12:22 - 02/06/2016
TGĐ Rynan AgriFoods: ‘Tuổi 60 khởi nghiệp thì có gì lạ’
Ông Nguyễn Thanh Mỹ sau khi đã thành công với Mỹ Lan Group đã tự đứng ra khởi nghiệp ở tuổi lục tuần bằng việc lập công ty Rynan AgriFoods có trụ sở tại Trà Vinh.
Rynan AgriFoods là doanh nghiệp chuyên về lĩnh vực nông nghiệp, chuyên nghiên cứu, chế tạo các giải pháp công nghệ cao ứng dụng trong nông nghiệp như sản xuất bao bì bảo quản thực phẩm, dụng cụ đo đạc, kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm, nguồn nước tưới…thông minh.
Không như các bạn trẻ khởi nghiệp ở lứa tuổi còn sung sức nhất, ông Nguyễn Thanh Mỹ quan niệm tuổi của mình vẫn còn quá trẻ để về hưu.
Do đó, việc sáng tạo đổi mới cũng “không có tuổi” bởi nó rất đơn giản, chúng ta thấy bản thân cần cái gì, người dân đang cần cái gì, đất nước đang cần cái gì thì tập trung làm cái đó.
Thậm chí, có những cái chúng ta đang sử dụng hàng ngày mà nó chưa thông minh thì mình làm cho nó nông minh lên.
Cái gì không lên được internet thì mình làm cho lên internet.
Chẳng hạn như trong chuỗi sản xuất nông nghiệp, nhất là sản xuất lúa thì vấn đề nhức nhối nhất hiện nay mà người nông dân đang gặp phải là vấn đề sử dụng nước ngọt, phân bón như thế nào cho phù hợp, cho tiết kiệm.
“Hiện chúng tôi đang chế tạo phân bón thông minh bằng cách bao bọc phân bằng nhiều lớp chất dẻo, giúp độ tan phân bón kiểm soát được theo quá trình phát triển cây lúa, tiết kiệm rất nhiều công sức của nông dân, lượng phân giảm 50%, giảm lượng khí nhà kính rất nhiều. Ý tưởng như màng biến đổi bằng năng lượng mặt trời để làm nhà máy xay xát lúa như ông Bùi Văn ngọ cũng giảm đi rất nhiều khí nhà kính”- Ông Mỹ tâm sự
Hay vấn đề nhiễm mặn, gây hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.
Vì vậy, để sử dụng nguồn nước có hiệu quả trong canh tác lúa, bằng kinh nghiệm làm việc qua nhiều công ty công nghệ hàng đầu của nước ngoài, công ty Rynan AgriFoods của ông Mỹ nghiên cứu ra công nghệ điện toán đám mây, dùng áp để điều tiết lượng nước.
Theo ông Mỹ, đây là những cái rất đơn giản, dễ làm, nông dân dễ áp dụng. Hay như việc các tỉnh ĐBSCL chưa đo được độ mặn thì công ty nghiên cứu thiết bị công nghệ đo độ mặn, muốn lấy nước ngọt thì dùng áp như chiếc van điều khiển là được.
Việc sử dụng phân bón vừa đủ, đúng liều lượng cũng được Rynan AgriFoods nghiên cứu ra công nghệ thích hợp…
Khởi nghiệp kiểu Mỹ có công nghệ thì ở Việt Nam chúng ta cũng có thể sử dụng công nghệ. Theo ông Nguyễn Thanh Mỹ, trên thế giới chúng ta có 7,4 tỷ người.
Vấn đề sản xuất lương thực, thực phẩm một cách ổ ạt để đáp ứng nhu cầu con người đang làm nảy sinh hiệu ứng khí nhà kính, biến đổi khí hậu.
Sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam cũng đang chiếm tỷ lệ 0,6% trong các ngành gây ra hệ lụy này. Cây lúa là một trong những cây trồng gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất.
“Chúng ta sẽ có một thể giới khô cằn hơn, khó khăn hơn trong tương lai nếu không thay đổi cách làm hiện nay. Đó là cơ hội lớn lắm để phát triển kinh tế khí hậu”. Ông Nguyễn Thành Mỹ
Tháng 12 năm ngoái, 192 quốc gia trong đó có Việt Nam đã ký hiệp định cam kết giảm khí thải nhà kính.
Chúng ta cũng là một trong những quốc gia đầu tiên cam kết giảm khí nhà kính bằng việc trồng lại 40% diện tích rừng.
Biến đổi khí hậu và giảm khí nhà kính là vấn đề sống còn, Việt Nam cũng là một trong 11 nước đi đầu có hành động quyết liệt về vấn đề này.
Riêng trồng lúa, chúng ta cam kết giảm 11 tấn khí nhà kính đến 2030 và chúng ta phải đặt ra lộ trình đánh thuế cacbon và khí nhà kính.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp công nghệ thông minh vào sản xuất nông nghiệp là hết sức cần thiết, không chỉ tiết kiệm chi phí, tăng năng suất, tăng giá trị mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Minh Khoa – Kim Yến
Theo VietQ.vn
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này