Kim ngạch xuất khẩu 11 loại trái cây giá trị cao năm 2021
Tin mới
16:09
Chuyện mẫu chai ‘không thể sao chép’ của Coca-Cola
15:51
Quỹ Công nghệ của VinaCapital rót 1 triệu USD vào startup nông nghiệp Việt
15:47
Kinh tế toàn cầu tốt hơn dự đoán
15:27
Tăng khung giá bán lẻ điện bình quân
12:25
Góc nhìn chưa hoàn chỉnh của cơ quan quản lý về trái phiếu doanh nghiệp
12:20
Tránh những ‘cú phanh gấp’
12:15
Vietnam Airlines muốn bán công ty nhiên liệu hàng không Skypec
09:08
Khó dự báo nguồn cung dầu trong năm 2023
09:05
Tháo gỡ phải triệt để
09:01
Áp lực giải ngân 700.000 tỷ đồng vốn đầu tư công
08:48
Năm 2023, doanh nghiệp vẫn gặp thách thức lớn về vốn
12:07
Giải cứu bất động sản: vẫn là ‘câu chuyện dòng tiền’
11:52
Moody’s: Châu Á – Thái Bình Dương đã qua đỉnh lạm phát
11:48
Xuất khẩu dược liệu sang thị trường Trung Quốc phải đăng ký
20:54
Chuyến hàng khai xuân của văn phòng phẩm Thuận Nam
12:00
Thị trường khởi sắc nhưng nguy cơ vẫn còn
11:54
Vietjet kiến nghị cho phụ thu xăng dầu, bỏ giá trần để ‘tăng nội lực’
11:50
Thu hồi giấy phép của 6 thương nhân phân phối xăng dầu
10:00
TP.HCM không có bất động sản ‘tồn kho’
09:56
Thời của dầu ăn đã qua sử dụng
Bản tin thị trường
12:18
Vàng SJC tăng giá chiều bán, giảm chiều mua
11:57
Vàng nhẫn 24K rớt gần cả triệu đồng một lượng
12:07
Mỹ điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao của Việt Nam
11:37
Giá vàng rơi thẳng đứng trước sức ép của đồng USD
07:22
USD tự do duy trì mức thấp hơn các ngân hàng trong nhiều ngày liền
11:59
Giá bán vàng SJC giảm mạnh sau ngày Vía Thần tài
10:23
Ngày Vía Thần tài, chênh lệch giá mua-bán vàng miếng SJC lên mức 1,4 triệu đồng
10:54
Vàng SJC giảm mạnh sát ngày Vía Thần tài
10:00
Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm
11:19
Ấn Độ xem xét dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu gạo
15:58
Vàng SJC mất ngưỡng 67 triệu đồng/lượng
16:43
Ngược chiều thế giới, giá vàng trong nước giảm
11:24
Giá khô đậu nành chịu áp lực bán trên vùng đỉnh
09:51
Giá vàng lao dốc khi kinh tế Mỹ tốt lên
10:53
Giá bán USD ngân hàng quay lại mốc 23.800 đồng
10:03
Vàng SJC tăng trở lại
09:59
Vàng SJC nới khoảng cách với thế giới lên hơn 16 triệu đồng/lượng
16:08
Vàng trong nước đảo chiều giảm tới 200.000 đồng một lượng
09:39
Vàng SJC giảm giá còn 67,15 triệu đồng/lượng
09:42
Vàng thế giới lao dốc, vàng SJC lại tăng
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Bản tin thị trường
2023/02/06 - 6:09:25 PM

16:34 - 19/01/2022

Kim ngạch xuất khẩu 11 loại trái cây giá trị cao năm 2021

Theo số liệu tổng hợp bởi BSA (Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp), kim ngạch xuất khẩu của 11 loại trái cây đem lại giá trị cao cho Việt Nam ước đạt 1.795 triệu USD năm 2021, tăng 17% so với năm 2020.

Trong đó:

– Thanh long: giá trị xuất khẩu ước đạt 978 triệu USD, chiếm hơn 50% tổng giá trị xuất khẩu, tăng 6% so với năm 2020. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là giống thanh long ruột trắng, tăng cao điểm trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 5. Các nước Trung Quốc, Hong Kong và Macao là thị trường chính của loại trái cây này, nhập vào hơn 64% giá trị xuất khẩu trong năm.

– Chuối: giá trị xuất khẩu năm 2021 ước đạt 225 triệu USD, tăng trưởng 41% so với năm 2020. Thời gian cao điểm xuất khẩu của loại trái cây này vào tháng 3 và tháng 4. Chuối chủ yếu được xuất đến các nước Châu Á như Trung Quốc, Singapore và Hong Kong.

– Xoài: giá trị xuất khẩu năm 2021 ước đạt 220 triệu USD, tăng vượt bậc đến 412% so với năm 2020. Giá trị xuất khẩu cũng bao gồm ổi và măng cụt, tuy nhiên, hai loại trái cây này chỉ chiếm một phẩn nhỏ, khoảng 4% giá trị xuất khẩu của mã hàng trái cây Xoài. Trung Quốc tiếp tục là thị trường nhập khẩu chính, thời gian xuất khẩu cao điểm vào tháng 3 và tháng 4. Đáng chú ý, các mặt hàng chế biến như xoài sấy ngày càng được ưa chuộng ở các nước châu Âu như Nga và Ukraine. Giá trị xuất khẩu mặt hàng sấy khô năm 2021 tạm tính vào khoảng 15 triệu USD, so với 1.8 triệu USD của năm 2020.

– Mít: giá trị xuất khẩu năm 2021 ước đạt 167 triệu USD, tăng 14% so với năm 2020. Thời gian xuất khẩu cao điểm dao động trong khoảng tháng 11 đến tháng 4. Giá trị xuất khẩu đi Trung Quốc chiếm gần 75% giá trị xuất khẩu của loại trái cây này.

– Sầu riêng: giá trị xuất khẩu năm 2021 ước đạt 97,8 triệu USD, tăng trưởng 37% so với năm 2020. Nước nhập khẩu chính là Hong Kong, xuất khẩu tại chỗ và Đài Loan, chiếm lần lượt 28%, 24% và 18% giá trị xuất khẩu. Thời gian cao điểm xuất khẩu được ghi nhận trong khoảng tháng 6 đến tháng 9, chủ yếu là mặt hàng sầu riêng tươi chưa qua chế biến.

– Các loại trái cây dừa, bưởi và dứa: giá trị xuất khẩu đạt lần lượt ước đạt 31 triệu USD, 9,2 triệu và 723.000 USD. Ba mặt hàng trái cây này đều ghi nhận tăng trưởng so với năm 2020, tăng lần lượt 37%, 34% và 100%. Đối với dừa, Trung Quốc và Thái Lan là hai nước nhập khẩu chính, chiếm lần lượt 24% và 21% kim ngạch xuất khẩu. Trong khi đó, 42% giá trị xuất khẩu bưởi được xuất đến Hong Kong. Bưởi cũng là loại trái cây được ưa chuộng ở các nước ôn đới, trong đó, Hà Lan chiếm 13% và Canada chiếm 9% kim ngạch xuất khẩu của loại trái cây này.

– Các loại trái cây còn lại: dưa hấu, nhãn và chôm chôm ghi nhận giảm giá trị xuất khẩu so với năm 2020. Theo đó, dưa hấu ước đạt giá trị xuất khẩu 51 triệu USD, giảm 62%; nhãn giá trị xuất khẩu đạt 8,7 triệu USD, giảm 55% và chôm chôm giá trị xuất khẩu ước đạt 5,1 triệu USD, giảm 43% so với năm 2020. Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu chính của các loại trái cây này, thời gian xuất khẩu cao điểm rơi vào tháng 1 đến tháng 4.

Thị trường

Nhìn chung, thị trường xuất khẩu của 11 loại trái cây chính ghi nhận sự mở rộng trong năm 2021, xuất khẩu đến 92 quốc gia và vùng lãnh thổ so với 71 quốc gia và vùng lãnh thổ của năm 2020.

Thị trường các nước Trung Quốc, Hong Kong và Macao chiếm 64,6% kim ngạch xuất khẩu của 11 loại trái cây chính, tăng nhẹ so với 62,1% giá trị năm 2020. Thị trường các nước châu Á khác, bao gồm các nước nhập khẩu chính là Singapore, Đài Loan, Thái Lan, Nhật Bản và Ấn Độ, ghi nhận sự tăng trưởng về giá trị ước đạt 491 triệu USD so với 483 triệu USD năm 2020, chiếm 29,2% kim ngạch xuất khẩu.

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu 11 loại trái cây chính vào thị trường Châu Mỹ ước đạt 43,6 triệu USD, tăng 34,5% so với năm 2020. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu vào Mỹ ước đạt 37 triệu USD, tăng 41% so với năm 2020. Đối với thị trường Châu Âu, Nga và Hà Lan là hai nước nhập khẩu lớn, chiếm lần lượt 36% và 26% kim ngạch xuất khẩu đến thị trường các nước Châu Âu, các loại trái cây được ưa chuộng ở thị trường này là xoài, thanh long và chuối.

Nhận định và dự báo

Trong năm 2021, xuất khẩu 11 loại trái cây chính tăng cao từ tháng 1 đến tháng 4, trong đó thời gian xuất khẩu cao điểm ghi nhận trong tháng 3 và tháng 4. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 khiến xuất khẩu trái cây có xu hướng giảm dần và liên tục, xuống mức thấp nhất trong năm vào tháng 10 là 78,4 triệu USD. Về cuối năm, sau thời gian tháng 10, khi giai đoạn bình thường mới dần ổn định, các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng và thông thương vận chuyển giữa các tỉnh và cửa khẩu bắt đầu được phục hồi, kim ngạch xuất khẩu 11 loại trái cây tăng trở lại, đạt lần lượt 117 triệu và 141 triệu USD trong tháng 11 và tháng 12. Theo yếu tố chu kỳ, thời điểm cuối năm cũng ghi nhận nhu cầu nhập khẩu trái cây cao.

Thanh long, chuối và xoài là ba loại trái cây xuất khẩu chính, chiếm đa số trên tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhu cầu với các sản phẩm trái cây nhiệt đới đã qua chế biến như nước ép và trái cây sấy khô tăng cao, ngày càng được ưa chuộng ở các thị trường Châu Âu như Nga và Hà Lan.

BSA nhận định, dự báo xuất khẩu của các mặt hàng rau quả Việt Nam nói chung có thể đạt mức tăng trưởng 10% trong năm 2022. Ngoài ra, theo báo cáo Triển vọng Nông nghiệp OECD-FAO 2021-2030, sản lượng của các loại trái cây như chuối, xoài và dứa có thể đạt mức tăng trưởng từ 1-3% mỗi năm. Tuy nhiên, ngoài diễn biến khó lường của dịch Covid-19, các biến đổi khí hậu dẫn đến việc xảy ra thường xuyên hơn lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy và các loại thiên tai khác có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sản lượng nông nghiệp. Đáng chú ý, các loại trái cây nhiệt đới thường được trồng tại các khu vực tách biệt, liên kết đến các tuyến đường vận chuyển chính và có sự phụ thuộc cao vào lượng nước mưa tự nhiên, khiến sản lượng, giá cả và hoạt động thương mại các loại trái cây nhiệt đới này thường bị tác động mạnh bởi các diễn biến thị trường.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm, thị trường, khách hàng, mạng lưới phân phối, người tiêu dùng, xuất nhập khẩu… hãy liên hệ với BSA – qua email:  phuonganh.nguyen@bsa.org.vn – để được thông tin chi tiết!

Có thể bạn quan tâm

Hãng bia San Miguel trồng đước, nuôi cua để xây sân bay 15 tỷ USD

Singapore khẳng định không ‘lật kèo’, tiếp tục mở cửa

Kinh tế Singapore bật mạnh với tỷ lệ 14,3% trong quý 2

Việt Nam và Thái Lan hình thành ‘bong bóng du lịch’ trong tháng 12

Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:11 loại trái câyBSAkim ngạch xuất khẩu

Tin khác

Vàng SJC tăng giá chiều bán, giảm chiều mua

Vàng SJC tăng giá chiều bán, giảm chiều mua

Vàng nhẫn 24K rớt gần cả triệu đồng một lượng

Vàng nhẫn 24K rớt gần cả triệu đồng một lượng

Mỹ điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao của Việt Nam

Mỹ điều tra chống bán phá giá máy xịt rửa áp lực cao của Việt Nam

USD tự do duy trì mức thấp hơn các ngân hàng trong nhiều ngày liền

Giá bán vàng SJC giảm mạnh sau ngày Vía Thần tài

Ngày Vía Thần tài, chênh lệch giá mua-bán vàng miếng SJC lên mức 1,4 triệu đồng

Vàng SJC giảm mạnh sát ngày Vía Thần tài

Giá vàng nóng lên khi dự báo kinh tế thế giới ảm đạm

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Trong nước
    • Xã hội
    • Môi trường
  • Thế giới
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Công nghệ
  • Kinh doanh
    • Cà phê sáng
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Phát triển bền vững
    • Mekong Connect
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA