18:35 - 25/08/2015
Paul Krugman: “Thế giới đang thừa tiền”
Điều gì làm chứng khoán sụt giảm hôm thứ sáu? Điều đó có ý nghĩa gì trong tương lai? Không ai biết, và biết không nhiều.
Các cố gắng giải thích các chuyển động hàng ngày của chứng khoán thường rất tào lao: một cuộc khảo sát theo thời gian thực về sự sụp đổ của chứng khoán năm 1987 đã không tìm thấy bằng chứng đối với bất kỳ giải thích duy lý mà các chuyên gia kinh tế và các nhà báo đưa ra sau sự kiện. Thay vì vậy lại phát hiện ra rằng người ta đang bán vì, bạn thử đoán xem, giá sụt giảm. Và thị trường chứng khoán là một kim chỉ nam khủng khiếp đối với tương lai kinh tế: Paul Samuelson có lần đã hóm hỉnh cho rằng thị trường đã dự báo chín trong số năm suy thoái cuối cùng, và không có gì thay đổi về mặt đó.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư rõ ràng đang bồn chồn – với lý do chính đáng. Tin tức kinh tế Mỹ từng tốt đẹp mặc dầu không mạnh gần đây, nhưng thế giới như một toàn thể dường như vẫn còn lắm tai nạn một cách đáng kể. Trong bảy năm chúng ta đã sống trong một nền kinh tế toàn cầu tròng trành từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác: mỗi lần một phần của thế giới rốt cuộc dường như đứng vững lại trên đôi chân của nó, phần khác lại chao đảo. Và Mỹ không thể tự tách hoàn toàn khỏi những tai ương toàn cầu.
Nhưng vì sao kinh tế thế giới vẫn lảo đảo?
Trên bề mặt, chúng ta dường như liên tục lâm phải sự xui xẻo. Đầu tiên là sự phá sản của ngành bất động sản, và khủng hoảng ngân hàng kích hoạt điều đó. Rồi thì, tồi tệề vừa chỉ sắp sửa tai qua nạn khỏi, châu Âu rơi vào khủng hoảng nợ và suy thoái kép. Châu Âu cuối cùng rồi đạt được một sự ổn định bấp bênh và bắt đầu tăng trưởng trở lại – nhưng bây giờ chúng ta đang chứng kiến các vấn đề to tát ở Trung Quốc và các thị trường đang nổi lên khác, mà vốn trước đó đều là trụ cột vững vàng.
Nhưng những điều đó không chỉ là một loạt tai nạn không liên quan. Thay vì vậy, cái chúng ta đang thấy là cái đang xảy ra khi quá nhiều tiền đang theo đuổi quá ít cơ hội đầu tư.
Cách đây hơn một thập kỷ, Ben Bernanke nổi tiếng khi lập luận rằng một sự tăng nhanh thâm hụt thương mại của Mỹ là hậu quả, không phải từ các yếu tố trong nước, nhưng từ một “sự dư thừa tiết kiệm toàn cầu”: một lượng quá lớn tiết kiệm vượt qua đầu tư ở Trung Quốc và các nước đang phát triển, một phần do định hướng bởi các phản ứng chính sách đối với cuộc khủng hoảng châu Á vào những năm 1990, đã đổ vào Mỹ để tìm kiếm lợi nhuận. Ông lo lắng đôi chút về thực tế luồng vốn được phân kênh, không phải vào đầu tư kinh doanh, nhưng vào bất động sản: rõ ràng ông nên lo lắng nhiều hơn nữa. (Một số trong chúng ta đã lo nhiều). Nhưng việc ông cho rằng sự bùng nổ bất động sản của Mỹ một phần do sự yếu kém ở các nền kinh tế nước ngoài dường như vẫn còn giá trị.
Đương nhiên, sự bùng nổ trở thành một bong bóng gây ra thiệt hại to lớn khi nó nổ tung. Hơn nữa, đó không phải là hồi kết của câu chuyện. Cũng còn có một cơn lũ vốn từ Đức và các nước Bắc Âu khác đổ vào Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Hy Lạp. Chuyện đó cũng trở thành một bong bóng, và sự nổ vỡ bong bóng đó vào 2009-2010 thúc đẩy cuộc khủng hoảng đồng euro.
Và chuyện vẫn chưa kết thúc. Với Mỹ và châu Âu không còn là những điểm đến hấp dẫn, sự dư thừa toàn cầu đi tìm những bong bóng mới để thổi phồng. Và sự dư thừa ấy tìm thấy bong bóng ở các thị trường đang nổi lên, khiến cho những đồng tiền như đồng real của Brazil vọt lên đến mức cao không bền vững. Điều đó không thể kéo dài và hiện nay chúng ta đang ở giữa một cuộc khủng hoảng thị trường đang nổi lên nhắc cho một số nhà quan sát nhớ lại châu Á vào những năm 1990 – hãy nhớ lại đi, nơi đó tất cả đã bắt đầu.
Vậy thì bây giờ ngón tay di chuyển của sự dư thừa đang hướng đến đâu? Tại sao, trở lại Mỹ, nơi một dòng mới các quỹ nước ngoài đã đẩy đồng USD lên giá, đe dọa nền kinh tế của chúng ta không cạnh tranh trở lại.
Điều gì gây ra sự dư thừa toàn cầu? Có lẽ là một sự kết hợp các yếu tố. Sự tăng dân số đang chậm lại trên khắp thế giới, và vì tất cả sự cường điệu về công nghệ mới nhất, có vẻ như không tạo ra sự tăng năng suất hoặc tăng nhu cầu đối với đầu tư kinh doanh. Chủ thuyết thắt lưng buộc bụng đã dẫn đến sự yếu kém chưa từng có trong chi tiêu chính phủ đã cộng hưởng vào vấn đề. Và lạm phát thấp trên toàn thế giới có nghĩa là lãi suất thấp ngay cả khi các nền kinh tế đang bùng phát, đã làm giảm thiểu room để cắt giảm lãi suất khi kinh tế sụt giảm mạnh.
Dù cho sự kết hợp các nguyên nhân có chính xác tới đâu, điều quan trọng hiện nay là các nhà làm chính sách nắm lấy khả năng một cách nghiêm khắc, tôi đoan chắc, sự dư thừa tiết kiệm và sự yếu kém toàn cầu kéo dài là sự bình thường mới.
Cảm giác của tôi là một sự không quyết tâm sâu sắc, ngay cả trong số các quan chức khôn ngoan, để chấp nhận thực tế đó. Một phần vì lợi ích đặc biệt: Wall Street không muốn nghe rằng một thế giới không ổn định đòi hỏi quy chế tài chính mạnh mẽ, và các chính khách muốn giết tình trạng phúc lợi không muốn nghe rằng chi tiêu và nợ của chính phủ không phải là các vấn đề trong môi trường hiện nay.
Nhưng tôi tin rằng cũng có một loại thành kiến cảm tính chống lại chính khái niệm sự dư thừa toàn cầu. Các chính khách và các nhà kỹ trị đều muốn xem chính họ như là những người nghiêm túc đưa ra các chọn lựa khắc nghiệt – những chọn lựa như cắt giảm các chương trình phổ biến và nâng cao lãi suất. Họ không thích bị cho là chúng ta đang sống trong một thế giới dường như những chính sách thực tế sẽ làm cho mọi sự thực sự tồi tệ hơn. Nhưng chúng ta đang như vậy và họ sẽ như thế.
Paul Krugman
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này