Ngành đường Việt phải học Thái
Tin mới
21:45
Chuỗi siêu thị lớn nhất Australia thử nghiệm sử dụng 100% năng lượng xanh
21:33
Giá trứng gia cầm tăng 2.000 – 5.000 đồng/chục
16:11
Dầu cọ Malaysia hưởng lợi từ sự bất ổn chính sách của Indonesia
15:57
G7 sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nhiệt điện chạy than
15:44
VN-Index ‘tăng sốc’ hơn 56 điểm
15:38
Ba kịch bản đại dịch Covid-19 tới năm 2027
15:24
Dừng áp thuế chống bán phá giá với thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc
15:22
5 doanh nghiệp VN lọt top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes
10:53
Báo động nguy cơ khủng hoảng nợ toàn cầu
10:38
Vốn FDI của Mỹ đang chảy mạnh vào Việt Nam
09:52
PGS Nguyễn Minh Hòa: Suy ngẫm từ con sông ‘kinh tiền’ Chao Phraya của Thái Lan
09:38
Chứng khoán đã ‘bốc hơi’ hơn 52 tỷ USD
22:25
Bộ Tài chính thanh tra các công ty chứng khoán và kiểm toán
22:20
Hàn Quốc ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm ổn định vật giá
22:14
UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn ‘giải cứu’ 38 dự án bất động sản
16:11
Kinh tế Trung Quốc đã hạ nhiệt đáng kể trong tháng 4
16:02
Elon Musk quan tâm sản xuất pin xe điện ở Indonesia
15:57
Bình Thuận: Làng nghề nước mắm truyền thống nguy cơ ‘treo lều’
15:53
Nhiều nước châu Á áp thuế để hạ nhiệt thị trường bất động sản
15:47
Giá USD tăng sốc lên 24.000 đồng mỗi USD
Bản tin thị trường
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
10:17
Giá dầu thế giới ngày 14/3: dầu Brent giảm về mức 110,7 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Kinh doanhDoanh nghiệp
2022/05/17 - 9:48:00 PM

09:20 - 06/06/2018

Ngành đường Việt phải học Thái

Sau hàng chục năm, dù được bao bọc trong chính sách bảo hộ thuế quan, hạn ngạch…, nhưng đến nay, ngành đường vẫn khó cạnh tranh, nhất là với đường nhập từ Thái Lan…

  • Không xây thêm nhà máy mía đường
  • Điệp khúc tồn kho mía đường
  • Tham vọng của ‘đế chế’ mía đường lớn nhất nước

Nhà máy đường Ayun Pa, Gia Lai đã nâng công suất từ 3.200 tấn lên 6.000 tấn mía/ngày.

Vẫn ỷ lại bảo hộ!

Cuối tuần trước, hội nghị ngành đường được tổ chức tại TP.HCM. Dù không công bố chính thức, nhưng thông tin về đường lậu, giá rẻ được cập nhật chi tiết trong báo cáo, và vẫn cách thể hiện cũ: các doanh nghiệp phản ứng gay gắt với loại đường này. Theo hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), giá đường lậu nhập khẩu từ Thái Lan đang dao động ở mức 10.100 – 10.700 đồng/kg ở các cửa khẩu như Lao Bảo, Đồng Hà, biên giới Tây Nam. So với giá đường (đường tinh luyện) bán buôn nội địa trung bình từ 13.500 – 14.700 đồng/kg, rõ ràng đường nhập lậu đang rẻ hơn, gây bất lợi cho các nhà máy đường trong nước.

Từ nhiều năm nay, theo giám đốc một nhà máy đường ở miền Trung, “căn bệnh” đường lậu được các doanh nghiệp lặp đi lặp lại, nhưng vẫn không thuyên giảm. Trung bình mỗi năm, lượng đường lậu nhập tại thị trường nội địa có khi lên đến 1/3 sản lượng sản xuất trong nước, tương đương 300.000 – 400.000 tấn. Đường lậu chủ yếu có xuất xứ Thái Lan, không chỉ có giá rẻ hơn, mà cách thức mua bán lẫn khả năng cung cấp số lượng lớn cũng tốt hơn các nhà máy nội địa. Điều này dẫn tới, một doanh nghiệp chuyên sản xuất sữa, nước giải khát và bánh kẹo cần hàng trăm ngàn tấn đường mỗi năm, đã tìm cách tiếp cận đường lậu.

Ông Đỗ Thành Liêm, tổng giám đốc công ty đường Việt Nam (Vietsugar) thừa nhận, sở dĩ đường lậu có đất sống là do có sự chênh lệch giá quá cao với đường nội. Hàng chục năm qua, dù được bảo hộ khá kỹ bằng hàng rào thuế và hạn ngạch, nhưng các nhà máy đường không biết tận dụng cơ hội để nâng cao tính cạnh tranh, nên giá thành sản xuất cao hơn các nước.Buộc họ phải bán giá cao mới có lời.Mặt khác, vì mức thuế đường nhập khẩu cao, nên các nhà máy đường trong nước cứ “mặc định” bán giá cao. Trước năm 2018, đường nhập khẩu từ các nước ngoài khối ASEAN phải chịu thuế suất nhập khẩu 80 – 85%; ngày 1.1.2018, thuế suất nhập khẩu đường từ ASEAN mới giảm về 5% trong hạn ngạch cho phép (mức cũ là 40%), còn nếu nhập ngoài hạn ngạch vẫn chịu mức 25% với đường thô và 40% đường trắng. “Bao năm nay chúng ta kêu đường lậu nhưng không giải quyết được, sẽ đến một lúc thuế bảo hộ không còn, thị trường như bình thông nhau, không còn khái niệm đường lậu nữa.Các nhà máy phải tự cứu mình”, ông Liêm nói.

Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp như Vinamilk, Coca-Cola, Tân Hiệp Phát… cho biết, nhập khẩu đường từ các nước ASEAN, nếu cộng thuế 5%, phí vận chuyển và các chi phí khác về đến kho, giá vẫn thấp hơn đường nội địa.

Một cánh đồng mía đường của Thành Thành Công ở Tây Ninh.

Học Thái Lan làm đường

Cả nước hiện có hơn 40 nhà máy đường, nhưng chỉ dưới mười nhà máy có công suất 8.000 – 10.000  tấn mía/ngày, còn lại là công suất nhỏ, dưới 3.000 tấn; trong khi phải đạt 6.000 tấn/ngày mới đạt lợi thế kinh doanh. Hơn 40 nhà máy đường đang tồn tại, số doanh nghiệp có vùng nguyên liệu cũng không nhiều, ngoài mấy tên tuổi như: Thành Thành Công, Vietsugar, Lam Sơn, đường Cần Thơ… Theo ông Đỗ Thành Liêm, muốn cho mỗi cân đường có tính cạnh tranh cao phải bắt đầu từ đồng ruộng, chứ không phải từ nhà máy.

Năm ngoái, với đích ngắm dần khép kín chuỗi sản xuất sữa, Vinamilk mua lại 65% cổ phần đường Khánh Hoà. Sau khi mua, Vinamilk đã đầu tư, mở rộng nhà máy từ công suất 10.000 tấn mía/ngày lên 15.000 tấn mía/ngày bằng công nghệ nhập khẩu từ châu Âu; đồng thời đầu tư vùng nguyên liệu qua các biện pháp liên kết với các viện trường cải tạo giống mía, liên kết và đầu tư cho nông dân các tỉnh: Khánh Hoà, Dăk Nông, Bình Định… để nâng công suất mía từ 60 – 70 tấn/ha, lên 100 tấn/ha. Mỗi năm Vinamilk cần tới 130.000 – 150.000 tấn đường, cần nguyên liệu bã mía, rỉ mật đường phục vụ chăn nuôi bò sữa, và hơn hết là cần quản lý chất lượng nguyên liệu đầu vào trong sản xuất sữa, nên mới mạnh dạn đầu tư như vậy. Ông Liêm cho biết thêm, Vinamilk vốn có kinh nghiệm quản trị rủi ro, nên giúp Vietsugar cấu trúc lại toàn bộ quy trình quản lý từ sản xuất mía đến chế biến đường tại nhà máy và khâu phân phối lưu thông.“Nếu chỉ sản xuất đường để bán đường, tôi e các nhà máy sẽ rất khó cạnh tranh”, ông Liêm nói.

Sản xuất đường để bán đường, cũng giống như trồng lúa chỉ để bán gạo mà không tạo thêm giá trị trong chuỗi sản xuất, chắc chắn khó cạnh tranh. Chưa kể, do chính sách hạn điền, diện tích trồng mía manh mún, khó áp dụng công nghệ để tăng năng suất, sản lượng, chất lượng đã làm nhiều nhà máy đường gặp khó khăn. VSSA thống kê, năng suất mía trung bình của Việt Nam chỉ đạt 65 – 70 tấn/ha, còn Thái Lan 95 – 100 tấn/ha. Ngoài ra, các nhà máy đường trên thế giới, nhất là Thái Lan, đã biết “tận thu” các phụ phẩm sau đường khá hiệu quả, như sử dụng bã mía để sản xuất điện tái tạo, sản xuất cồn sinh học từ rỉ mật đường, bán rỉ mật đường, chế biến nguyên liệu thức ăn cho ngành chăn nuôi…

Hiện các nhà máy đường Thái Lan đang bán giá điện 11 – 13 cent/kwh, trong khi tổng công ty Điện lực Việt Nam chỉ trả cho các nhà máy đường có trung bình 5,8 cent/kwh. Như vậy, sản xuất đường ở Thái Lan vừa thực phẩm, vừa làm năng lượng; và do thu hồi sản phẩm sau đường tốt giúp giảm áp lực lên giá thành sản xuất, nên đường Thái Lan có tính cạnh tranh cao so với đường Việt Nam.

Cách nay vài năm, Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã áp dụng mô hình trồng mía công nghệ cao tại Lào. Theo tính toán, giá thành sản xuất đường thô lẫn tinh luyện của HAGL tương đương Thái Lan nhờ quy mô, áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt và thu hồi thêm nhiều sản phẩm sau đường để nuôi bò, trồng cao su, bắp… HAGL từng đề nghị được nhập đường thô vào Việt Nam tinh luyện để bán, nhưng các doanh nghiệp thuộc VSSA phản đối quyết liệt.Giám đốc phụ trách truyền thông một doanh nghiệp chế biến sữa từng khẳng định, giá đường mua sỉ từ các nhà máy trong nước luôn cao hơn 20 – 40% so với thế giới.

Đã đến lúc Chính phủ cần dứt khoát với ngành đường, cắt giảm thuế, hạn ngạch để các nhà máy tự chủ.         

bài, ảnh Bảo Ngọc (theo TGTT)

Có thể bạn quan tâm

Tổng thầu Doosa của Hàn Quốc chịu trách nhiệm về sự cố Vĩnh Tân 4

Đế chế Facebook và tham vọng của ‘Mark Zuckerberg đại đế’

Vietnam Airlines và Jetstar Pacific xếp hạng tuyệt đối về an toàn

Bí quyết giữ người thời 4.0

Doanh nghiệp bắt đầu ‘thấm’ giá điện, xăng

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:ngành mía đườngThái Lan

Tin khác

5 doanh nghiệp VN lọt top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes

5 doanh nghiệp VN lọt top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes

Doanh nghiệp trong thế lưỡng nan: chi phí tăng, sức mua thấp

Doanh nghiệp trong thế lưỡng nan: chi phí tăng, sức mua thấp

‘Vua thép’ Việt Nam vào top doanh nghiệp lớn nhất thế giới

‘Vua thép’ Việt Nam vào top doanh nghiệp lớn nhất thế giới

Seaprodex Sài Gòn bị buộc mở thủ tục phá sản

Petrolimex giảm lợi nhuận dù giá xăng tăng cao

Chuyển đổi số có thể thực hiện trong hai giờ, nhưng…

Tám hiệp hội kiến nghị lùi thời điểm tăng lương cho công nhân

Thiếu hụt nhân lực, thách thức lớn của ngành du lịch hậu Covid

Doanh nghiệp
5 doanh nghiệp VN lọt top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes

5 doanh nghiệp VN lọt top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes

Doanh nghiệp trong thế lưỡng nan: chi phí tăng, sức mua thấp

Doanh nghiệp trong thế lưỡng nan: chi phí tăng, sức mua thấp

‘Vua thép’ Việt Nam vào top doanh nghiệp lớn nhất thế giới

‘Vua thép’ Việt Nam vào top doanh nghiệp lớn nhất thế giới

VCCI sắp công bố Quy tắc Đạo đức kinh doanh Việt Nam

VCCI sắp công bố Quy tắc Đạo đức kinh doanh Việt Nam

Tài chính
VN-Index ‘tăng sốc’ hơn 56 điểm

VN-Index ‘tăng sốc’ hơn 56 điểm

Chứng khoán đã ‘bốc hơi’ hơn 52 tỷ USD

Chứng khoán đã ‘bốc hơi’ hơn 52 tỷ USD

Bộ Tài chính thanh tra các công ty chứng khoán và kiểm toán

Bộ Tài chính thanh tra các công ty chứng khoán và kiểm toán

UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn ‘giải cứu’ 38 dự án bất động sản

UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn ‘giải cứu’ 38 dự án bất động sản

Thông tin doanh nghiệp
Yến chưng dành cho người tiểu đường

Yến chưng dành cho người tiểu đường

Đón đầu xu hướng bằng trang sức cho phái mạnh tại Ngọc Thẩm Jewelry

Đón đầu xu hướng bằng trang sức cho phái mạnh tại Ngọc Thẩm Jewelry

Áo mưa Sơn Thủy phù hợp mọi lứa tuổi

Áo mưa Sơn Thủy phù hợp mọi lứa tuổi

Yến đông trùng hạ thảo – tăng cường sức khỏe cho người lớn tuổi

Yến đông trùng hạ thảo – tăng cường sức khỏe cho người lớn tuổi

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA