Internet đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới
Tin mới
12:00
Cựu CEO Grab giữ chức Giám đốc quốc gia Apple tại Việt Nam
11:57
An ninh Đài Loan muốn công ty Foxconn rút hợp đồng với Trung Quốc
11:53
Một công ty Thái Lan bị xử phạt vì mua ‘chui’ cổ phiếu tại Việt Nam
11:48
Doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý khi xuất khẩu nông sản sang Australia
11:45
Việt Nam nhập siêu gần 2 triệu tấn sắt thép trong 7 tháng
11:43
Mỹ kết luận sơ bộ vụ điều tra chống bán phá giá với gỗ dán Việt Nam
11:31
Thêm cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu
11:27
Nhà xuất khẩu châu Á gặp khó
09:20
Mỹ bơm tiền cho công nghệ chip, Trung Quốc tức tối ra mặt
09:09
Condotel bị loại khỏi Luật Đất đai sửa đổi
09:06
Trọng cung hay trọng cầu?
08:57
Lạm phát toàn cầu đe dọa xuất khẩu
19:21
Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm công nghiệp sang Anh
12:51
Giá xăng trong nước có thể xuống 21.000 đồng/lít?
12:45
Khi nước nghèo ‘đòi nợ’ nước giàu
12:34
Bộ Công an: Sẽ sửa đổi, bổ sung nơi sinh vào hộ chiếu mẫu mới
12:26
Chỉ 2% rác thải ở Việt Nam được chôn lấp đúng cách
12:20
Công ty chứng khoán nội bắt đầu ‘ngấm đòn’
12:16
Google bị sập trên toàn cầu
12:12
Cởi bỏ tâm lý ‘sợ trách nhiệm’
Bản tin thị trường
09:24
Gạo Việt xuất khẩu ‘trúng’ giá ở châu Á
11:38
Giá tiêu tăng trở lại
22:39
Thị trường dư cung, áp lực giảm giá cà phê
11:26
Sản lượng đậu nành 2022-2023: cung tăng, cầu giảm
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2022/08/10 - 9:26:28 PM

18:22 - 18/12/2017

Internet đưa Việt Nam đến gần hơn với thế giới

Chính Internet đã giúp Việt Nam hòa nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới và các doanh nghiệp trong nước tìm được nhiều cơ hội kinh doanh mới.

  • Internet có khả năng tác động tới 40-50% GDP Việt…
  • Việt Nam đứng thứ 32 thế giới về phổ cập…
  • Bùng nổ xu hướng internet kết nối vạn vật
aea21_internet_02

Internet đã giúp nhiều doanh nghiệp thu hút được nhiều khách hàng qua kênh trực tuyến.

Số liệu được công bố tại sự kiện Ngày Internet 2017 và kỷ niệm 20 năm Việt Nam kết nối Internet do Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức vào cuối tháng 11 cho thấy, tính đến ngày 30/6/2017 Việt Nam có 64 triệu người sử dụng Internet, tương đương 67% dân số cả nước. Còn theo Internetworldstats, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet đứng thứ 6 tại châu Á và thứ 12 trên thế giới.

Phát biểu tại sự kiện, ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, cho hay hiện nay, mức kết nối Internet trung bình của các quốc gia trên thế giới là gần 47%.

Được nhiều hơn lo

Việt Nam có được tỷ lệ người dân sử dụng Internet cao như nói trên sau 20 năm kết nối với hệ thống thông tin toàn cầu. Trước kết quả này, các chuyên gia trong lĩnh vực này thường nhắc đến sự đóng góp của ông Mai Liêm Trực, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện thời đó, vì ông đã táo bạo làm bản đề xuất và thuyết phục các nhà lãnh đạo chấp thuận đưa Internet vào Việt Nam vào ngày 19/11/1997. Bởi vì ở thời điểm đó không ít người lo ngại về mặt trái của việc kết nối Internet. Tuy nhiên ông Trực vẫn bảo vệ quan điểm rằng không nên vì lo ngại mặt trái của nó mà đi ngược lại với xu hướng kết nối Internet ngày càng phát triển mạnh mẽ trên thế giới và Việt Nam sẽ được nhiều hơn là cái đáng phải lo.

Thực tế sau 20 năm đã chứng minh quan điểm nói trên là đúng. Hiện nay ở Việt Nam, Interenet gồm hai hình thức kết nối cố định (có dây) và di động (không dây gồm 3G, 4G) và có sự tham gia của nhiều nhà cung cấp dịch vụ trong nước như VNPT, Viettel, FPT, MobiFone, CMC… Do đặc điểm địa lý cũng như nhu cầu sử dụng, hiện số thuê bao Internet cố định là khoảng 10 triệu và phần lớn số còn lại là kết nối Internet băng thông rộng di động 3G, 4G.

Chính công nghệ Internet di động đã giúp thúc đẩy sự tăng trưởng về số lượng người thuê bao Internet tại Việt Nam do Internet cố định thì đòi hỏi có hệ thống dây cáp kết nối Internet và thường chỉ thuận tiện tại các khu vực thành phố, trung tâm đông dân cư, trong khi việc kéo dây cáp kết nối Internet đến các vùng sâu, vùng xa rất tốn kém. Một ưu điểm của dịch vụ Internet di động là nó phù hợp với xu hướng số người dùng thiết bị thông minh (điện thoại thông minh, máy tính bảng) ngày càng tăng.

Mặc dù là loại hình dịch vụ được cung cấp đầu tiên ngay sau khi Việt Nam kết nối Internet nhưng sau 20 năm, Internet cố định có số thuê bao chỉ đạt chưa đến 10 triệu trong khi dịch vụ 3G và 4G mới được cung cấp lần lượt từ cuối năm 2009 và đầu năm 2017 đã có hơn 50 triệu số thuê bao. Để phục vụ cho việc cung cấp dịch vụ Internet, các doanh nghiệp đã đầu tư hạ tầng Internet cáp quang rộng khắp trên đất liền và tham gia đầu tư vào nhiều tuyến cáp quang biển như AAE1, APG, AAG, IS, SPW3. Hiện nay sóng 3G của các nhà mạng đã được phủ rộng khắp cả nước.

Còn mạng 4G (cho phép người sử dụng kết nối Internet nhanh hơn 3G hàng chục lần và đáp ứng nhu cầu về dịch vụ băng thông lớn như để xem video…) mới được các nhà mạng cung cấp ở các thành phố lớn trước và độ phủ sóng của dịch vụ này đang dần mở rộng ra khắp cả nước.

Mặc dù còn một số vấn đề với Intertnet nhưng thực tế cho thấy nó đang mang lại nhiều lợi ích cho các cá nhân, doanh nghiệp và tổ chức… Thông qua Internet, người sử dụng Việt Nam có thể kết nối với xa lộ thông tin của thế giới, với kho tàng kiến thức vô tận để học tập, có thêm nhiều cơ hội để mở mang kiến thức và thực hiện các hoạt động kinh doanh. Nhờ có Internet, nhiều doanh nghiệp trong nước đã tham gia vào việc cung cấp dịch vụ trên nền tảng Internet, dịch vụ thương mại điện tử và trở thành những doanh nghiệp có giá trị lớn như VNG, VCCorp, Vật Giá, Next Tech…

Cuộc khảo sát của World Startup Report về các công ty Internet tại nhiều nước trên thế giới được công bố năm 2014 cho thấy các công ty kinh doanh dịch vụ trên môi trường Internet của Việt Nam xếp thứ 30 trong tổng số 50 quốc gia được khảo sát, xét về quy mô. Vào thời điểm đó Việt Nam đã có một công ty Internet trị giá hàng tỉ đô la Mỹ là Công ty cổ phần VNG. Hai trong ba công ty Internet lớn khác được tổ chức nói trên xếp hạng là Công ty cổ phần Truyền thông Việt Nam (VCCorp), được định giá 125 triệu đô la và Công ty cổ phần Vật giá Việt Nam (vatgia.com) được định giá 75 triệu đôla.

Hiện chưa có số liệu thống kê chính thức về số doanh nghiệp Việt Nam đang có thu nhập nhờ vào hạ tầng Internet nhưng các chuyên gia ước tính có hàng chục ngàn doanh nghiệp đang hoạt động tốt nhờ kinh doanh qua mạng Internet.

Cũng nhờ Internet mà thời gian gần đây đã có nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp vì Internet hỗ trợ các công ty mới thành lập thực hiện các hoạt động kinh doanh mà không cần nhiều vốn như các hoạt động kinh doanh truyền thống. Internet cũng đã giúp cả nhiều cá nhân tham gia kinh doanh bán hàng tại nhà của họ trong các con hẻm mà không cần thuê mặt bằng để mở cửa hàng.

Kinh tế số sẽ tăng mạnh

Ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VNG, nhận xét Internet phát triển rất nhanh tại Việt Nam thời gian qua và nhiều lĩnh vực của Việt Nam đang dịch chuyển lên Internet với tốc độ “chóng mặt”. Tổng doanh thu dịch vụ qua mạng Internet và dịch vụ Internet của Việt Nam trong năm 2004 chỉ là 70 tỉ đồng nhưng đến 2009 đã đạt 2.600 tỷ đồng, và 2013 là 20.4000 tỷ đồng. Con số này bao gồm doanh thu của trò chơi trực tuyến, thương mại điện tử, nội dung trên mạng Internet và quảng cáo trực tuyến.

Ông Minh dự báo tổng doanh thu dịch vụ nội dung trên mạng Internet của Việt Nam sẽ là 100.000 tỷ đồng vào năm 2018.

Nền kinh tế số được dự báo sẽ tăng mạnh nhờ vào sự tăng trưởng ấn tượng về doanh thu của những công ty Internet. Ví dụ, doanh thu của công ty VNG là khoảng 2.100 tỷ đồng trong năm 2013 và tăng lên 2.365 tỷ đồng vào năm 2014. Theo một bản báo cáo kiểm toán năm 2016, VNG đạt doanh thu hơn 3.023 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2015. Lợi nhuận trước thuế của công ty vượt 673 tỉ đồng, tăng 118% so với năm 2015 và lợi nhuận sau thuế vượt 543 tỷ đồng, tăng 135%.

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2017 diễn ra vào cuối tháng 6, VNG đưa ra mục tiêu doanh thu trong năm 2017 sẽ là gần 4.000 tỷ đồng và lợi nhuận là 908 tỷ đồng.

Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, cho rằng cùng với việc phát triển bùng nổ của các số thuê bao Internet, các dịch vụ nội dung sẽ phát triển mạnh trong thời gian tới. Đây sẽ là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp như VNG, VCCorp… tăng doanh thu và lợi nhuận.

Ông Liên nói rằng đã có nhiều công ty Việt Nam nhận ra tiềm năng của nền kinh tế Internet và đang đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực này để nắm bắt cơ hội kinh doanh. “Việc tận dụng được cơ hội và phát triển được hay không còn phụ thuộc vào khả năng quản trị, tư duy sáng tạo và sức mạnh của mỗi doanh nghiệp”. Theo ông Liên, VNG, VCCorp, Vật giá… đã áp dụng các mô hình kinh doanh thành công trên thế giới của Google, Facebook… dựa theo hình thức cho người sử dụng dùng miễn phí dịch vụ và thu tiền từ quảng cáo trên dịch vụ của mình.

Những thách thức cho doanh nghiệp

Giới chuyên gia và doanh nghiệp trong nước cùng chia sẻ quan điểm rằng Internet đã mở ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp và các công ty hoạt động trên nền tảng Internet trong nước cũng đã phải vượt qua nhiều sự thách thức để phát triển. Họ đã phải cạnh tranh với các công ty toàn cầu như Facebook, Google…, đối mặt với những vấn đề như tuổi đời sản phẩm công nghệ không dài và tỷ lệ thành công của sản phẩm không cao.

Ông Minh đưa ra dẫn chứng rằng trong 10 năm qua, VNG đã phát triển hàng trăm sản phẩm khác nhau trong các lĩnh vực giải trí trực tuyến, kết nối cộng đồng, thương mại điện tử. Tuy nhiên, hơn 80 sản phẩm trong số này đã không còn được sử dụng và thất bại và VNG phải học từ những lần thất bại này để tiếp tục chỉnh sửa và làm mới sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của thị trường. “Trong lĩnh vực Internet, sản phẩm công nghệ thay đổi nhanh và vòng đời của chúng khá ngắn. Có nhiều dự án lập ra rồi phải bỏ, thử nghiệm sản phẩm xong rồi đóng cửa là chuyện hết sức bình thường. Đặc trưng của ngành này là vậy, nếu không thử cái mới và biết chấp nhận thất bại thì sẽ không thể tồn tại”, ông Minh nói.

Ông Minh cho biết hiện nay Internet không còn bó hẹp trong nội dung số mà đã trở thành một dịch vụ không thể tách rời với các ngành thương mại dịch vụ như ngân hàng, giao thông, y tế… với khả năng tác động tới 40-50% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Việt Nam trong tương lai, cao hơn rất nhiều so với hiện nay. Vì vậy, các doanh nghiệp trong nước nên cân nhắc lựa chọn những ngành dịch vụ mới, có nhiều tiềm năng như thanh toán, thành phố thông minh, các giải pháp thông minh, Internet kết nối vạn vật để đầu tư thì mới có cơ hội tồn tại và phát triển.

Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch của Next Tech Group, cho biết các doanh nghiệp Việt Nam không chỉ cố gắng để tồn tại và phát triển trên sân nhà trước sức ép về cạnh tranh ngày càng lớn từ các doanh nghiệp đa quốc gia đang hoạt động tại Việt Nam, mà họ còn chủ động tìm cách đưa sản phẩm ra các thị trường trong khu vực và kết quả ban đầu là rất khả quan. Ông lưu ý rằng Internet xóa nhòa ranh giới giữa các quốc gia nên việc cạnh tranh ở sân nhà hay sân ngoài là gần như nhau.

Còn ông Lương Hoài Nam, Giám đốc Doanh nghiệp phát triển du lịch trực tuyến Gotadi, chia sẻ rằng việc tìm cách chặn các công ty toàn cầu là không thể và đi ngược với xu thế chung của thế giới. Do đó, các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng thế mạnh nội địa để tạo thành hệ sinh thái hợp tác phát triển và cung cấp dịch vụ tốt nhất cho khách hàng Việt Nam. Bởi vì doanh nghiệp nước ngoài mạnh nhưng không thể hiểu thị trường nội địa bằng doanh nghiệp trong nước

TheoTBKTSG

Có thể bạn quan tâm

Hơn nghìn tỷ làm thực phẩm truy xuất nguồn gốc

Để dân xả rác, ‘xử’ chủ tịch phường: chừng nào?

Công ty TNHH MTV ĐT TM Tín Thành

Những ứng viên sáng giá cho mùa giải Oscar 2018

Lớp 8: học nghề cho qua chuyện!

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:hội nhậpinternetkhông gian mạngkinh tế số

Tin khác

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Sáng mai tàu metro số 1 sẽ về tới TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA