Những 'khúc xương' trong khởi nghiệp nông nghiệp
Tin mới
10:53
Báo động nguy cơ khủng hoảng nợ toàn cầu
10:38
Vốn FDI của Mỹ đang chảy mạnh vào Việt Nam
09:52
PGS Nguyễn Minh Hòa: Suy ngẫm từ con sông ‘kinh tiền’ Chao Phraya của Thái Lan
09:38
Chứng khoán đã ‘bốc hơi’ hơn 52 tỷ USD
22:25
Bộ Tài chính thanh tra các công ty chứng khoán và kiểm toán
22:20
Hàn Quốc ưu tiên áp dụng các biện pháp nhằm ổn định vật giá
22:14
UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn ‘giải cứu’ 38 dự án bất động sản
16:11
Kinh tế Trung Quốc đã hạ nhiệt đáng kể trong tháng 4
16:02
Elon Musk quan tâm sản xuất pin xe điện ở Indonesia
15:57
Bình Thuận: Làng nghề nước mắm truyền thống nguy cơ ‘treo lều’
15:53
Nhiều nước châu Á áp thuế để hạ nhiệt thị trường bất động sản
15:47
Giá USD tăng sốc lên 24.000 đồng mỗi USD
10:40
Lãi suất VNĐ khó đứng yên
10:35
‘Cứu Đồng bằng sông Cửu Long đang chìm’
10:12
Nhà đầu tư nên làm gì khi cổ phiếu lỗ 50%?
09:51
Doanh nghiệp trong thế lưỡng nan: chi phí tăng, sức mua thấp
13:07
‘Vua thép’ Việt Nam vào top doanh nghiệp lớn nhất thế giới
12:58
Chuỗi giảm của giá vàng khi nào sẽ kết thúc?
12:54
Elon Musk tạm hoãn thỏa thuận mua lại Twitter
12:33
Giá xăng của Việt Nam quá cao so với thu nhập của người dân
Bản tin thị trường
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
11:56
Giá dầu xuống dưới 100 USD/thùng
11:47
Giá vàng ngày 15/3: tiếp tục lao dốc ‘không phanh’
12:17
ĐBSCL: Giá lúa, gạo đồng loạt tăng sau một tuần chững lại
10:17
Giá dầu thế giới ngày 14/3: dầu Brent giảm về mức 110,7 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2022/05/17 - 2:07:20 PM

11:09 - 30/05/2018

Những ‘khúc xương’ trong khởi nghiệp nông nghiệp

Vài năm gần đây, khởi nghiệp (startup) nông nghiệp được nhiều bạn trẻ chú ý. Từng có khá nhiều startup nông nghiệp được dư luận biết đến, kêu gọi được vốn đầu tư, nhưng sâu thẳm mà nói, hiệu quả của từng dự án vẫn chưa như kỳ vọng, thậm chí là thua lỗ. Tại sao vậy?

  • Những điểm mới của cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp…
  • Kinh nghiệm khởi nghiệp nông nghiệp Israel
  • Dự án Than Không Khói giành ngôi quán quân cuộc…

Chuyên gia Trương Cung Nghĩa cho rằng sản phẩm bao bì của Than không khói khá tốt, tuy nhiên vì yếu trong vấn đề quản trị tài chính nên bị lỗ.

Lỗ vì đâu?

Năm 2017, dự án Than không khói của Lê Thị Hiền, công ty cổ phần khoa học công nghệ R2D giành giải quán quân cuộc thi Dự án khởi nghiệp nông nghiệp lần 3 của trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (BSA). Không chỉ đến khi nhận giải startup, trước đó, Lê Thị Hiền từng có nhiều tham vọng lẫn đam mê với hòn than, cô tâm sự: nhiều năm trời đóng vai cô bé lọ lem, chui nhủi vào các lò than để tìm ra “chân lý” biến những chiếc gáo dừa thành sản phẩm than thân thiện môi trường. Rồi thì sản phẩm than không khói của Hiền cũng ra đời như kỳ vọng của cô. Tuy nhiên, sau mấy năm lăn vào khởi nghiệp, nay, Hiền thú nhận rằng, dự án đang chịu lỗ.

Nguyên nhân ban đầu, theo Hiền, xuất phát từ bài toán quản trị chi phí. Chủ dự án này cho biết, trước đây do tính toán không kỹ nên nhiều chi phí đã bị bỏ ngoài sổ sách, như thuê nhân công, chi phí marketing, giá nguyên liệu đầu vào, vấn đề trượt giá, logistics, bao bì, đầu tư máy móc… Thay vì lời 10% như dự tính ban đầu, sản phẩm than không khói với bốn đặc tính là không khói, không mùi, không nổ và không sử dụng keo trong quá trình kết dính, bị “âm” 1.000 đồng/hộp loại 4kg. Như vậy, trung bình mỗi tháng, dự án than không khói của Hiền đưa ra thị trường gần 30 tấn, tương đương với việc gánh khoản lỗ khoảng 7 triệu đồng.

Võ Văn Tiếng, với dự án sản xuất lúa loại ra khỏi danh mục thuốc trừ sâu, phân hoá học, cũng đạt giải cao trong startup nông nghiệp vài năm trước. Gạo Tâm Việt của Tiếng đã chinh phục người dùng bằng chất lượng và sự an toàn, dù giá cả cao hơn hẳn mặt bằng chung thị trường. Ấy vậy mà Tiếng vẫn không thể mở rộng được diện tích, do năng suất không như mong đợi vì không xài phân hoá học, thuốc trừ sâu. Chuỗi sản xuất lúa sinh học của Tiếng cũng chưa hoàn thiện, khâu xay xát, đóng gói phải gia công. Tiếng cũng chưa hoàn chỉnh phương pháp quản trị chi phí, nên có nhiều khâu không quản lý được. Tương tự, dự án “Nâng cao giá trị từ rừng ngập mặn Cà Mau” của Phạm Xuân Thành, tưởng “hời to” khi tập trung trồng rừng và khai thác con tôm thiên nhiên ở rừng ngập mặn Ngọc Hiển. Ngoài sản lượng đánh bắt, Thành còn thu mua tôm tự nhiên của các hộ dân trong vùng về hấp, sấy lạnh, đưa đến các khu đô thị lớn bán với giá khoảng 1,6 triệu đồng/kg. Theo tính toán của chàng cử nhân ngành quy hoạch vùng và đô thị – trường đại học Kiến trúc TP.HCM, giá bán này giúp giá trị con tôm, cua… tăng lên từ 20 – 30%.

Tuy nhiên, “Đời như không là mơ”, chỉ đến khi được các chuyên gia tài chính phân tích, tư vấn, Thành mới nhận ra “khoản lỗ” dự án này không hề nhỏ. Nguyên nhân cũng vì chưa tính toán chi tiết những chi phí đã bỏ ra, dẫn đến việc định giá sản phẩm thấp. Trong đó, các chi phí như tiền công lao động của bố mẹ, người thân bị gạt ra khỏi giá thành. Hay như các chi phí phát sinh khi tham gia các sự kiện thương mại, phí di chuyển, thiết kế bao bì… Thành cũng… bỏ quên luôn!

Một ngày cuối tháng 5 vừa rồi, gặp Nguyễn Thị Hiếu với dự án “Nấm linh chi”, Võ Thanh với “Bồ kết thiên nhiên”, lỗi mắc phải cũng y vậy. Có rất nhiều chi phí, lẽ ra đã phải tính vào giá; nhưng không hiểu sao các bạn vẫn hồn nhiên bỏ qua, để rồi, nay phải thừa nhận “việc tính toán tài chính vẫn là vấn đề đau đầu nhất”!

Phạm Xuân Thành, dự án “Nâng cao giá trị từ rừng ngập mặn Cà Mau”: “Mình biết nhiều chi phí ẩn sau chưa được tính toán và là khoản tiền không nhỏ. Tuy nhiên, với mức độ, quy mô dự án, mình vẫn chưa nghĩ tới được và chưa biết làm gì, làm như thế nào. Chi phí dành ra để phục vụ cho việc học nâng cao quản trị tài chính còn hạn chế, và bản thân chưa muốn mạo hiểm”.

Yếu về quản trị tài chính

Đa số các dự án khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay rất yếu trong việc quản trị tài chính, trong đó đặc biệt là vấn đề quản lý dòng tiền nên bị lỗ, đánh giá của nhiều chuyên gia tư vấn khởi nghiệp của BSA chỉ ra như vậy.

Chuyên gia Trương Cung Nghĩa và Trương Cẩm Minh cho rằng, các dự án khởi nghiệp hiện nay chủ yếu làm theo kiểu “lấy công làm lời”, chứ chưa có nhiều dự án biết áp dụng các chiến lược về tài chính để phát triển. “Điều quan trọng là ngoài việc xây dựng thương hiệu, các dự án cần phải biết những tính toán kỹ về tài chính để không bị lỗ”, ông Trương Cẩm Minh nhận xét.

Còn ông Trương Cung Nghĩa thì dẫn dụ: ngay như dự án “Than không khói”, khi mới bắt đầu khởi nghiệp, Lê Thị Hiền đã không lường trước về sự biến đổi của những yếu tố kèm theo. Chẳng hạn, khi quy mô còn nhỏ, khâu nhân công Hiền có thể nhờ bạn bè, người thân hỗ trợ không công. Khi lên doanh nghiệp thì bắt buộc phải trả công lao động cho họ chứ không thể nhờ vả, loại chi phí này ra được.

Hay như việc tạo nguồn nguyên liệu chẳng hạn, ông Nghĩa phân tích khi mới khởi nghiệp nhiều người có thể tận dụng nguồn tài nguyên tại chỗ, không tốn kém (như việc khai thác tôm thiên nhiên từ rừng ngập mặn Cà Mau của Phạm Xuân Thành). Nguồn tôm, cua từ tự nhiên, không tốn công nuôi, thức ăn nên giá đầu vào tương đối thấp. Nhưng khi dự án đã phát triển đến mức độ nào đó, yêu cầu nguồn nguyên liệu phải mua từ nơi khác, phải có nguồn gốc, chất lượng, an toàn thì bắt buộc chủ dự án phải bỏ thêm chi phí nhân công, chi phí vận chuyển, phí bảo quản… chi phí để làm marketing, thậm chí là quản trị chất lượng… “Chúng tôi kiểm tra mới phát hiện các bạn chưa tính các chi phí này vào giá thành sản phẩm.Và còn nhiều chi phí khác cũng bị bỏ qua, nếu cộng lại chắc chắn tổng chi sẽ tăng mạnh”, chuyên gia này chia sẻ.

Chuyên gia Trương Cung Nghĩa: “Ngoài việc tìm cách phát triển dự án, những người khởi nghiệp cần quan tâm nhiều đến vấn đề xây dựng thương hiệu ngay từ khi bắt đầu khởi nghiệp. Bên cạnh đó, việc quản lý dòng tiền tốt là một trong những tiền đề để các dự án khởi nghiệp không bị thua lỗ, dẫn đến thất bại. Muốn vậy, các bạn startup cần tìm đến các lớp học liên quan, nhất là những lớp tập huấn của Chương trình Sáng tạo khởi nghiệp (SKC) của Trung tâm BSA, hay tạo và tận dụng các mối quan hệ với chuyên gia uy tín để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ.”

bài, ảnh Anh Tuấn (theo TGTT)

Có thể bạn quan tâm

TENET của Nolan sẽ giải cứu rạp chiếu?

Tập đoàn TH khởi công dự án đầu tư lớn nhất của Việt Nam tại Nga

Nghệ sĩ Minh Phượng: Trở về với ‘Hồn Việt’

TS Lê Nguyên Phương: Tỉnh thức là chìa khoá của hạnh phúc

Cá tra sắp đối diện với khó khăn từ Farm Bill

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:khởi nghiệp nông nghiệpstartup nông nghiệptrương cung nghĩa

Tin khác

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Sáng mai tàu metro số 1 sẽ về tới TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA