Thương mại biên giới Việt- Trung: Vẫn đau đầu vì nông sản
Tin mới
12:17
Hàng không tăng tải hơn 50% dịp Quốc khánh 2/9
12:13
WHO ra khuyến nghị về vắc-xin Covid-19 mới và ‘mũi 4’
12:09
Giá vàng giảm phiên thứ 4 liên tiếp
12:06
Giao dịch giảm, giá bất động sản vẫn tăng
12:02
Mỹ muốn ngăn doanh nghiệp Trung Quốc mua đất nông nghiệp
11:59
Kinh tế khu vực sóng gió, xuất khẩu của Việt Nam triển vọng tích cực
10:20
Hợp tác xã năng lượng ở châu Âu
10:18
Cảnh báo lũ trên sông Mekong
10:13
Các nước châu Á chạy đua nhập nhiên liệu từ Nga
10:09
Tour du lịch lễ 2/9 bắt đầu ‘nóng’
10:04
Giá đất bồi thường ở TP.HCM cao gấp 35 lần bảng giá đất
10:01
Thiếu than, lo giá điện tăng
12:19
Bệnh bại liệt tái xuất ở nhiều nước
12:07
Các nền kinh tế lớn đương đầu lạm phát
12:02
Samsung cắt giảm mục tiêu doanh số smartphone
11:49
Mỹ thay đổi lớn về phòng chống Covid-19
11:45
Toàn bộ thành viên HĐQT chứng khoán BOS từ nhiệm sau vụ án FLC
11:42
Một số công ty bất động sản có nguy cơ ‘vỡ’ trái phiếu doanh nghiệp
11:37
Chấp thuận đề xuất xây khu đô thị hơn tỷ USD ven vịnh Cam Ranh
09:35
Bất động sản kỳ vọng ‘ăn theo’ chứng khoán
Bản tin thị trường
12:13
Giá lúa mì kỳ vọng hồi phục thời gian tới
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Công nghệ
2022/08/19 - 6:31:30 PM

15:53 - 14/03/2016

Thương mại biên giới Việt- Trung: Vẫn đau đầu vì nông sản

10DSC_0233

Cần xây dựng kho hàng nông sản để phân loại, bảo quản lâu dài cho thương nhân Trung Quốc sang mua hàng tại Việt Nam.

Hiện tuyến biên giới Việt – Trung chiếm 85% tổng kim ngạch mua bán, trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu biên giới.

Thống kê số liệu tổng hợp báo cáo của 6 Cục Hải quan biên giới tiếp giáp với Trung Quốc thì trị giá hàng XK sang Trung Quốc năm 2015 đạt 17,141 tỷ USD; trị giá hàng NK từ Trung Quốc đạt 49,526 tỷ USD.

Trị giá hàng tạm nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam để tái xuất sang nước khác đạt 1,541 tỷ USD; trị giá hàng tạm nhập từ nước khác vào Việt Nam để tái xuất sang Trung Quốc đạt 3,016 tỷ USD.

Trung Quốc chỉ nhận hoa quả qua cửa khẩu Tân Thanh

Ông Nguyễn Công Trưởng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn (đại diện Tiểu ban công tác cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn) cho biết: Là một tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc nên hoạt động thương mại biên giới ở Lạng Sơn trong năm 2015 diễn ra khá sôi động khi Lạng Sơn có tới 5 huyện biên giới, 1 cửa khẩu chính, 9 cửa khẩu phụ và 253 km đường biên giới.

Giao thương với Trung Quốc đạt gần 4 tỷ USD, trong đó hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc đạt 1,6 tỷ USD. Chỉ tính riêng hàng nông sản, hoa quả XK sang Trung Quốc qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đã đạt 1 tỷ USD, chủ yếu xuất qua cửa khẩu Tân Thanh.

Theo ông Nguyễn Công Trưởng, dù kim ngạch XK hoa quả sang Trung Quốc lớn nhưng phía Trung Quốc chỉ nhận hàng qua cửa khẩu Tân Thanh khiến cho hàng hóa bị ùn ứ tại cửa khẩu.

Trong khi đó, phần lớn sản phẩm như dưa hấu, thanh long, nhãn, xoài, chuối xanh… của Việt Nam lại xuất sang Trung Quốc. Riêng trong năm 2015, lượng hàng nông sản xuất sang Trung Quốc rất lớn: Dưa hấu là 200 nghìn tấn, thanh long khoảng 600 nghìn tấn, vải thiều trên 200 nghìn tấn…

Trung bình mỗi ngày có khoảng 800-1.000 xe hàng xuất qua cửa khẩu Tân Thanh. Trong khi đó, bến bãi phía Trung Quốc khá chật hẹp, mỗi ngày chỉ thu mua được 250-350 xe.

Mặt khác hàng hóa của Việt Nam bán theo tính chất thỏa thuận, không có hợp đồng XK ràng buộc do vậy công tác thông quan cũng bị ảnh hưởng.

Hoạt động thương mại biên giới là “đòn bẩy” thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng trên những địa bàn biên giới trọng yếu. Tuy nhiên, hiệu quả mà công tác quản lý hoạt động thương mại biên giới vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế chưa đồng đều tại các tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc.

Tại hội nghị sơ kết 3 năm triển khai hoạt động của Ủy ban Hợp tác quản lý cửa khẩu Việt Nam (Ủy ban Cửa khẩu) diễn cuối tháng 2 vừa qua, đại diện Tiểu ban công tác cửa khẩu của 7 tỉnh biên giới tiếp giáp với Trung Quốc (Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên) đã báo cáo kết quả về hợp tác quản lý cửa khẩu trong việc tạo thuận lợi cho XK nông sản qua cửa khẩu biên giới đất liền.

Theo đó, chỉ có đại diện Tiểu ban công tác cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn báo cáo chi tiết hiệu quả mà công tác này mang lại, đại diện 6 Tiểu ban còn lại chưa đánh giá sát kết quả của hoạt động biên giới trong việc tạo thuận lợi cho XK nông sản.

Điều này chứng tỏ, hiệu quả của hoạt động hợp tác, quản lý cửa khẩu trong việc tạo thuận lợi cho XK nông sản cũng như triển khai biện pháp giúp thông quan nông sản của Việt Nam chưa được quan tâm đúng mức.

Cũng theo đánh giá từ Ủy ban Cửa khẩu, đơn vị này đã chủ động chỉ đạo các Tiểu ban mở rộng bến bãi, kho hàng, đầu tư trang thiết bị gắn liền với đơn giản hóa quy trình thủ tục thông quan, kéo dài thời gian mở cửa khẩu nhằm giải quyết nhanh chóng thuận tiện cho người, phương tiện, hàng hóa qua lại cửa khẩu, nhưng công tác quản lý vẫn còn một số vấn đề tồn tại, hạn chế chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế phát triển thương mại biên giới của Việt Nam với các nước có chung biên giới.

Chia sẻ về những hạn chế tại tuyến biên giới Việt-Trung, đại diện Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi (Bộ Công Thương) cho biết, hiện tại một số cửa khẩu, lối mở biên giới, hàng hóa hợp pháp xuất xứ Việt Nam được mở tờ khai, làm thủ tục đầy đủ bên phía Việt Nam (hình thức chợ biên giới theo quy định của Trung Quốc), nhưng phía Trung Quốc yêu cầu chuyển tải sang xe biên mậu để đưa sang Trung Quốc theo hình thức chợ biên giới, nhằm tận dụng chính sách ưu đãi 8.000 nhân dân tệ/người/ngày của Trung Quốc. Cách làm này gây chậm trễ, bất tiện cho thông quan hàng hóa của DN Việt Nam.

Cần chính sách đặc thù?

Để phát triển được thương mại biên giới, thúc đẩy giao thương giữa Việt-Trung, đại diện Tổng cục Hải quan (thành viên của Ủy ban Cửa khẩu) nêu, hiện nay nhiều cửa khẩu cơ sở hạ tầng vẫn chưa được đầu tư xây dựng, đường giao thông vận chuyển hàng hóa còn khó khăn.

Đặc biệt, phía Trung Quốc chưa đầu tư xây dựng hệ thống bến bãi tập kết giao nhận hàng hóa XNK đảm bảo nên thường xảy ra ùn tắc khi lượng hàng lớn cần NK.

Bên cạnh đó, Trung Quốc là nước có chung biên giới với Việt Nam có chế độ chính sách thương mại đặc thù, vì vậy việc sửa đổi, bổ sung các chính sách, quy định thương mại biên giới cần đảm bảo hài hòa với chính sách, quy định thương mại biên giới của nước này trên cơ sở bảo vệ lợi ích, phát triển giao lưu kinh tế, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý.

Đại diện Tổng cục Hải quan cho rằng, Ủy ban Cửa khẩu cũng cần trao đổi với Ủy ban Hợp tác quản lý cửa khẩu phía Trung Quốc và chính quyền các tỉnh biên giới Trung Quốc đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi giao nhận và có chính sách quản lý hàng hóa XNK tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hàng hóa XNK, nhất là các mặt hàng nông sản XK của Việt Nam.

Nhấn mạnh về chính sách phát triển này, đại diện Vụ Thương mại Biên giới và Miền núi cho rằng, để quản lý và phát triển thương mại biên giới Ủy ban Cửa khẩu cần tiếp tục phối hợp với phía Trung Quốc thúc đẩy việc đầu tư phát triển hạ tầng thương mại khu vực cửa khẩu biên giới, tạo thuận lợi cho trao đổi hàng hóa dịch vụ.

Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi cho XK hàng nông sản qua thương mại biên giới, nhất là thời gian vào vụ thu hoạch để XK mặt hàng nông sản.

Trong thời gian tới, nhiều tỉnh đặt mục tiêu phát triển thương mại biên giới với Trung Quốc bởi vai trò cũng như đóng góp to lớn của hoạt động này vào việc tăng nguồn thu cho mỗi tỉnh, đóng góp vào nguồn ngân sách Nhà nước.

Xuất phát từ thực tế hiện nay, ông Nguyễn Công Trưởng nhấn mạnh, Ủy ban Cửa khẩu cần tham mưu cho Chính phủ hỗ trợ kinh phí cho các tỉnh biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc xây dựng các kho hàng nông sản để phân loại, bảo quản lâu dài cho thương nhân Trung Quốc sang mua hàng tại Việt Nam.

Đồng thời, cho phép các DN của Trung Quốc được NK hàng nông sản qua các cửa khẩu phụ thuộc địa bàn tỉnh Lạng Sơn; đề xuất Chính phủ thí điểm cho phép Chủ tịch UBND các tỉnh biên giới được phép cho hàng hóa TNTX hàng XK nông sản của Việt Nam được XK qua các điểm thông quan thuộc các mốc gần cửa khẩu phụ, lối mở sang Trung Quốc, có như vậy mới đẩy mạnh thương mại biên giới Việt -Trung lên bước phát triển mới và hỗ trợ cho XK nông sản được thuận tiện, nhanh chóng.

Thống kê từ Vụ thương mại Biên giới và Miền núi (Bộ Công Thương) cho thấy, tỷ trọng của thương mại biên giới trong thương mại hai nước Việt- Trung chiếm khoảng 30% trong thương mại song phương. Năm 2013, thương mại biên giới Việt- Trung đạt 16,27 tỷ USD; năm 2014 đạt 17,2 tỷ USD và năm 2015 đạt 24,15 tỷ USD tăng 40,2% so với năm 2014.

Theo Báo Hải Quan

Có thể bạn quan tâm

FPT ‘trình làng’ ba sản phẩm và giải pháp công nghệ mới tại FPT Techday 2018

Johnny Boufarhat – Tỷ phú trẻ tuổi trong mùa đại dịch

Trung Quốc bị tố theo dõi khắp thế giới

Sẽ tăng chế tài xử phạt doanh nghiệp vi phạm về giá cước vận tải

Fintech và cuộc đua của các ‘ông lớn’ ở Đông Nam Á

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:cửa khẩu tân thanhnông sảnthương mại biên giớiTrung Quốcviệt - trung

Tin khác

Samsung cắt giảm mục tiêu doanh số smartphone

Samsung cắt giảm mục tiêu doanh số smartphone

ASEAN giữa cuộc đua chíp bán dẫn của các cường quốc

ASEAN giữa cuộc đua chíp bán dẫn của các cường quốc

Apple đặt sản xuất Apple Watch và MacBook ở Việt Nam?

Apple đặt sản xuất Apple Watch và MacBook ở Việt Nam?

Tỷ phú Elon Musk bán 6,9 tỷ USD cổ phiếu Tesla

Cựu CEO Grab giữ chức Giám đốc quốc gia Apple tại Việt Nam

Google bị sập trên toàn cầu

Apple sẽ không tăng giá bán iPhone 14?

TSMC có vai trò quan trọng như thế nào?

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA