10:49 - 14/10/2022
Kinh tế chia sẻ lại gặp thách thức mới
Một dự luật mới của Mỹ có thể gây ra biến động lớn với các công ty kinh tế chia sẻ kiểu như Uber.
Mỹ vừa công bố một dự luật biến hàng triệu người làm việc trong nền kinh tế chia sẻ (Gig) như tài xế giao hàng, nhân viên vệ sinh và phụ tá chăm sóc tại nhà, v.v. được xem là nhân viên chính thức chứ không còn là “đối tác” độc lập.
Hơn một phần ba người lao động Hoa Kỳ đã làm công việc tự do trong năm qua – và những người Mỹ có thu nhập thấp phụ thuộc vào công việc theo hợp đồng. Dự luật trên sẽ bắt đầu lấy ý kiến công chúng trong 45 ngày và dự kiến công bố vào năm sau.
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người lao động, bởi việc bị xem là “đối tác” sẽ giúp họ ít được bảo vệ bởi luật lao động hơn và khả năng bị cắt xén tiền lương. Nhưng một số nhóm vận động hành lang kinh doanh cho rằng một quy tắc rộng rãi như vậy sẽ gây tổn hại cho những người lao động muốn có giờ làm việc linh hoạt và độc lập.
Đối với người sử dụng lao động, việc xem các lao động theo hợp đồng là nhân viên sẽ khiến chi phí tăng cao, vì việc thuê “đối tác” có thể cắt giảm chi phí lao động tới 30%. Nhưng phần lớn người lao động cho biết họ không muốn trở thành người lao động hợp đồng.
Cổ phiếu các ứng dụng chia sẻ thường được gắn với mô hình thuê lao động hợp đồng như Uber, Lyft và DoorDash đã giảm sau tin tức này. Trước đó, vào năm 2019, các nhà lập pháp California đã thông qua AB5, một dự luật mang tính bước ngoặt nhằm phân loại lại nhiều nhân viên hợp đồng theo ứng dụng của tiểu bang là nhân viên. Các gã khổng lồ ứng dụng đã chi hơn 200 triệu USD để vận động hành lang cho việc miễn trừ tài xế của họ theo Dự luật 22, điều đã được thông qua nhưng sau đó bị tuyên bố là vi hiến.
Hệ quả
Mô hình kinh tế chia sẻ có thể sẽ được định hình lại. Khi AB5 được thông qua, Uber và Lyft đã đưa ra hồ sơ của SEC nói rằng nó sẽ phá hủy các mô hình phụ thuộc vào lao động hợp đồng. Các công ty phải trả cho nhân viên mức lương tối thiểu, cung cấp tiền làm thêm giờ, trang trải một phần thuế An sinh xã hội và đóng góp vào bảo hiểm thất nghiệp.
Không giống như luật của California, đề xuất mới của Bộ Lao động Mỹ có thể gây ra biến động lớn trên toàn quốc và xa hơn nữa, có thể lan ra các nước khác, đặc biệt là Đông Nam Á khi những Grab, Gojek mô hình kinh doanh vẫn đang dựa hoàn toàn vào các “đối tác”.
Có thể bạn quan tâm
Việt Nam sắp có công nghệ băng thông tốc độ ‘khủng’ 10Gb/s
VinFast muốn mở rộng thị trường xe điện sang Đông Nam Á
Từ 1/6, ba mạng viễn thông dừng phát hành sim điện thoại mới
Trung Quốc tìm ra cách dẫn đầu ngành sản xuất chip 5G?
Startup Việt tìm cách ‘lợi dụng’ CHAT GPT
Tags:kinh tế chia sẻ
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này