Nhà xanh cho nông dân nhập cư Indonesia
Tin mới
16:05
Mỹ có nguy cơ bị Trung Quốc vượt mặt Mỹ về trí tuệ nhân tạo
09:21
Thuduc House phủ nhận liên quan đến 70 DN trong vụ gian lận thuế
09:16
NFT – Tương lai của kinh tế số
08:46
2 tháng đầu năm, doanh thu nhiều ngành dịch vụ giảm sâu
08:43
Ngành thép dồn dập đơn hàng xuất khẩu
08:22
EU lên kế hoạch cung cấp ‘hộ chiếu vắc xin’ giúp người dân tự do đi lại
08:18
Ấn Độ có thêm 40 tỷ phú USD trong năm 2020
21:51
‘Ông lớn’ thương mại điện tử Mỹ chấp nhận thanh toán Bitcoin
21:41
Mỹ tiếp tục ‘cứng rắn’ trong thương mại với Trung Quốc
16:12
VinFast sẽ mở nhà máy ô tô tại Mỹ vào năm 2022
16:08
Ông Nguyễn Đức Tài không lo MWG bị thâu tóm
16:03
Người Đài Loan cũng phải ‘giải cứu dứa’ sau lệnh cấm của Trung Quốc
15:51
Trung Quốc có thêm 259 tỷ phú trong năm 2020
15:43
VISSAN vận động đóng góp cho quỹ mua vắc xin Covid-19
15:35
Chuỗi siêu thị Big C đổi tên thương hiệu thành Tops Market
09:49
Doanh nghiệp địa ốc: kỳ vọng và lo lắng
09:40
Tại sao Huawei lại chuyển sang nuôi heo công nghệ cao?
09:22
Giá ô tô tại Việt Nam sẽ ngày càng rẻ hơn?
22:32
Tỷ phú Warren Buffett tin tưởng vào triển vọng kinh tế Mỹ
22:00
Chỉ còn 1 người Việt trong ban lãnh đạo Sabeco
Bản tin thị trường
08:53
Nhiều công ty Nhật Bản dời xưởng từ Trung Quốc sang Indonesia
09:45
Mỹ giữ vững vị trí bạn hàng lớn nhất của nông sản Việt
12:25
Các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các dự án điện than
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2021/03/03 - 4:12:20 PM

10:08 - 28/09/2017

Nhà xanh cho nông dân nhập cư Indonesia

Giải nhất của cuộc thi Thiết kế kiến trúc nhiệt đới quốc tế là một kỳ quan 11 tầng với các công năng thuỷ canh, công nghệ thu hoạch nước (hứng nước trời) và được xây dựng bằng vật liệu xây dựng tái sinh, nhựa thải và chai thuỷ tinh.

  • Cho vay ngang hàng ở vùng quê Indonesia
  • Các công ty khởi nghiệp ở Indonesia đang tạo ra…
  • Khởi nghiệp nông nghiệp, nhìn Indonesia ngẫm lại mình
urban_design_competition_winner_news_featured

Nhóm của Ridwan ước tính mỗi nông dân sống trong ViFA có thể kiếm được trung bình 3 triệu rupee (226,5 USD/tháng) từ khu đất trang trại rộng vỏn vẹn 36m2. Trong ảnh: trang trại theo chiều thẳng đứng đoạt giải nhất cuộc thi kiến trúc nhiệt đới, do nhóm Ridwan Arifin thiết kế. Ảnh: ITAD.

Các thành phố của Indonesia đang phát triển nhanh nhất ở châu Á, nhưng đối với một số người trong hàng triệu người di dân từ nông thôn vào các đô thị lớn đang mở rộng, giấc mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn sao mà chua cay.

Đất đô thị của Indonesia tăng 2.100km2 – gấp ba lần Singapore – trong vòng mười năm từ 2000 – 2010, theo ngân hàng Thế giới. Tuy nhiên, các thành phố của Indonesia đã tụt hậu về chi phí cơ sở hạ tầng, với cổ phiếu cơ sở hạ tầng chỉ tăng có 3%, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 5,8% từ giữa thập niên 2000 đổ về cuối.

Do dân số Indonesia phát triển nhanh hơn so với hạ tầng và cơ hội việc làm, nhà ở bất hợp pháp đã lấn ra các bờ sông, tạo nên các khu ổ chuột. Dân nhập cư vốn là nông dân, gặp đầy dẫy khó khăn trong cuộc sống để đeo đuổi việc làm ở thành thị.

Nhận thức về hoàn cảnh của họ, hai nhóm sinh viên kiến trúc Indonesia đã đưa ra hai thiết kế hạ tầng nhằm tạo việc làm nông nghiệp cho những nông dân di dân thất nghiệp ở Bandung, thủ phủ của Tây Java.

Được sáng tạo trong vòng hai tuần lễ, các thiết kế của sinh viên đã gây ấn tượng cho các thành viên ban giám khảo của cuộc thi Thiết kế kiến trúc nhiệt đới quốc tế. Thiết kế đã mang lại cho họ hai giải thưởng trong tuần lễ Kiến tạo xanh Singapore tại hội nghị Kiến tạo xanh (IGBC). Cuộc thi do cơ quan Kiến thiết (BCA), viện Kiến trúc Singapore và hội đồng Kiến tạo xanh Singapore (SGBC) đồng tổ chức.

Ridwan Arifin, sinh viên năm cuối đại học công nghệ YogyaKarta, thủ lĩnh nhóm đoạt giải nhất. Kiến trúc của nhóm anh ta, “Vertical Farm Acupuncture” (ViFA) là công trình 11 tầng ở Bandung, được trang bị các phương tiện để canh tác thuỷ canh và thu hoạch nước.

Phát biểu với tờ Eco-Business bên lề IGBC tại trung tâm Hội nghị và triển lãm Sands hôm 13.9, Ridwan cho rằng, Indonesia luôn luôn là một đất nước nông nghiệp và nông nghiệp là một khía cạnh quan trọng trong văn hoá của đất nước. Ridwan hy vọng rằng ViFA có thể thu hút và đem lại việc làm cho những di dân nghèo Indonesia, đã xây dựng nhà ở bất hợp pháp dọc sông Cikapundung ở Bandung. “Toà nhà nhắm đến 10% những người nghèo nhất ở Indonesia”, Ridwan bày tỏ.
“Trong giai đoạn đầu tiên, họ có thể trồng các loại cây trồng dễ bảo dưỡng, như bắp cải, rau bina và cà chua. Giai đoạn hai, sau khi người dân đã cải thiện kiến thức về nông nghiệp thuỷ canh, họ có thể trồng các loại cây trồng khác”.

Tóm lại, Ridwan hy vọng rằng ViFA có thể khôi phục lại, thay vì di dời đi nơi khác, những người dân nghèo này có thể tạo lập đời sống trong một khối nông trại theo chiều cao ngay tại thành phố. Nhóm của Ridwan ước tính mỗi nông dân sống trong ViFA có thể kiếm được trung bình 3 triệu rupee (226,5 USD/tháng) từ khu đất trang trại rộng vỏn vẹn 36m2.

Ngoài móng thép, ViFA sử dụng vật liệu xây dựng tại chỗ của địa phương như tre lấy từ làng Lembang Bandung, và giảm thiểu việc sử dụng bêtông. Ngoài ra, toà nhà kết hợp các loại vật liệu xây dựng bỏ đi, rác thải nhựa và chai thuỷ tinh.

Giải nhì: Kampung trên cọc (Fill-In Kampung), giải quyết một vấn đề hơi khác hơn. Mặc dầu có những nông dân không bao giờ muốn bỏ quê lên thành hố, họ vẫn đang bị di dời do việc mở rộng thành phố ngoài ý muốn của họ.

Điển hình như một khu đất nông nghiệp rộng 300ha có tên là Gedebage nằm ở rìa thành phố Bandung, được quy hoạch để phát triển thành một thành phố trung tâm mới là Bandung Technopolis. Hiện nay đang có khoảng 200 hộ trồng lúa ở Gedebage. Các nông dân này không có đất trồng trọt, và khi sự phát triển đô thị hoàn chỉnh, họ sẽ thất nghiệp. Những nhà thiết kế của Fill-In Kampung gồm năm sinh viên từ viện Công nghệ Bandung, đã tìm hiểu tai hoạ của họ sau khi phỏng vấn một nhóm nông dân ở Gedebage.

“Kỹ năng duy nhất của họ là làm nông. Việc chuyển nghề hết sức khó khăn đối với họ. Nên chúng tôi muốn tạo cho họ một không gian để tiếp tục làm nông”, một thành viên trong nhóm, Rabita Akbari Sitompul, nói. Nhóm của Rabita hình dung một khu nhà ở tên là Fill-In Kampung, gồm các toà nhà theo hình dốc được phủ các tấm pin mặt trời và các trang trại đô thị có mái che. Xung quanh những toà nhà dốc này sẽ làm ruộng lúa, khu đất trũng và vườn mưa. Các nông trại này tiếp tục trồng trọt các loại cây trồng truyền thống của người Sundan trong sân nhà họ, Rabita nói.

Tre và chuối có thể được trồng xung quanh khu nhà. Ngoài việc cung cấp vật liệu xây dựng và thức ăn, các loại cây này còn ổn cố nền đất bằng cách hút nước. Fill-In Kampung cũng có khả năng xử lý lũ quét đã từng gây nhiều tang thương cho cư dân Gedebage. Chẳng hạn, các căn nhà Fill-In Kampung được làm trên các cây cọc, tiếp nối truyền thống kiến trúc phổ biến ở nhiều làng Đông Nam Á. “Công năng của các khu đất trũng như là nơi chứa nước khi có lũ. Vì lũ có thể tồi tệ, nên các ngôi nhà được xây trên cọc”, Rabita nói.

Cả ViFA và Fill-In Kampung đem lại không gian mới cho dân cư. Chúng không chỉ đem lại cơ hội học tập qua các lớp học, các không gian này còn giúp bảo tồn “Gotong Royong”, tinh thần tương trợ truyền thống của làng.

Rabita nói: “Tương tác xã hội rất quan trọng đối với người Sundan. Chúng tôi thiết kế các không gian này cho người dân bảo tồn trí tuệ địa phương”.

Khởi Thức
Theo TGTT

Có thể bạn quan tâm

Giá thịt heo VietGAP tại TPHCM đã giảm đến 49%

Rất ít doanh nghiệp nhận được hỗ trợ đầu tư vào nông nghiệp

“Bà đỡ” của các tiểu thương!

Các startup xứ dừa Bến Tre tỏa sáng tại cuộc thi Dự án khởi nghiệp lần 4

AAA – Đồng hành cùng ngành giáo dục

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:Indonesianông dân nhập cưtrang trại nhà xanhtrang trại thẳng đứng

Tin khác

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

Đà Nẵng đón đoàn khách đầu tiên sau dịch

12 dự án cuối cùng vào chung kết Cuộc thi khởi nghiệp 2020

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA