Nợ xấu đã chuyển động
  • Góc nhìn
    • Bình luận – Phân tích
    • Chân dung
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Đô thị
    • Xã hội
  • Hội nhập
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Tiêu chuẩn và Hội nhập
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Mua sắm tiêu dùng
    • Tài chính – BĐS
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp thị 4.0
    • Chuyện tiếp thị
    • Tiếp thị số
  • Công nghệ
    • Hàng công nghệ
    • Startup
    • Thị trường
  • Nông nghiệp 4.0
    • Xuất nhập khẩu
    • Khởi nghiệp
    • Đổi mới 2.0
  • Sống khỏe
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Văn hóa-Giáo dục
    • Văn hóa
    • Giáo dục
    • Gia đình
    • Giải trí
  • Video
  • Chuyên gia
    • Hỏi đáp
    • Trao đổi
Trang chủ Kinh doanhDoanh nghiệp
2019/02/19 - 4:34:28 PM

10:57 - 16/09/2018

Nợ xấu đã chuyển động

Theo Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam, tính từ năm 2012 đến tháng 6/2018, toàn hệ thống ngân hàng đã xử lý được 785.930 tỷ đồng nợ xấu; trong đó, 6 tháng đầu năm 2018 đã xử lý ước đạt 58.800 tỷ đồng.

  • Đã xử lý gần 786.000 tỷ đồng nợ xấu
  • Đấu giá thành công khoản nợ xấu đầu tiên theo…
  • Nợ xấu vẫn khó mua, khó bán

Dự án One Tower tại TP.HCM là trường hợp đầu tiên được VAMC thu giữ tài sản để đấu giá thu hồi nợ xấu. Ảnh: Huy Anh.

Từ cuối năm 2017 đến nay, nhiều ngân hàng thu hồi nợ rất tốt thông qua các hoạt động thu giữ, bán đấu giá tài sản đảm bảo. Hàng ngàn tỷ đồng từ bán nợ xấu đã được các ngân hàng thu về, giúp tốc độ xử lý nợ xấu được đẩy nhanh hơn.

Cụ thể, Agribank đã thu nợ khoảng 8.000 tỷ đồng nợ xấu từ hoạt động này, Sacombank bán thành công các cụm khu công nghiệp tại Long An thu về hơn 9.000 tỷ đồng… Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) cũng cho biết, tính đến 30/6/2018, nợ xấu xử lý qua VAMC đạt 310.517 tỷ đồng theo dư nợ gốc nội bảng, ước tính đạt trên 40% tổng nợ xấu được xử lý. Cùng với đó, VAMC đã phối hợp với các tổ chức tín dụng thu hồi được gần 100.000 tỷ đồng.

Riêng năm 2017, nhờ có sự ra đời của Nghị quyết 42/2017 (NQ42), VAMC đã thu được 30.852 tỷ đồng, gần bằng 2/3 tổng giá trị thu hồi nợ của cả 4 năm trước đó, hoàn thành 140% kế hoạch được giao.

Để tiếp tục đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, các ngân hàng thương mại đang ồ ạt đưa ra đấu giá các tài sản đảm bảo. Mới đây, Sacombank đã rao đấu giá hàng loạt tài sản đảm bảo là các bất động sản lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng, như: Dự án Khu công nghiệp Phong Phú (huyện Bình Chánh, TP.HCM) với giá khởi điểm 7.600 tỷ đồng; dự án khu nhà ở cao tầng và khu vui chơi thể dục thể thao tiểu khu 3 – khu dân cư Bình Trị Đông và một phần thửa đất số 122 tại phường Bình Trị Đông B (quận Bình Tân, TP.HCM), giá khởi điểm là 6.698 tỷ đồng; dự án khu nhà ở tại phường Long Bình (quận 9, TP.HCM) có giá khởi điểm 1.815 tỷ đồng; dự án khu dân cư phường Bình Thủy (TP Cần Thơ) được rao bán 4.565 tỷ đồng; khu đất số 61-63A Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 1, TP.HCM) có giá khởi điểm lên tới 811 tỷ đồng…

Từ đầu tháng 9 đến nay, Agribank và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank (Agribank AMC) đã tổ chức nhiều đợt đấu giá tài sản đảm bảo, như thửa đất số 132 Nguyễn Thái Học (Hà Nội) cùng tòa nhà gắn liền với giá khởi điểm 68,5 tỷ đồng; tài sản bảo đảm của Công ty Liên doanh Life Pro Việt Nam với giá khởi điểm là 257,4 tỷ đồng…

Tương tự, VietinBank cũng vừa thông báo bán khoản nợ có tài sản đảm bảo của Công ty cổ phần Thương mại NEM tại 156 Bà Triệu (Hà Nội) để xử lý thu hồi nợ vay lên đến 111 tỷ đồng. VietinBank Thủ Đức cũng đang rao bán đấu giá khoản nợ hơn 21 tỷ đồng của Công ty Địa ốc Gia Phú, có tài sản đảm bảo giá khởi điểm 6 tỷ đồng.

Tuần trước, BIDV thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá khoản nợ của Công ty cổ phần Thuận Thảo Nam Sài Gòn và 95 cá nhân liên quan, với khối tài sản đảm bảo bằng trụ sở công ty tại quận 1 và quận 2, khu đất tổng diện tích 22ha tại huyện Bình Chánh, với giá khởi điểm dự kiến là 845 tỷ đồng; đấu giá khoản nợ 667 tỷ đồng của Công ty cổ phần Tiến Nga với tài sản đảm bảo là 2 hệ thống kho bãi tập trung tại ICD Tân Cảng – Long Bình và Phước Tân (Đồng Nai), 19 quyền sử dụng đất tại huyện Long Thành và TP.HCM, 1 quyền đòi nợ và khoản phải thu của đối tác Công ty Tiến Nga, với giá khởi điểm hơn 660 tỷ đồng…

Sớm hình thành “chợ” mua bán nợ

Mặc dù NQ42 được thí điểm cho phép các tổ chức tín dụng thu giữ, mua bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu theo giá trị thị trường… đã mở cánh cửa thu giữ tài sản bảo đảm cho ngân hàng trong trường hợp không nhận được sự hợp tác của con nợ, nhưng vẫn chưa trao toàn quyền định đoạt tài sản đảm bảo cho chủ nợ, nên các ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn.

Rất nhiều vụ án thu hồi nợ vẫn đang được tòa án thụ lý để giải quyết tranh chấp, chưa thể rút ngắn được thời gian thu hồi tài sản. Thực tế cho thấy, xử lý nợ xấu bằng cách thu hồi, bán tài sản đảm bảo theo NQ42 có khởi sắc, nhưng theo báo cáo tài chính của các ngân hàng thì nguồn xử lý nợ chủ yếu vẫn từ trích lập dự phòng rủi ro.

Chẳng hạn như lợi nhuận trước dự phòng rủi ro trong năm 2017 của BIDV đạt 23.715 tỷ đồng, nhưng sau khi trừ đi chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng này chỉ còn 8.800 tỷ đồng. Điều này cho thấy, BIDV đã phải chi cho dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý nợ xấu lên tới gần 15.000 tỷ đồng.

Tương tự, tổng thu nhập năm 2017 của MBBank hơn 13.867 tỷ đồng nhưng do chi phí dự phòng rủi ro tăng mạnh, khiến lợi nhuận trước thuế chỉ còn 4.615 tỷ đồng. Rõ ràng, xử lý nợ xấu vẫn trông cậy chủ yếu vào hầu bao của các ngân hàng, vì thị trường mua bán nợ vẫn đang trong giai đoạn manh nha.

Mặc dù NHNN công bố tỷ lệ nợ xấu của hệ thống đến ngày 30/6/2018 chỉ còn hơn 2%, nhưng tỷ lệ nợ xấu thực của ngành là khoảng 6,6% – 6,7% tổng dư nợ, gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu ngoại bảng, các khoản nợ xấu đã cơ cấu và nợ xấu tiềm ẩn, nên áp lực nợ xấu của các ngân hàng vẫn rất lớn.

Chính vì vậy, các chuyên gia trong ngành cho rằng, việc tạo lập và phát triển thị trường mua bán nợ là rất cần thiết. NQ42 ra đời nhằm đẩy nhanh việc giải quyết “cục máu đông” nợ xấu, chỉ còn hiệu lực hơn 3 năm nữa. Trong thời gian này, thị trường mua bán nợ chưa thể hình thành và phát triển. Theo chuyên gia tài chính ngân hàng Cấn Văn Lực, để “chợ” nợ xấu hình thành thì thông tin về nợ xấu phải minh bạch, phải qua kiểm chứng, thị trường phải có thêm các tổ chức định giá độc lập và phải hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ nhà đầu tư.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, các ngân hàng thương mại và VAMC ồ ạt rao bán các tài sản thế chấp bằng bất động sản để thu hồi nợ nhưng chưa bán được nhiều. Không ít các trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đặt vấn đề mua nợ xấu nhưng đành phải từ bỏ, vì nợ xấu được đưa ra giá quá cao và nhiều khoản nợ xấu này không có hồ sơ chi tiết, minh bạch.

Theo một chuyên gia Trường Đại học Fulbright, vì chủ trương không dùng tiền ngân sách để xử lý nợ xấu nên các ngân hàng phải tự tạo nguồn lực tài chính để xử lý, trong đó chủ yếu dùng lợi nhuận để trích lập dự phòng rủi ro. Nợ xấu nếu không nhanh chóng được xử lý, sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng. Hơn nữa, việc xử lý nợ xấu chủ yếu bằng trích lập dự phòng rủi ro như hiện nay giúp nợ xấu giảm mạnh về mặt số liệu, song thực chất là ngân hàng đang dùng tiền để mua lại nợ xấu của chính mình và đây là khoản đầu tư không sinh lợi. Thực tế thống kê tại 21 ngân hàng cho thấy, tổng dự phòng rủi ro tín dụng là 31.821 tỷ đồng, trong đó 15/21 ngân hàng đã tăng chi phí dự phòng rủi ro so với cùng kỳ và 6 ngân hàng phải dành trên 50% lợi nhuận để trích lập chi phí dự phòng rủi ro.

Theo Nhung Nguyễn/SGGP

Có thể bạn quan tâm

Phú Quốc chính thức kinh doanh mạng 4G

Grab Việt Nam thử nghiệm dịch vụ giao thức ăn tại 5 quận của TP.HCM

Chủ tịch Maritime Bank viết thư bác tin đồn bị bắt

Petrolimex đã đầu tư 2.255 tỷ đồng sai quy định

Doanh nghiệp nội cũng chuyển giá

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:mua bán nợ xấunợ xấu ngân hàng

Tin khác

4 nhóm vấn đề cần giải quyết để kinh doanh ‘rẻ hơn và an toàn hơn’

4 nhóm vấn đề cần giải quyết để kinh doanh ‘rẻ hơn và an toàn hơn’

Tập đoàn Thái Lan muốn thâu tóm công ty thua lỗ của Agribank

Tập đoàn Thái Lan muốn thâu tóm công ty thua lỗ của Agribank

Đề xuất miễn thuế nhập khẩu dầu thô, khoáng sản

Đề xuất miễn thuế nhập khẩu dầu thô, khoáng sản

Một số nhà sản xuất đồ chơi của Mỹ tính chuyển hoạt động sang Việt Nam

Xuất khẩu 3,5 tỷ USD trong tháng 1, TP.HCM tiếp tục là quán quân

Triều Tiên và những gợi ý từ mô hình phát triển kinh tế Việt Nam

Thị trường ôtô: Giá xe có thể tăng mạnh vì thuế, phí

Bộ Công Thương khẳng định sẽ ‘cứu’ nhiệt điện Thái Bình 2

XEM NHIỀU NHẤT

Thị trường ôtô: Giá xe có thể tăng mạnh vì thuế, phí

Thị trường ôtô: Giá xe có thể tăng mạnh vì thuế, phí

Triều Tiên và những gợi ý từ mô hình phát triển kinh tế Việt Nam

Một số nhà sản xuất đồ chơi của Mỹ tính chuyển hoạt động sang Việt Nam

Xuất khẩu 3,5 tỷ USD trong tháng 1, TP.HCM tiếp tục là quán quân

Kiến nghị điều tra dấu hiệu vi phạm hình sự dự án thép hơn 8.100 tỷ đồng

Doanh nghiệp
4 nhóm vấn đề cần giải quyết để kinh doanh ‘rẻ hơn và an toàn hơn’

4 nhóm vấn đề cần giải quyết để kinh doanh ‘rẻ hơn và an toàn hơn’

Tập đoàn Thái Lan muốn thâu tóm công ty thua lỗ của Agribank

Tập đoàn Thái Lan muốn thâu tóm công ty thua lỗ của Agribank

Đề xuất miễn thuế nhập khẩu dầu thô, khoáng sản

Đề xuất miễn thuế nhập khẩu dầu thô, khoáng sản

Kiến nghị điều tra dấu hiệu vi phạm hình sự dự án thép hơn 8.100 tỷ đồng

Kiến nghị điều tra dấu hiệu vi phạm hình sự dự án thép hơn 8.100 tỷ đồng

Hàng tiêu dùng
Sức mua thị trường Tết Kỷ Hợi tăng 12% – 15%

Sức mua thị trường Tết Kỷ Hợi tăng 12% – 15%

Sôi động thị trường mùng 3 Tết

Sôi động thị trường mùng 3 Tết

TP.HCM: Siêu thị đồng loạt khai trương mùng 2 Tết

TP.HCM: Siêu thị đồng loạt khai trương mùng 2 Tết

Đủ ‘sắc màu’ heo đất phục vụ Tết Kỷ Hợi

Đủ ‘sắc màu’ heo đất phục vụ Tết Kỷ Hợi

Tài chính - BĐS
Bloomberg: Thị trường bất động sản cao cấp Việt Nam ‘đang nóng’

Bloomberg: Thị trường bất động sản cao cấp Việt Nam ‘đang nóng’

Vốn ngân hàng cân bằng nhanh sau Tết

Vốn ngân hàng cân bằng nhanh sau Tết

Trung Quốc đóng băng 1,5 tỷ USD tài sản của các công ty cho vay ngang hàng

Trung Quốc đóng băng 1,5 tỷ USD tài sản của các công ty cho vay ngang hàng

Trung Quốc đối mặt với ‘hiểm họa ghê gớm’ hơn cả thương chiến với Mỹ

Trung Quốc đối mặt với ‘hiểm họa ghê gớm’ hơn cả thương chiến với Mỹ

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
Khuyến mại lớn khi mua thiết bị bếp Malloca tại Vietbuild TPHCM 2017

Khuyến mại lớn khi mua thiết bị bếp Malloca tại Vietbuild TPHCM 2017

Gỗ An Cường cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng uy tín

Gỗ An Cường cùng lúc đón nhận 3 giải thưởng uy tín

Gỗ An Cường tại Vietbuild Hà Nội 2017 thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm

Gỗ An Cường tại Vietbuild Hà Nội 2017 thu hút hàng ngàn lượt khách ghé thăm

Trải nghiệm không gian bếp thông minh Malloca tại Vietbuild Hà Nội 2017

Trải nghiệm không gian bếp thông minh Malloca tại Vietbuild Hà Nội 2017

Gối trang trí cao cấp Soft Decor chính thức có mặt tại Aeon Bình Tân

Gối trang trí cao cấp Soft Decor chính thức có mặt tại Aeon Bình Tân

Nước giải khát Tasty Chanh Leo – Thạch Bích ‘vừa ngon, vừa khỏe’

Nước giải khát Tasty Chanh Leo – Thạch Bích ‘vừa ngon, vừa khỏe’

SAGRIFOOD – ‘Thực phẩm sạch cho mọi gia đình’

SAGRIFOOD – ‘Thực phẩm sạch cho mọi gia đình’

Điện gia dụng HONJIANDA – Tự hào là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

Điện gia dụng HONJIANDA – Tự hào là Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao

CASUMINA – Bạn đường tin cậy, sự phát triển không ngừng của trí tuệ Việt

CASUMINA – Bạn đường tin cậy, sự phát triển không ngừng của trí tuệ Việt

Sagrifood giảm giá đến 15% nhiều mặt hàng trong tháng 6

Sagrifood giảm giá đến 15% nhiều mặt hàng trong tháng 6

Nhựa Tý Liên không ngừng đổi mới công nghệ

Nhựa Tý Liên không ngừng đổi mới công nghệ

Kẹo dừa Vĩnh Tiến, HVNCLC với tham vọng vươn ra toàn cầu

Kẹo dừa Vĩnh Tiến, HVNCLC với tham vọng vươn ra toàn cầu

Giày BQ lần thứ 5 đạt danh hiệu HVNCLC

Giày BQ lần thứ 5 đạt danh hiệu HVNCLC

Dệt kim Đông Xuân nhiều năm liền được chứng nhận HVNCLC

Dệt kim Đông Xuân nhiều năm liền được chứng nhận HVNCLC

Danh hiệu HVNCLC là sự tin yêu của người tiêu dùng với Tân Hoàn Cầu

Danh hiệu HVNCLC là sự tin yêu của người tiêu dùng với Tân Hoàn Cầu

Bidrico đã có mặt ở hơn 15 quốc gia nên không ngại gì ‘hội nhập’

Bidrico đã có mặt ở hơn 15 quốc gia nên không ngại gì ‘hội nhập’

  • Góc nhìn
    • Bình luận – Phân tích
    • Chân dung
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Đô thị
    • Xã hội
  • Hội nhập
    • Tin tức
    • Thương mại
    • Tiêu chuẩn và Hội nhập
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Mua sắm tiêu dùng
    • Tài chính – BĐS
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Tiếp thị 4.0
    • Chuyện tiếp thị
    • Tiếp thị số
  • Công nghệ
    • Hàng công nghệ
    • Startup
    • Thị trường
  • Nông nghiệp 4.0
    • Xuất nhập khẩu
    • Khởi nghiệp
    • Đổi mới 2.0
  • Sống khỏe
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Văn hóa-Giáo dục
    • Văn hóa
    • Giáo dục
    • Gia đình
    • Giải trí
  • Video
  • Chuyên gia
    • Hỏi đáp
    • Trao đổi
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp.

Chịu trách nhiệm nội dung: Hồ Đức Minh. Tel : 028-38466136 — Fax: 028-38466180 — Email :info@bsa.org.vn


Giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp trên Internet số 86/GP-TTĐT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20/7/2015, sửa đổi bổ sung ngày 01/02/2018.

Toà soạn: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM. Email:toasoantttg@gmail.com. Hotline: 0903 647 911.

Liên hệ: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM. ĐT: 028.38466136

Ghi rõ nguồn "thegioihoinhap.vn" khi trích dẫn từ kênh thông tin này.

Copyright 2015 - Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ Doanh nghiệp