Khi giảng viên nổi giận
Tin mới
10:44
Việt Nam lên tiếng việc Mỹ điều tra chống lẩn tránh thuế với ống thép
10:37
Tiền lại đổ mạnh vào chứng khoán
10:34
Bộ Y tế: Chưa tiêm vắc-xin Covid-19 cho trẻ dưới 5 tuổi
10:24
Tăng giá bất hợp lý sẽ bị xử phạt và ‘bêu tên’ trên truyền thông
10:19
Lạm phát giảm nhẹ, FED vẫn tiếp tục tăng lãi suất?
10:16
Mỹ ra quyết định bước ngoặt về Covid-19
10:11
Tiếp cận vốn vay ngân hàng không dễ
10:06
Món Việt tìm cách vào bếp Âu
12:31
Cuộc chiến Mỹ-Trung trên thị trường chứng khoán
12:28
Tỷ phú Elon Musk bán 6,9 tỷ USD cổ phiếu Tesla
12:22
Sẽ cấm mua hộ vé số?
12:17
TP.HCM: Đề nghị siêu thị giảm chiết khấu, không tăng giá bất hợp lý
12:14
USD giảm giá rất mạnh, vàng vẫn ‘bốc hơi’
12:10
Nhà đầu tư vẫn bị ám ảnh
12:05
‘Cấm cửa’ than Nga, EU đối mặt thách thức gia tăng
11:58
Nước mắm truyền thống Phú Quốc Huỳnh Khoa hơn 200 năm đậm vị
09:53
Giá xăng sẽ xuống 24.000 đồng/lít?
09:46
Doanh nghiệp tư nhân đóng góp lớn nhưng vẫn bị ‘trói’ bằng cả ‘rừng’ thông tư
09:38
Giá nhà khu Đông TP.HCM biến động theo hạ tầng
09:34
Ngân hàng tăng lãi suất để hút tiền gửi
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2022/08/13 - 4:11:20 AM

21:46 - 06/10/2019

Khi giảng viên nổi giận

Thuở mới bắt đầu đi thỉnh giảng cho một trường đại học, tôi nhớ lời của thầy tôi ngày trước: Chia sẻ kiến thức và hướng dẫn cách nghiên cứu bằng sự đọc, cả cách tự học cho họ thôi, đừng có dạy dỗ gì nữa.

  • Cần một làng để giáo dục một trẻ
  • Tính công cộng và môn giáo dục công dân(*)
  • Học kỹ năng sống như học ‘giáo dục công dân’

Những ông thầy ngoại sẽ không biết sinh viên Việt Nam là một kiểu rất khác.

Là một du học sinh ở châu Âu về Việt Nam làm việc, thầy tôi không biết rằng sinh viên Việt Nam là một kiểu… rất khác.

Vậy mà đi dạy được ba buổi, tôi đã nản lòng với cảnh tượng sinh viên vô lớp cúi gằm mặt xuống smartphone, tâm sự với thầy trưởng khoa, anh ấy cười nói: “Chị có biết là em còn phải dạy lại sinh viên cách chào hỏi khi thầy cô bước vào lớp không”.

Mới đêm qua, tôi nhận được vài dòng tin nhắn của một giảng viên dạy trường đại học ở Bình Dương: “Nói chung là nản vô cùng, dần dần cảm thấy mình giống gã tâm thần trên bục giảng. Chiều nay mình nói thẳng với tụi nó: tôi cho các bạn 5 phút để ra quyết định lớp học có tiếp tục được hay không. Mọi quyết định của các bạn tôi đều tôn trọng, nếu các bạn cảm thấy không tiếp tục được nữa thì chúng ta sẽ huỷ lớp này. Cá nhân tôi, tôi không thể làm một công việc vô nghĩa được, và các bạn cũng không nên duy trì những cái vô nghĩa. Cuối cùng lớp vẫn tiếp tục vì chỉ có một đứa đồng ý huỷ. Điều nguy hiểm mình nhận ra là giờ đây rất nhiều sinh viên không có mục đích sống, chúng thờ ơ với mọi thứ. Nhiều lúc mình phải đố chúng ý nghĩa của hình tượng zombie để nhắc khéo chúng. Vậy mà phần lớn cũng không hiểu, ông thầy phải giảng ra và đương nhiên chỉ mong có vài đứa hiểu thông điệp, để ngày nào đó chúng nhận ra được chính mình”.

“Sinh viên giờ đang học gì?”

Đó là lời cô Nguyễn Hoàng Anh tâm sự: “Như mình than phiền nhiều lần, mình dạy ở vài trường hầu hết có đầu vào khá, nhưng chất lượng lại thất thường. Chủ yếu là các em không muốn học! Một chuyện vô cùng đơn giản là 100% sinh viên của mình không biết format văn bản, thậm chí vật vã 3 – 5 tháng trời vẫn không thể hoàn thành bài viết không có lỗi trình bày, trong khi một nhân viên cửa hàng photocopy nào chỉ cần học hết cấp 2 cũng làm trôi chảy!”

“Sau nhiều năm tìm hiểu, mình phát hiện ra 12 năm bị bó buộc theo một chương trình cứng nhắc, không được làm bất kỳ điều gì theo ý mình, khi vào đại học thoát khỏi sự kèm kẹp của thầy cô và gia đình, các em coi như nghỉ xả hơi. Đã thế lại có một số em truyền tai nhau là học để làm gì, ra trường đằng nào cũng không dùng. Thật là một tư duy thảm hoạ, vì học đại học không dạy em thao tác cụ thể, mà dạy cách tư duy để sau này em vận dụng vào các thao tác cụ thể của mình. Ví dụ, ở đại học sẽ không dạy em cách sửa xe, nhưng dạy em cái xe vì sao chạy được và làm sao để nó chạy tốt hơn. Thế nhưng, đa phần người học chỉ tư duy ở mức sửa xe!”

Ở tuổi mười tám đôi mươi, phần lớn các em sinh viên đều bước vào đại học với một trạng thái “lơ ngơ”. Tôi phải khẳng định, đó là cái lỗi của giáo dục phổ thông Việt Nam hiện nay vẫn duy trì thói quen “dạy chay”, dạy “đọc – chép”, dạy thuộc lòng, v.v., không khuyến khích tư duy sáng tạo.

Chính vì vậy mà hiếm sinh viên nào bước vào trường đại học được trang bị kỹ năng tối thiếu là… đọc sách, biết cách tự học và tự tìm tòi.

Thay vì giận dữ, đổi cách giảng dạy

Sau nhiều lần nhắc nhở, tôi không còn cách nào khác là “bắt” sinh viên phải tôn trọng người đang đứng trên bục giảng, đó là bạn nào muốn học thì vô lớp, muốn nhắn tin và lướt web thì ra khỏi lớp. Và xong khoá học của tôi, các bạn phải đọc ít nhất ba cuốn sách, phải đi thực địa ít nhất ba buổi. Mấy buổi sau đó lớp ít dần đi và cũng không thay đổi được gì. Tôi đành nghĩ đến một phương pháp khác, đó là cho phép các bạn dùng smartphone để tìm tài liệu trả lời các câu hỏi của tôi trong một buổi học. Sau mỗi cuốn sách đọc trong tuần, các nhóm phải lên thuyết trình sau khi thảo luận tại lớp một buổi. Tôi đặt câu hỏi bất ngờ cho một bạn trong nhóm, bạn trả lời được tức là có đọc sách, bạn không trả lời được tôi nói trừ vào điểm thi. Bạn nào có thuyết trình riêng về cuốn sách tôi cộng điểm thi, và nếu bạn nào đọc cả ba cuốn sách có review hay, tôi sẽ miễn thi cuối khoá và cho luôn điểm giỏi.

Tất nhiên, tôi cũng mong những đồng nghiệp nên chia sẻ thêm với các bạn sinh viên về cuộc sống, xã hội và một ngàn lẻ một cách để người ta vào đời sớm, kiểu như tìm một vài việc tình nguyện để thực hành việc đã học, tập viết thật nhiều sau khi đọc một cái gì đó ấn tượng. Hay viết facebook có ý nghĩa, cũng là cách để các bạn tư duy. Tôi cho rằng, không gì bằng tập viết. Tất cả các bạn sinh viên ở các ngành đều nên tập viết, vì ngôn ngữ giúp cho các bạn được “khai phóng”, nhận thức và có những ý niệm về cuộc đời mình, thay vì vứt bỏ nó để thành một zombie, như đồng nghiệp tôi đã nói.

Hy vọng là các bạn sinh viên đọc bài viết này và các phụ huynh có con chuẩn bị vào đại học cũng có thêm trao đổi.

Thái Thảo (theo TGHN)

Có thể bạn quan tâm

Tự học là tự lập

Khiếp đảm và than vãn với lệnh cấm xe tải mới

Trận chiến smartphone tầm trung – giằng co giữa hai đối thủ

Chính sách dành cho khởi nghiệp ở các nước láng giềng

FPT Telecom mở rộng 2 trung tâm dữ liệu

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:giảng viên nổi giậnsinh viên việt nam

Tin khác

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Sáng mai tàu metro số 1 sẽ về tới TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA