với các dự án nông nghiệp bền vững và hỗ trợ thành lập các doanh nghiệp nhỏ. Campuchia đã thành lập một làng kinh tế vừa đủ như là dự án thí điểm đối với các cộng đồng. Indonesia đang sử dụng các nguyên tắc vừa đủ được chia sẻ bởi các nhà tư vấn người Thái, về các dự án nông nghiệp sinh thái đem lại thu nhập và chất lượng cuộc sống cho người dân các làng. Myanmar cũng hợp tác với các đối tác của Thái Lan để thiết lập các trung tâm phát triển bền vững và các dự án phát triển nông thôn, dựa trên các nguyên tắc vừa đủ.
Xa hơn châu Á, triết lý-kinh tế-vừa đủ đang được áp dụng nhắm đến các lợi ích của người dân địa phương. Ở Lesotho, miền Nam châu Phi, Thái Lan đã hỗ trợ thành lập một trung tâm giới thiệu nông nghiệp tích hợp và nông nghiệp nông lâm nhằm bảo vệ môi trường của đất nước, qua đó đem lại an ninh lương thực và sinh kế cho người tham gia. Nhiều quốc gia ở miền Nam châu Phi cũng áp dụng các cách tiếp cận dựa trên triết lý của Thái.
“Tiếp cận phát triển theo triết lý-kinh tế-vừa đủ (SGD ) của Thái Lan là thúc đẩy phát triển với các giá trị, nó không chỉ bổ sung lịch trình SGD, mà còn phù hợp với khuôn khổ phát triển đất nước của chúng tôi”, Guillaume Long, bộ trưởng Ngoại giao Ecuador, nói tại đại hội Liên hiệp quốc hồi năm ngoái.
Đạt được các mục tiêu phát triển bền vững vào năm 2030 đòi hỏi sự cam kết và kiên định. Đối với một số nước ở Nam địa cầu với các nguồn lực và khả năng hạn chế, công việc trước mắt rất nặng nề. Bất chấp các hạn chế của họ, Thái Lan đã hoàn thành các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ trước thời hạn, sự thành công ấy một phần là nhờ SGD.
Khởi Thức
Theo TGTT
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này