Tiền mặt lỗi thời, thanh toán di động đang thắng thế ở Trung Quốc
Tin mới
15:58
Các nhà xuất khẩu gạo Thái Lan lo giá gạo tăng
15:55
Elon Musk nêu điều kiện để tiếp tục thỏa thuận mua lại Twitter
15:52
WHO: Mũi vắc xin Covid-19 thứ 4 bảo vệ tốt cho người nguy cơ cao
15:37
Vàng SJC đứng yên bất thường
15:14
Việt Nam cam kết cải thiện hơn nữa môi trường đầu tư
14:59
Thành lập Hội ngành hàng sen Đồng Tháp
14:56
Trung Quốc trong vòng xoáy lạm phát toàn cầu
14:01
Vay vốn không tài sản thế chấp: giải pháp cho DN nhỏ và vừa ĐBSCL
09:44
Sức mua tăng trở lại, ngành bán lẻ dần phục hồi
09:33
Ngành điện phụ thuộc vào than nhập khẩu
09:30
Bức tranh kinh tế của Trung Quốc vẫn ảm đạm vì Covid-19
09:10
‘Đội lốt’ cổ phần hóa, thoái vốn để bán đất
21:45
Chuỗi siêu thị lớn nhất Australia thử nghiệm sử dụng 100% năng lượng xanh
21:33
Giá trứng gia cầm tăng 2.000 – 5.000 đồng/chục
16:11
Dầu cọ Malaysia hưởng lợi từ sự bất ổn chính sách của Indonesia
15:57
G7 sẽ giúp Việt Nam giảm phụ thuộc vào nhiệt điện chạy than
15:44
VN-Index ‘tăng sốc’ hơn 56 điểm
15:38
Ba kịch bản đại dịch Covid-19 tới năm 2027
15:24
Dừng áp thuế chống bán phá giá với thép mạ từ Hàn Quốc, Trung Quốc
15:22
5 doanh nghiệp VN lọt top 2.000 công ty lớn nhất thế giới của Forbes
Bản tin thị trường
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
10:17
Giá dầu thế giới ngày 14/3: dầu Brent giảm về mức 110,7 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2022/05/18 - 4:29:41 PM

12:01 - 11/06/2018

Tiền mặt lỗi thời, thanh toán di động đang thắng thế ở Trung Quốc

Vài năm trước đây, tiền mặt vẫn còn là một phương tiện thanh toán chính của người dân Trung Quốc. Nhưng hiện nay hình thức thanh toán dần thay đổi, việc thanh toán trên thiết bị di động đang áp đảo.

  • Vốn Trung Quốc áp đảo thị trường thương mại điện…
  • Phó Thủ tướng: thanh toán di động sẽ bùng nổ…
  • Thanh toán di động – những điều cần biết

Chợ quần áo tại Thượng Hải (Trung Quốc) cho phép khách hành thanh toán bằng ứng dụng Alipay và WeChat.

Tiền mặt lỗi thời

Chỉ cách đây hơn ba năm, tiền mặt vẫn là phương tiện thanh toán phổ biến của người tiêu dùng Trung Quốc, nhưng giờ đây nó trở nên thất thế. Hầu như tất cả các giao dịch đều được thực hiện trên điện thoại di động thông qua hai ứng dụng Alipay và WeChat. Hình thức thanh toán này không chỉ được thực hiện ở các cửa hàng lớn mà nó còn len lỏi vào các khu chợ, tại các quầy bán sản phẩm thời trang, đồ ăn vặt hay thậm chí cả tiệm sửa chữa khóa.

Tại các nhà hàng ở Trung Quốc, nhân viên phục vụ sẽ hỏi bạn sẽ thanh toán bằng WeChat hay Alipay, trước khi chấp nhận việc thanh toán bằng tiền mặt, phương tiện thanh toán gần như là lựa chọn cuối cùng của nhà hàng.

Việc sử dụng điện thoại để thanh toán còn phổ biến đến mức nhiều nghệ sĩ đường phố của Trung Quốc đặt một biển với mã QR để những người hảo tâm có thể chuyển tiền trực tiếp vào ví điện tử của họ.

“Từ góc độ kỹ thuật, xu hướng trên có lẽ là một trong những chuyển biến quan trọng nhất đang diễn ra ở Trung Quốc. Nó dường như chỉ mới diễn ra ở nước này”, Richard Lim, Giám đốc điều hành Công ty Đầu tư mạo hiểm GSR Ventures, nói.

Thanh toán bằng điện thoại thông minh đang chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc. Số liệu thống kê cho thấy, năm 2016, thanh toán trên thiết bị di động của Trung Quốc đạt 5.500 tỉ đô la Mỹ, tức gấp khoảng 50 lần so với quy mô của thị trường Mỹ, khoảng 112 tỉ đô la, theo Công ty Tư vấn iResearch.

Sau chuyến khảo sát tại Trung Quốc, nhiều lãnh đạo ngân hàng phương Tây và giám đốc điều hành của các công ty thẻ hàng đầu thế giới đều có chung nỗi lo âu: thanh toán có thể được thực hiện với chi phí rất rẻ, dễ dàng mà không cần tới ngân hàng. Nhiều chuyên gia còn đưa ra dự báo rằng phương thức thanh toán trong tương lai sẽ không còn được thiết kế bởi hệ thống tài chính của Mỹ hay Anh mà chính là ở Trung Quốc. Tại đây, dòng tiền được di chuyển trong hệ sinh thái kỹ thuật. Đó là hệ thống pha trộn giữa mạng xã hội, thương mại điện tử và ngân hàng. Hầu như tất cả đều được điều hành bởi hai công ty lớn là Alibaba và Tencent.

Alibaba thành lập Alipay vào năm 2004, cho phép hàng triệu khách hàng tiềm năng, những người không có thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, có thể mua sắm trên thị trường trực tuyến rộng lớn của mình. Tương tự, Tencent, đã ra mắt ứng dụng thanh toán vào năm 2005 trong nỗ lực giữ chân người dùng ở lại hệ thống tin nhắn của mình lâu hơn. Alipay và WeChat đã trở nên phổ biến một cách ngoạn mục, với khoảng lần lượt 520 triệu và 1 tỉ người dùng mỗi tháng.

Điều này cũng có nghĩa Tencent và công ty con của Alibaba, Ant Financial, hai công ty quản lý WeChat và Alipay, đang đứng trên mỏ vàng. Cả hai công ty đều có quyền thu phí từ các khoản giao dịch. Hơn thế nữa, tất cả thông tin về thanh toán mà hai công ty này thu được rất có ích trong nhiều trường hợp, từ việc xây dựng hệ thống tín dụng mới cho tới việc quảng cáo.

Ông Lim cho biết, theo số liệu gần đây, Ant Financial và Tencent đã lên kế hoạch vượt qua các công ty phát hành thẻ như Visa và Mastercard về tổng giao dịch toàn cầu mỗi ngày trong năm tới. Lý do mà các công ty này đưa ra mục tiêu tham vọng như vậy là bởi bằng việc áp dụng mã vạch QR, các cửa hàng nhỏ có thể tiết kiệm được chi phí, thay vì phải sử dụng các loại thẻ.

Cơn ác mộng của ngân hàng Mỹ?

So với Trung Quốc, dường như sự thay đổi như vậy lại diễn ra rất chậm tại Mỹ và các nước phương Tây. Người tiêu dùng Mỹ chủ yếu vẫn dựa vào ngân hàng trong hầu hết các khoản thanh toán không không dùng tiền mặt như bằng séc, thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hay các hình thức thanh toán khác gắn với tài khoản ngân hàng của họ.

Nhưng theo dự báo, cơn ác mộng đối với hệ thống ngân hàng Mỹ sẽ sớm diễn ra khi một công ty công nghệ, cho dù là từ Trung Quốc, hay từ chính nước Mỹ như các ứng dụng của Amazon hay Facebook, áp dụng thành công của mô hình Alipay và WeChat tại Mỹ.

Sự phát triển của các ứng dụng như Alipay, WeChat có nguy cơ lấy đi hàng tỉ đô la doanh thu hàng năm từ các ngân hàng lớn và các công ty phát hành thẻ khác.

Có lẽ ảnh hưởng rõ ràng nhất là các ngân hàng Mỹ sẽ mất đi khoản thu từ dịch vụ thẻ, ước tính lên tới 90 tỉ đô la mỗi năm, theo một báo cáo của Nilson. Số tiền trên hiện đang được chia cho các doanh nghiệp trong mạng lưới thẻ như Visa và MasterCard, các ngân hàng và các đơn vị xử lý thanh toán.

Nhưng ngân hàng không chỉ có doanh thu từ hoạt động chuyển tiền, họ còn có doanh thu từ dịch vụ rút tiền tại các máy ATM. Nếu tiền mặt không còn phổ biến, một nguồn doanh thu khác của ngân hàng cũng chịu tác động lớn.

Chưa kể, ngay tại thị trường Mỹ, các ngân hàng cũng có thể phải cạnh tranh gay gắt với những ứng dụng đến từ Trung Quốc. Chẳng mấy chốc, lãnh đạo của các công ty phát hành thẻ hay ngân hàng Mỹ sẽ không phải tốn công bay tới Trung Quốc xa xôi để khảo sát hệ thống thanh toán đang diễn ra ở đây. Ant Financial của tỉ phú Jack Ma đã dành thời gian tìm hiểu thị trường Mỹ và ký thỏa thuận hợp tác với các đơn vị xử lý thanh toán của nước này vào năm ngoái. Hiện rất nhiều hãng taxi Mỹ đã sử dụng Alipay – ứng dụng của Ant Financial – để giúp khách hàng thanh toán hóa đơn thuận tiện hơn.

Cho tới nay, công ty sở hữu Alipay vẫn cho rằng sự hiện diện của mình tại thị trường Mỹ nhằm giúp khách du lịch Trung Quốc thanh toán dịch vụ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nhiều người trong ngành cho rằng, Alipay sẽ không dừng lại ở đó.

Cùng với việc sử dụng ứng dụng để thanh toán, ngày càng nhiều người tiêu dùng Trung Quốc bắt đầu gửi tiền tại các ứng dụng này. Vào năm 2013, Alipay đã giới thiệu sản phẩm tài khoản thị trường tiền tệ (money-market accounts). Năm ngoái, Alipay đã xây dựng được một quỹ thị trường tiền tệ có giá trị lớn nhất thế giới, khoảng 243 tỷ đôla Mỹ.

Xét ở góc độ ngân hàng, đây tiếp tục là nguy cơ lớn đối với họ. Hiện nay, ngân hàng thường nhận tiền gửi của khách hàng, lấy khoản tiền đó để cho vay. Hoạt động trung gian này tạo ra lợi nhuận không nhỏ cho hệ thống ngân hàng. Nếu như người tiêu dùng Mỹ bắt đầu gửi tiền tại các ứng dụng trên, rất có thể, ngân hàng sẽ phải hợp tác với các quỹ này với chi phí đắt hơn.

Và nếu những gì đang diễn ra ở Trung Quốc tiếp tục diễn ra ở Mỹ, đây sẽ là cơn ác mộng tới hệ thống ngân hàng và phát hành thẻ của nước này.

Theo TBKTSG

Có thể bạn quan tâm

Hồn vỉa hè

Đừng quá khích trước nạn ấu dâm

Tập đoàn bán lẻ Central Group đầu tư 200 triệu USD vào Grab

Tôi lên tiếng…

Chơi ảnh selfie trên smartphone, coi kỹ giá và chấm

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:thanh toán di độngthương mại điện tửTrung Quốc

Tin khác

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Sáng mai tàu metro số 1 sẽ về tới TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA