
15:53 - 22/12/2022
AFIEX An Giang – Dinh dưỡng tốt cho cá tra vươn ra biển lớn
Trong 11 tháng đầu năm 2022, các doanh nghiệp ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đã xuất khẩu cá tra đạt khoảng 2,2 tỷ USD, tăng hơn 61% so với cùng kỳ năm 2021 và dự báo cả năm sẽ đạt 2,4-2,5 tỷ USD.
Cá tra được giá, người nuôi có lãi
Theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, năm 2022, việc sản xuất, kinh doanh cá tra khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khá thành công nhờ giá cá duy trì ở mức cao. Nếu như những tháng cuối năm 2021, giá cá tra thương phẩm chỉ 25.000-26.000 đồng/kg thì từ đầu năm 2022 trở đi, giá tăng vọt lên 29.500-30.000 đồng/kg, có lúc lên 32.000 đồng/kg.
Thay đổi để cá tra phát triển bền vững
Cá tra là sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho vùng sông nước Cửu Long. Đến nay, sản phẩm cá tra đã xuất khẩu sang khoảng 138 quốc gia và vùng lãnh thổ, mang về hàng tỉ USD mỗi năm, tạo việc làm cho hàng trăm ngàn người.
Xác định cá tra là sản phẩm chiến lược, có lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế nên Chính phủ và các bộ, ngành liên quan đã tích cực hỗ trợ để hoàn thiện quy trình nuôi trồng, chế biến, xuất khẩu. Chính quyền các địa phương cũng quy hoạch vùng nuôi, thực hiện nghiêm các quy định về điều kiện nuôi cá tra, điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm; tăng cường hợp tác, liên kết sản xuất theo chuỗi để giảm rủi ro, giảm giá thành sản xuất; nuôi cá có chứng nhận để nâng cao giá trị sản phẩm. Đến nay, toàn vùng ĐBSCL đã có khoảng 350 cơ sở nuôi cá tra với diện tích 3.119ha được cấp giấy chứng nhận thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP).
Afiex an giang – dinh dưỡng tốt cho cá tra
Protein là thành phần chất hữu cơ chính của cơ thể cá, chiếm khoảng 12-18% khối lượng của cơ thể, ở cá tra hàm lượng protein khoảng từ 12-14%. Nhiệm vụ chính của protein là xây dựng nên cấu trúc của cơ thể.
Do đó, nếu thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu protein cho cá sẽ dẫn đến cá chậm lớn, hoặc ngừng tăng trưởng, thậm chí có thể giảm khối lượng. Nếu thức ăn được cung cấp quá nhiều protein thì protein dư không được cơ thể hấp thu để tổng hợp protein mới mà sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng hoặc thải ra ngoài. Thêm vào đó cá còn phải tốn nănh lượng cho quá trình tiêu hóa protein dư thừa, vì thế sinh trưởng của cá giảm. Điều này dẫn tới lãng phí protein, làm tăng giá thành thức ăn không cần thiết. Protein là chất dinh dưỡng được đặc biệt chú ý trong thức ăn. Mục đích của nuôi động vật thủy sản là biến đổi protein từ thức ăn (tự nhiên và nhân tạo) thành protein cấu tạo cơ thể động vật thủy sản có chất lượng cao.
Nhu cầu protein của cá dao động trong khoảng từ 25% đến 55%, trung bình 30%. Kết quả nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cho cá tra ở từng giai đoạn phát triển đã được thực hiện từ dự án ACIAR của Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ. Để cá tra sinh trưởng tối ưu, chất luợng cá đảm bảo, ở giai đoạn cá nhỏ (5-50g) thức ăn cung cấp cần có hàm lượng protein là 34-36%, giai đoạn cá lớn hơn 500g là 24-26% protein.
Nhu cầu protein của cá tra theo giai đoạn phát triển như sau:
Cỡ cá (g) | Hàm lượng protein (%) |
5- 50 | 34 – 36 |
50 – 100 | 32 – 34 |
100 – 300 | 30 – 32 |
300- 500 | 28 – 30 |
>500 | 24 – 26 |
(Nguồn: Tepbac)
Nhu cầu protein tối ưu của một loài nào đó phụ thuộc nguồn nguyên liệu làm thức ăn, tỉ lệ protein và năng lượng, thành phần acid amin, độ tiêu hóa protein, giai đoạn phát triển của cơ thể và các yếu tố bên ngoài khác. Đặc biệt là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu cung cấp protein vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng của cá đối với nguồn protein đó.
Bột cá được xem như là nguồn protein tốt nhất cho cá, tuy nhiên do giá bột cá quá cao và sử dụng nhiều bột cá sẽ ảnh hưởng đến cạn kiệt nguồn cá tự nhiên,… Nên các nhà quản lý, sản xuất thức ăn thủy sản đề nghị hạn chế sử dụng bột cá.
Có nhiều nguồn nguyên liệu có thể thay thế một phần bột cá trong thức ăn cho cá tra như: bột đậu nành, bột đậu phộng, bột thịt, bột huyết,… Tùy theo giá thành và chất lượng nguyên liệu mà các nhà sản xuất thức ăn sử dụng thay thế với tỉ lệ khác nhau, vì vậy chất lượng và giá thành thức ăn sẽ thay đổi theo từng nhà sản xuất cũng như thời điểm sản xuất (PGS. TS T.T.Thanh Hiền, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ).
Thấu hiểu được nhu cầu sử dụng protein phù hợp cho cá tra, AFIEX An Giang đã cho ra những dòng sản phẩm chuyên biệt dùng cho cá tra như:
– Thức ăn dùng cho cá tra giống: AA140(40% đạm), AA130, A81(30% đạm), AA135(35% đạm).
– Thức ăn dùng cho cá tra thịt các giai đoạn: A82(28%đạm), A99(26% đạm),A84(24%đạm), A83(22% đạm),…
Hiệu quả sử dụng protein của thức ăn còn phụ thuộc vào các thành phần khác nhau của thức ăn, đặc biệt là chất xơ và tinh bột. Thức ăn chứa quá nhiều chất xơ hoặc tinh bột sẽ làm giảm hoạt tính của một số men tiêu hóa protein của cá vì vậy hiệu quả sử dụng protein của thức ăn sẽ thấp, gây lãng phí protein và ảnh hưởng đến môi trường nuôi. Đây là vấn đề mà AFIEX đã rất trú trọng trong sản xuất thức ăn cho cá tra.
Thức ăn cá tra AFIEX không chỉ quan tâm đến hàm lượng của protein trong thức ăn mà còn chú ý đến các acid amin tham gia cấu tạo nên protein (đặc biệt là thành phần và tỷ lệ các acid amin thiết yếu trong protein).
Nhu cầu acid amin thiết yếu thường được tính theo % trong protein thức ăn. Để đảm bảo sự cân bằng về acid amin, tăng khả năng tiêu hóa thức ăn của cá tra nên phối chế hợp lý nguyên liệu cung cấp protein từ nhiều nguồn. Thức ăn cung cấp thiếu protein, acid amin thiết yếu không chỉ ảnh hưởng đến sinh trưởng, sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cá nuôi, môi trường ao nuôi và nhiều vấn đề khác. Hiện nay mặt dù giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thủy sản tăng cao làm cho giá thức ăn chăn nuôi thủy sản cũng tăng liên tục trong năm 2022, nhưng AFIEX An Giang vẫn luôn giữ vững chất lượng, mang lại vụ mùa tốt ưu cho người nuôi cá tra. AFIEX mang lại một lợi nhuận hợp lý bởi giá thành thức ăn mang tính cạnh tranh trên thị trường.
AFIEX CÙNG BẠN ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG!
Chi nhánh Công Ty CP Xuất Nhập Khẩu Nông Sản Thực Phẩm An Giang – Xí Nghiệp Thức Ăn Chăn Nuôi Thủy Sản
Địa chỉ: Khóm Đông Thạnh B, Phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, T. An Giang
Điện thoại: 02963 930136 – 02963 831205 E-mail: xnta.afiex.kd@gmail.com
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này