Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc
Tin mới
10:47
Bước trượt dài của đế chế Toshiba
10:29
Lãi suất qua đêm liên ngân hàng giảm xuống dưới mốc 2%
10:18
Đìu hiu chợ truyền thống
10:15
Sẽ nới thêm tín dụng cho bất động sản?
10:12
Làm gì để ngăn làn sóng rút bảo hiểm xã hội một lần?
10:06
Bốn ‘ông lớn’ ngân hàng tung gói tín dụng ưu đãi 470.000 tỷ đồng
09:46
Áo mưa che cặp sách cho bé đi học
09:43
Những công dụng tuyệt vời của nước nha đam
09:37
Nhứng món ăn giòn rụm thơm ngon tại Hoa Doanh
15:13
FLC công bố lộ trình để cổ phiếu được giao dịch trở lại
15:08
‘Sóng’ Covid-19 mới bủa vây châu Âu và một phần châu Á
14:50
Thời điểm tốt để mua bất động sản?
14:29
Thế Giới Hội Nhập nằm trong danh sách ‘đã được xác thực’ của Bộ TT&TT
10:16
Cổ phiếu Vinhomes, VPBank tăng giá chóng mặt sau tin bán vốn cho nước ngoài
10:07
Moody’s hạ bậc tín nhiệm Techcombank xuống mức ‘Tiêu cực’
09:28
Startup công nghệ toàn cầu ‘khốn đốn’ sau vụ sụp đổ Silicon Valley Bank
09:23
Fed tăng lãi suất lần thứ 9 liên tiếp
09:20
Thị trường bất động sản: khối ngoại tích cực M&A
09:09
Doanh nghiệp chật vật ứng phó sụt giảm đơn hàng xuất khẩu
09:04
Ngóng lãi suất cho vay giảm
Bản tin thị trường
10:39
Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh
10:04
Vàng trong nước ‘leo dốc’ theo giá thế giới
09:48
Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’
15:44
Vàng SJC vượt ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
14:55
Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương
11:57
Giá vàng thế giới tăng sốc
21:55
Giá USD lao dốc trên thị trường tự do
21:31
Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed
11:00
Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023
10:57
Vàng SJC ‘ngược dòng’ trước sự phục hồi giá vàng thế giới
16:20
VN Index mất gần 15 điểm phiên cuối tuần
10:26
Giá thép xây dựng tiếp tục tăng hơn 1 triệu đồng/tấn
10:24
Giá vàng SJC xuống thấp nhất 1 tháng
10:06
Vàng SJC giữ giá chiều mua, điều chỉnh giảm chiều bán
21:50
Giá USD ngân hàng bật tăng, tỷ giá tự do giảm mạnh
08:32
Giá vàng tăng mạnh
15:26
Giá vàng thế giới tăng trở lại
10:03
Thị trường bắp còn nhiều dư địa tăng giá
10:30
Giá vàng giảm mạnh trước sức ép của đồng USD
15:26
Vàng SJC tăng cùng chiều thế giới, chênh lệch gần 14 triệu đồng/lượng
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Bản tin thị trường
2023/03/24 - 12:21:57 PM

12:06 - 26/10/2022

Thị trường đậu nành chờ Trung Quốc tăng tốc

Kể từ giữa tháng 6 đến nay, giá đậu nành thế giới nằm trong xu hướng giảm, do tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp đồng thời của 2 yếu tố cơ bản: nguồn cung tăng mạnh trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ không chắc chắn.

Tính đến ngày 19/10, giá đậu nành kỳ hạn giao tháng 1/2023 trên sàn CBOT giao dịch quanh mức 1.385 cent/giạ, tương ứng giảm 12,8%. Trong cùng khoảng thời gian, giá đậu nành No.1 trên sàn Đại Liên cũng giao dịch ở mức thấp hơn khoảng 4% so với thời điểm giữa tháng 6.

Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) vẫn cho thấy nguồn cung thặng dư gây áp lực lên giá đậu nành, trong khi cơ cấu nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc đang có xu hướng chuyển dịch từ nguồn cung Mỹ sang nguồn cung của Brazil, do tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc trước đó.

Nhu cầu tiêu thụ và mùa vụ tại Mỹ và Brazil

Đầu tháng 10, USDA tiếp tục cắt giảm dự báo sản lượng đậu nành niên vụ 2022-2023 của Mỹ xuống còn 117,4 triệu tấn, giảm khoảng 1,8 triệu tấn so với con số dự báo đưa ra hồi tháng 9. Như vậy, so với con số dự báo 126,3 triệu tấn từ hồi đầu mùa vụ này (tháng 5), sản lượng của Mỹ đã điều chỉnh giảm tới 8,9 triệu tấn, tương đương giảm 7%.

Theo đó, thay vì sản lượng của Mỹ mùa vụ 2022-2023 tăng 4,8 triệu tấn so với mức 121,53 triệu tấn của mùa vụ 2021-2022 như dự báo ban đầu, nay dự kiến giảm khoảng 4,1 triệu tấn so với mùa vụ trước. Nguyên nhân sản lượng tại Mỹ giảm do năng suất cây trồng giảm còn 49,8 giạ/mẫu Anh so với 50,5 giạ/mẫu được dự báo trước đó.

Ở chiều hướng ngược lại, mùa vụ đậu nành tại khu vực Nam Mỹ được dự báo tiếp tục mở rộng sản lượng so với dự kiến ban đầu. Báo cáo của USDA cho thấy Brazil dự kiến đạt 152 triệu tấn, tăng 3 triệu tấn so với con số dự báo hồi tháng 5, và tăng mạnh 25 triệu tấn so với mùa vụ trước, tương ứng tăng 19,7%.

Sản lượng của Argentina được giữ nguyên so với dự báo từ đầu mùa vụ. Dù sản lượng tại Nam Mỹ tiếp tục mở rộng hơn so với dự báo trước đó, về tổng thể nguồn cung từ sản lượng mùa vụ toàn cầu vẫn giảm khoảng 4,4 triệu tấn so với thời điểm được dự báo cao nhất là 395,4 triệu tấn.

Trong khi kỳ vọng tăng trưởng sản lượng được điều chỉnh giảm, nhu cầu tiêu thụ đậu nành toàn cầu lại được điều chỉnh tăng kỳ vọng lên mức 380,2 triệu tấn, tương ứng tăng 2,8 triệu tấn. Tiêu thụ được điều chỉnh tăng do kỳ vọng vào sự phục hồi của các nền kinh tế lớn sau khi chứng kiến Mỹ ghi nhận tăng trưởng GDP âm trong 2 quý liên tiếp, cùng việc Trung Quốc phong tỏa phần lớn nền kinh tế với chính sách Zero Covid.

Mặc dù vậy, tổng thể mùa vụ hiện tại vẫn dự kiến thặng dư khoảng 10,8 triệu tấn. Ngoài ra, tồn kho cũng được đánh giá lại theo hướng gia tăng, với mức tồn kho đầu mùa vụ được điều chỉnh tăng thêm 7,14 triệu tấn, ở mức 92,4 triệu tấn.

Đậu nành còn cơ hội tăng giá?

Báo cáo của FarmdocDaily giữa tháng 10 cho rằng, điểm mấu chốt để đậu nành có cơ hội tăng giá trong những tháng tới hay không, sẽ đến từ 2 yếu tố: Brazil và Trung Quốc. Tính đến hiện tại, sản lượng của Mỹ trong mùa vụ năm nay đã gần như định hình xong. Yếu tố xoay chuyển đối với nguồn cung chính là ở khu vực Nam Mỹ.

Do thời gian sản xuất ở khu vực này kéo dài hơn ở Mỹ và có nhiều vụ thu hoạch hơn, nên sản lượng của Brazil và Argentina thường có sự chuyển biến trái ngược so với dự báo ban đầu. Tháng 10 thường là thời điểm diễn ra bước ngoặt đối với nguồn cung tại khu vực Nam Mỹ. Trong khi đó, về phía nhu cầu Trung Quốc chiếm tới 59,2% thị trường nhập khẩu đậu nành thế giới. Nên việc quốc gia này có động thái gì sau Đại hội Đảng lần thứ 20 sẽ là yếu tố xoay chuyển đối với nhu cầu tiêu thụ. Bởi mối tương quan giữa GDP của quốc gia này và nhu cầu nhập khẩu đậu nành có hệ số correlation = 0,88.

Một số chuyên gia nhận định, Trung Quốc sẽ kích thích kinh tế mạnh tay sau kỳ Đại hội Đảng, sau khi các sự kiện khó khăn liên tiếp diễn ra trong giai đoạn vừa qua. Cuối năm 2021, Trung Quốc chứng kiến sự vỡ nợ của tập đoàn bất động sản lớn thứ 2 trong nước là EverGrande, làm suy yếu thị trường bất động sản và xây dựng.

Nối tiếp, dịch Covid bùng phát và chính phủ triển khai biện pháp phong tỏa mạnh tay trong quý 2 kéo dài sang nửa đầu quý 3/2022 đã làm gián đoạn nền kinh tế, dẫn tới nhu cầu giảm rõ rệt. Cộng hưởng thêm vào tác động tiêu cực do biện pháp phong tỏa hành chính, dòng vốn nước ngoài cũng rút ra khỏi Trung Quốc do đánh giá triển vọng không tốt gây ra bởi các vấn đề ở trên. Và cơ sở cho việc nhận định về khả năng kích thích kinh tế của Trung Quốc chính là ở dư địa khả năng thực hiện của chính sách tiền tệ.

Không như những gì đang diễn ra ở Mỹ và EU hiện tại với mức lạm phát gần đạt ngưỡng 2 con số, khiến cho Fed và ECB phải gấp rút tăng lãi suất để đối phó với lạm phát. Trung Quốc chỉ chứng kiến mức lạm phát 2,8% so với cùng kỳ năm trước. Động lực để nước này kích thích mạnh tay còn đến từ việc tỷ lệ thất nghiệp hiện đang ở mức 5,3%, nằm trong vùng cao hơn so với tỷ lệ thất nghiệp trung bình những năm từ 2002 đến nay.

Thị trường chứng khoán của nước này cũng đang ở mức thấp nhất kể từ khủng hoảng tài chính năm 2008, đã rất gần chạm mức đáy lịch sử của tháng 10/2008. Với 2 động lực quan trọng để tiến hành chính sách tiền tệ kích thích, và dư địa khá thoải mái để thực hiện do lạm phát trong tầm kiểm soát, giá đậu nành vẫn có cơ hội để tăng giá trong thời gian 6 tháng còn lại của mùa vụ 2022-2023. Vấn đề chỉ còn là thời gian.

Theo Phạm Tuấn/SGGP-ĐTTC

Có thể bạn quan tâm

Làm giàu nhờ giúp Samsung xử lý rác

Các hãng công nghệ Đông Nam Á đương đầu với áp lực lợi nhuận

Vàng SJC tăng trở lại

Nông sản Việt vào cửa hàng thời trang Uniqlo

Thái Lan thử nghiệm mở cửa với Phuket Sandbox

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Thị trường đậu nànhTrung Quốc

Tin khác

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh

Vàng trong nước ‘leo dốc’ theo giá thế giới

Vàng trong nước ‘leo dốc’ theo giá thế giới

Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’

Vàng SJC quay đầu giảm sau phiên ‘bốc đầu’

Bộ Tài chính xem xét giảm thuế nhập khẩu khô đậu tương

Giá vàng thế giới tăng sốc

Giá USD lao dốc trên thị trường tự do

Giá vàng ‘rơi tự do’ sau phát biểu của Chủ tịch Fed

Đồng VND giảm giá so với đồng USD trong 2 tháng đầu năm 2023

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Cà phê sáng
    • Đời sống
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Môi trường
  • Kinh doanh
    • Góc nhìn
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Công nghệ
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA