Những chiếc cà ràng cuối cùng
Tin mới
11:04
Lãnh đạo Mỹ – Nhật nhất trí đối phó thách thức từ Trung Quốc
10:59
Ông Hun Sen ra lệnh ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’ ở Phnom Penh
10:39
Grab xem xét niêm yết tại Singapore sau vụ IPO trên Phố Wall
10:07
Mỹ gỡ mác ‘thao túng tiền tệ’ cho Việt Nam
15:48
Chuyên gia dự đoán Iphone 2022 sẽ không có bản Mini
15:29
Indonesia đặt cược vào chuyển đổi kỹ thuật số
15:18
Bất động sản hút gần 5.500 tỷ đồng vốn từ phát hành trái phiếu
15:13
Việt Nam quá chuộng đường bộ, bỏ quên đường thủy
14:54
Trung Quốc tuyên bố GDP tăng trưởng 18,3% trong quý 1
09:58
Lệnh trừng phạt siêu máy tính Trung Quốc của Mỹ bắt đầu có hiệu lực
09:47
Xu hướng lên sàn ngoại gọi vốn của doanh nghiệp Việt
09:36
Người Việt ăn uống thiếu lành mạnh
09:25
Fitch: Biện pháp chống dịch góp phần nâng tín nhiệm của Việt Nam
09:00
VNR ‘kêu cứu’ Thủ tướng, khó trụ vững đến hết tháng 4
08:55
Doanh thu quý 1 của Formosa Hà Tĩnh đạt gần 1,1 tỷ USD
22:33
Xuất khẩu khẩu trang y tế tăng mạnh trở lại
22:28
Mỹ cấm vận kinh tế, trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga
15:56
Việt Nam đang mua rất nhiều gạo cao cấp của Ấn Độ
15:46
ECB công bố khảo sát về đồng euro kỹ thuật số
15:35
Các hạn chế chống Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần
Bản tin thị trường
10:27
Citigroup rút khỏi mảng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam
09:14
Năm thách thức hay bài học lớn từ kế hoạch IPO kỷ lục của Grab
09:34
‘Con tôm Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ đối thủ’
08:51
Đài Loan sửa đổi luật để thu hút nhân tài nước ngoài
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2021/04/18 - 4:03:34 PM

09:56 - 14/09/2017

Những chiếc cà ràng cuối cùng

Chị Bảy, chủ quán cà phê Dương Ngọc, cười: “Không biết ở Châu Lăng (Tri Tôn, An Giang) này có ai làm thực đơn như mình không?”. Ban đầu chỉ vài số điện thoại, tới nay phải dán thêm trên cột để khách nhìn thấy, cứ gọi là có món ăn liền.

  • Đem gia tài ‘tài nguyên bản địa’ đi tiếp thị…
  • Tạo đà cho ‘sức mạnh bản địa’
  • Khởi nghiệp: Đừng quên mỏ vàng ‘tài nguyên bản địa’
1D2A4771

Bà Neang Nhuê vẫn tận tụy với cà ràng. Ảnh: H.L.

Dọc đường lên núi Cấm

Buổi sáng có cơm, cháo lòng, cháo gà, mì, bún bò viên. Buổi chiều có bánh tằm và bún cá. Một cái quán nhỏ ven đường mà thực đơn như vậy quả bất ngờ. Ngồi nhâm nhi ly cam vắt 8.000 đồng, hỏi đường từ Cây Me đi Ba Chúc, bất chợt tôi thấy thực đơn, thay vì ghi cháo lòng giá bao nhiêu một tô, ở cột tương ứng bên kia là số điện thoại. Bảy món bảy số điện thoại. Khách cứ cầm menu và gọi số nào mình muốn. Quả là một sự liên kết kinh doanh tốt đẹp và hiếm thấy.

Chị Bảy hoạt bát, vui vẻ, biết nhiều điều về bản địa, sẵn sàng chỉ đường hay giới thiệu món ngon không phải do mình làm ra, đường đi, nơi đến ở chung quanh. Tôi hỏi đường đến xóm làm karan (cà ràng), chị Bảy nói liền: “Nhà tui cũng đang xài cà ràng của bà con Khmer trong sóc gánh ngang nhà, loại cỡ trung giá 35.000 đồng, xài lâu lắm mới hư”.

Rời Châu Lăng, Tri Tôn lên đỉnh núi Cấm (Thiên Cấm Sơn) thăm ông Hai núi Cấm – (thường gọi là Hai Nghe), tên thật là Nghĩa. Tóm tắt chuyện ông Hai lập nghiệp tận đỉnh núi Cấm: ông mê rừng và nhiều kỷ niệm với vùng này từ thời trai. Cứ mua dần tới nay ông có gần 50 công đất rừng. Dựng vợ gả chồng, an bài cho con cháu ở Phú Tân xong, ông lên Núi Cấm ở hẳn, chỉ một mình khi biết mình mang nhiều thứ bệnh, toàn loại hiểm nghèo.

Nhà ông Hai núi Cấm ở nơi cao nhất, suýt soát 700m so với mặt biển. Mùa này tiết trời mát mẻ, se lạnh khi mưa già. Sống trên đỉnh mình ên nên ai lên chơi, dù một lần bị tai biến nhẹ, lại gặp nhiều cảm xúc đột ngột, niềm vui khó nói thành lời, nhưng bữa ăn trên trong ngôi nhà chót vót trên đỉnh núi Cấm cũng có tí men cay. Lần đầu ăn lá dâu, lá bứa cát lồi, bằng lăng, lá sung rừng (to hơn bàn tay). Tré bò gói lá rừng lần đầu ăn thấy ngất ngây với chén rượu; cũng chưa đủ nên thử xé một miếng khô nhen của chủ nhà tự tay làm, nhai chậm, hớp chút rượu nồng để đầu óc lẩn thẩn tìm kiếm một định nghĩa mơ hồ về hạnh phúc lưng chừng trời. “Kiểu này uống không biết tới chừng nào mới say”, ông Hai Nghe khao khát như người lành bệnh.

Đường lên đỉnh, bỏ qua những điểm dừng chân mà ngành du lịch cố công quảng cáo là các chùa lớn, chùa nhỏ, am, miếu, cáp treo… là sự tồn tại cách sống hồn hậu của dân núi Cấm. Trong khi ở đâu đó thích “hét giá”, còn cái quán nhỏ ven đường dốc ngược lên điện Bồ Hong, bán ba trái bắp nóng hổi chỉ có 10.000 đồng, chuối nếp nướng thơm lừng ở chân núi 5.000 đồng/trái. Giữa mùa du lịch, nếu cơn say tiền ở đâu đó khiến người ta nghĩ ra mọi cách lấy tiền du khách, thì đường lên núi Cấm, lại có người tự róc suôn sẻ những cây tre dựng ven đường mòn cho khách làm gậy lên núi Cấm. Giữa một không gian mang vẻ huyền bí, đậm màu tâm linh, khuyến thiện, người ta cư xử với nhau đúng mực, tử tế, chân thật như người bán khô cá sặt gánh oằn vai, nói: khô này mua ở chợ giá 110.000 đồng/kg, gánh lên núi bán 120.000 đồng. Cách lấy công làm lời chỉ đơn giản vậy thôi.

Lên núi Cấm đem rau rừng xuống vùng xuôi ăn bánh xèo. Cá linh mùa nước nổi lăn bột chiên, ăn kèm lá bứa ngon tới mức đừng nói lời nào cả để chỉ nghe cảm xúc hương vị đất trời đang hoà quyện trong chiếc lá.

Xóm cà ràng

Tới cái xóm nhỏ làm cà ràng, còn chừng năm hộ làm nghề nắn đất thành nồi, cà om, niêu, xoong, chảo, khuôn bánh khọt… Bà Neang Nhuê, hơn 60 tuổi, làm cà ràng từ thời con gái tới nay; mỗi ngày nắn chừng hai, ba cái. Không biết bà đã làm bao nhiêu món và những sản phẩm từ đất nung đã đi tới đâu? Đoàn khách mới tới nói với bà rằng họ sẽ mang về Cái Răng, nơi mà người ta nói đó là cách gọi của từ nguyên gốc cà ràng.

Người trong làng nói năng suất lao động như bà Neang Nhuê là mức trung bình. Đất được lấy dưới chân núi Nam Quy, núi Cấm về nhồi rồi ủ để dành, rảnh giờ nào làm giờ đó. Loại đất sét vàng, pha cát, phơi nắng gió vài ngày cho cà ràng mộc ráo hoảnh rồi chất rơm, củi nung trong vài giờ là thành phẩm. Người làm cà ràng đếm cho người mua đi bán lại với giá 25.000đ/sản phẩm, và một trong những sản phẩm đó đang hiện diện trong nhà chị Bảy ở Châu Lăng.

Cái xóm nhỏ này ngày xưa là xóm nghề khá hưng thịnh. Xưa hơn nữa từng là nơi sản xuất cà ràng, nồi đất nổi tiếng, bán khắp châu thổ sông Cửu Long. Bây giờ chỉ còn vài người làm cầm chừng vì nguyên liệu cạn kiệt, bị các sản phẩm hiện đại ép tới cùng và gần như không có truyền nhân nào nữa. Chẳng biết rồi đây số phận những cái cà ràng sẽ về đâu? Khó khăn biết chừng nào khi ai đó muốn biết xuất xứ của từ Cái Răng, khi không còn cái cà ràng nào để giải thích. Dù khó khăn, nhưng cái giá từng loại sản phẩm làng nghề vẫn vậy, cách chào bán nhẹ nhàng, thong dong, không một lời nói thách như cái cốt cách văn hoá bản địa xưa nay. Sao họ làm được vậy?

Đỗ Khuê
Theo TGTT

Có thể bạn quan tâm

Các đại lý ‘xử’ gạo mốc, mọt như thế nào?

Quy định mới về giá bán lẻ sữa cho trẻ em

Tự do học thuật hay sự chậm tiến?

Nhân tài Trung Quốc rời bỏ Thung lũng Silicon để hồi hương lập nghiệp

Cuộc cách mạng tuyển dụng nhân sự với ứng dụng AI

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:cà ràngngười khmertri tôn an giangxóm cà ràng

Tin khác

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

Đà Nẵng đón đoàn khách đầu tiên sau dịch

12 dự án cuối cùng vào chung kết Cuộc thi khởi nghiệp 2020

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA