15:28 - 23/10/2017
Bà Nguyễn Thị Kim Hạnh: Từ kim chi Ông Kim’s đến cà phê ‘quý tộc’ Specialty
Hơn 10 năm dày công lao lực, xây dựng và làm nên thương hiệu Kim Chi nổi tiếng Ông Kim’s làm nức lòng những ai yêu thích ẩm thực Hàn Quốc, rồi mới đây, thương hiệu Ông Kim’s được chuyển nhượng cho Tập đoàn CJ.
Cuộc chia tay này, theo bà Nguyễn Thị Kim Hạnh, CEO của Kim & Kim, nó giống như nuôi một người con gái đã lớn, đến tuổi “cập kê” thì phải gả cho chàng rể nào thật “hôn đăng hộ đối”.
Khi “gả” đứa con đầu lòng đi thì phải “thai nghén” đứa con thứ 2 và dồn công sức nuôi dưỡng nó. Đó là việc xây dựng thương hiệu cà phê specialty đặc sản.
Đây là những chia sẻ của bà Nguyễn Thị Kim Hạnh trong cuộc Livestream BSA café – trò chuyện cùng doanh nhân Việt ngày 20/10 vừa qua.
Từ Kim Chi Ông Kim’s
Ông Kim Tae Kon (chồng bà Nguyễn Thị Kim Hạnh) một người Hàn Quốc sang Việt Nam và kinh doanh trong lĩnh vực internet, tryền thông… là người Hàn nên đi đâu ông cũng mang theo kim chi để ăn, những nhân viên người Việt được ông chia sẻ món ăn, thấy ngon, bà Kim Hạnh khi đó là một nhân viên của ông, cũng cảm nhận thấy điều đó.
Trong khi công việc chính chưa kiếm ra tiền, bà Hạnh khuyên ông Kim thử làm kim chi bán, coi như là “lấy nghề tay trái nuôi tay phải”…
Bà Hạnh kể, năm 2004, bà đi hàng trăm chợ truyền thống tìm hiểu tính đưa kim chi vào, với một suy nghĩ sẽ thay kim chi bằng dưa món.
“22 Tết, tôi thuê 5 người bán hàng tại các chợ, tiểu thương lấy hàng nhưng cất đi không bán vì họ nghĩ đây là thương hiệu mới sẽ được chiết khấu, cùng nhiều lợi ích khác… Nhưng qua 5 ngày phải dẹp và bà Hạnh nhận ra kênh truyền thống không được, thế là quyết định đi vào kênh MT”.
Gần 30 Tết, bà Hạnh đi “gõ cửa” các siêu thị để tìm đường đưa hàng vào, rất cập bách vì lúc đó, trong kho có đến 5 tấn kim chi.
“Nhưng tôi nói mọi người hủy bỏ, và làm cho tôi 50kg mới. Hủy vì như kim chi ở Hàn Quốc nhiệt độ lạnh, khác với VN dù mình có bỏ trong kho lạnh, nên chất lượng không đạt. 5 tấn kim chi là tài sản rất lớn lúc đó”, bà Hạnh nói.
Và 50kg kim chi này đã chào thành công vào siêu thị Maximax trên đường 3/2, sau đó là vào Co.opmart…
Cho đến hiện nay, kim chi Ông Kim’s đã có mặt ở hầu hết hệ thống siêu thị, hệ thống bán lẻ khắp 42 tỉnh thành Việt Nam…
Đến cà phê “quý tộc” – Specialty
Nói về đứa con thứ 2 – cà phê specialty đặc sản, bà Hạnh cho hay, khi đang phát triển thương hiệu Ông Kim’s đã nghĩ đến cà phê specialty từ những năm 2010- 2011.
“Tại Việt Nam rất ít có người làm nên tôi muốn dùng hạt cà phê Việt Nam để làm specialty, và đây là thị trường cà phê thời thượng, bà Hạnh cho biết.
Lý giải việc làm cà phê specialty, bà Hạnh cho rằng, còn người thường muốn cà phê từ thiên nhiên, tự nhiên. Nhất là những giám đốc, đẳng cấp, những người sành sỏi cần có thứ cà phê cho họ, và đó sẽ là cà phê specialty – cà phê “quý tộc”.
Hiện nay, bà Hạnh đã phát triển thương hiệu Yellow Chair Specialty Coffee để đáp ứng nhu cầu này.
Theo bà Hạnh, cà phê specialty rất khác cách làm hiện nay. Cà phê specialty được hái từng trái, không như cách thu hoạch cà phê tuốt từng chùm như bây giờ.
“Tại sao mình tuốt mà nước khác không tuốt. Theo bà Hạnh, đó là do văn hóa, do cà phê VN chín vào dịp Noel, giáp tết, mùa này thiếu nhân công, và nhân công mắc, người đầu tư tiết kiệm chi phí để cho nhanh, nên họ hái hết cả xanh, chín, về đem phơi nắng…
Nên chất lượng của mình thấp, hạt lỗi nhiều, giá thấp… chính thói quen đó đã giết cà phê VN”.
Nói về vị của cà phê specialty, bà Hạnh tả: người dùng thấy mùi hương trái cây, đơn giản đó là trái cây, có chín vàng, chín đỏ, có vị ngọt và chua và thơm giống như trà hoa lài.
Chia sẻ về tương lai của cà phê specialty, bà Hạnh nói: Hiện tại tất cả các khách sạn cao cấp 5 sao của VN được giới thiệu sản phẩm này. Bên cạnh đó là tại Hàn Quốc, trong một làng đại học, tương lai chúng tôi sẽ mở ở Dubai, Mỹ, Ảrập…
“Chúng tôi đang hoàn thiện từ đội ngũ, con người để mở tiếp những điểm ở Sài Gòn”.
bài, ảnh: Trần Quỳnh
Theo BSA
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này