Gót Achilles của giới trẻ khởi nghiệp
Tin mới
09:21
Thuduc House phủ nhận liên quan đến 70 DN trong vụ gian lận thuế
09:16
NFT – Tương lai của kinh tế số
08:46
2 tháng đầu năm, doanh thu nhiều ngành dịch vụ giảm sâu
08:43
Ngành thép dồn dập đơn hàng xuất khẩu
08:22
EU lên kế hoạch cung cấp ‘hộ chiếu vắc xin’ giúp người dân tự do đi lại
08:18
Ấn Độ có thêm 40 tỷ phú USD trong năm 2020
21:51
‘Ông lớn’ thương mại điện tử Mỹ chấp nhận thanh toán Bitcoin
21:41
Mỹ tiếp tục ‘cứng rắn’ trong thương mại với Trung Quốc
16:12
VinFast sẽ mở nhà máy ô tô tại Mỹ vào năm 2022
16:08
Ông Nguyễn Đức Tài không lo MWG bị thâu tóm
16:03
Người Đài Loan cũng phải ‘giải cứu dứa’ sau lệnh cấm của Trung Quốc
15:51
Trung Quốc có thêm 259 tỷ phú trong năm 2020
15:43
VISSAN vận động đóng góp cho quỹ mua vắc xin Covid-19
15:35
Chuỗi siêu thị Big C đổi tên thương hiệu thành Tops Market
09:49
Doanh nghiệp địa ốc: kỳ vọng và lo lắng
09:40
Tại sao Huawei lại chuyển sang nuôi heo công nghệ cao?
09:22
Giá ô tô tại Việt Nam sẽ ngày càng rẻ hơn?
22:32
Tỷ phú Warren Buffett tin tưởng vào triển vọng kinh tế Mỹ
22:00
Chỉ còn 1 người Việt trong ban lãnh đạo Sabeco
16:25
Kim ngạch thương mại Việt Nam – Anh tăng mạnh
Bản tin thị trường
08:53
Nhiều công ty Nhật Bản dời xưởng từ Trung Quốc sang Indonesia
09:45
Mỹ giữ vững vị trí bạn hàng lớn nhất của nông sản Việt
12:25
Các nhà đầu tư nước ngoài từ bỏ các dự án điện than
10:44
Người Việt tiêm vắc xin Covid-19 không bị cách ly khi đi du lịch 10 nước
10:39
Thách thức sau khi Việt Nam đảm bảo nguồn cung vắc xin Covid-19
10:41
Singapore mở ‘vòm kính’ Connect@Changi để đón khách dự hội nghị, triển lãm
10:23
Thái Lan mở cửa trở lại: từ ý tưởng đến hiện thực
10:43
Huawei chuyển hướng sang nuôi heo công nghệ cao
11:45
Việt Nam dự kiến đạt miễn dịch cộng đồng từ giữa năm 2022
16:30
Quỹ đầu tư chính phủ sẽ giúp Indonesia vào top 5 kinh tế mạnh nhất thế giới?
16:00
Nền kinh tế ‘slow motion’ sẽ khiến Thái Lan tụt hậu trong 10 năm tới
11:53
Từ câu chuyện kim chi bị Lý Tử Thất cầm nhầm
22:32
Châu Á đầu tư và khai thác thực tế ảo cho ngành công nghiệp MICE
11:12
Nhật Bản áp dụng các hình phạt mới để chống dịch Covid-19 lây lan
14:41
Yamaha khuấy động thị trường xe hai bánh với ‘xe máy không ngã’
11:31
Nhà đầu tư nước ngoài lo ngại về viễn cảnh kinh doanh ở Myanmar
11:17
Việt Nam sẽ tiêm vắc xin ngừa Covid-19 của AstraZeneca trong quý 1/2021
10:52
Du lịch Thái Lan dự báo thất thu năm thứ hai liên tiếp
10:18
Châu Á chuẩn bị cho ‘Tết an toàn’
09:44
Số hóa tiền mừng tuổi, quà Tết
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2021/03/03 - 2:54:15 PM

09:56 - 11/10/2017

Gót Achilles của giới trẻ khởi nghiệp

Cuộc thi khởi nghiệp nông nghiệp lần thứ 3 do BSA tổ chức đã xong vòng bán kết với hầu hết các đối tượng dự thi là các bạn trẻ với nhiều đam mê và nhiệt tình.

  • Bộ KH-ĐT đang dự thảo nghị định thúc đẩy khởi…
  • Thêm 16 dự án vào chung kết cuộc thi Dự…
  • 9 điểm khác biệt thú vị của cuộc thi ‘Dự…
mô hình trồng rau trong tủ kính

Thí sinh muốn khởi nghiệp thành công, cần kiến thức và nhiều yếu tố khả thi trong mô hình kinh doanh khi triển khai thực tế. Tôi nhận thấy một số điểm hạn chế chung mà hầu hết họ đều vướng. Trong ảnh: mô hình trồng rau trong tủ kính tại cuộc thi Vietnam IoT Hackathon do Viettel tổ chức.

Từng tham gia ban giám khảo và đào tạo thí sinh của cuộc thi khởi nghiệp này trong hai năm gần đây, xin góp một vài ý kiến liên quan đến khía cạnh tiếp thị để giúp các bạn khởi nghiệp đổi mới tư duy, hoàn chỉnh ý tưởng và mô hình kinh doanh, từ đó hiện thực hoá giấc mơ khởi nghiệp.

Nhiều ý tưởng kinh doanh

Điểm thành công đáng kể của các dự án khởi nghiệp đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống. Các thí sinh chủ động phát hiện những vấn đề tại quê hương mình, đề xuất các sản phẩm hay giải pháp đáp ứng. Trong đó nhiều đề tài có sức thuyết phục cao hướng đến bảo vệ môi trường và mang tính cộng đồng cao, như tận dụng gáo dừa làm than không khói tiện lợi cho gia đình (quán ăn), khai thác thuỷ hải sản nhằm góp phần bảo vệ rừng, hoặc sản xuất các đặc sản vùng miền như gia vị bún bò Huế, để góp phần gia tăng hình ảnh thương hiệu cho địa phương. So với các cuộc thi trước, ở cuộc thi lần này, các thí sinh đã thể hiện mạnh mẽ hơn niềm đam mê và động lực khởi nghiệp với “tài nguyên bản địa”, bằng sản phẩm và ngành nghề kinh doanh từ nguyên liệu địa phương.

Các thí sinh ngày càng nhận thức và nắm bắt tốt hơn cơ hội thị trường, biết cách tạo động lực cho bản thân khi khởi nghiệp. Năm nay, câu chuyện một bạn trẻ mới 17 tuổi, Lê Hoàng Long, đang học lớp 12 ở Rạch Giá, đã được chọn vào vòng chung kết với dự án: “Vườn ươm sinh thái tự dưỡng chuyên biệt” đã tạo ấn tượng sâu sắc với mô hình kinh doanh khả thi, cách nghiên cứu, trình bày thể hiện bản lĩnh hiếm có ở độ tuổi còn nhỏ như vậy.

mo hình đo chất lượng nước nuôi tôm tại ĐBSCL

Mô hình đo chất lượng nước nuôi tôm tại ĐBSCL.

Thiếu nhiều thứ

Bên cạnh đam mê và động lực, thí sinh muốn khởi nghiệp thành công, cần chú ý kiến thức và nhiều yếu tố khả thi trong mô hình kinh doanh khi triển khai thực tế. Tôi nhận thấy một số điểm hạn chế chung mà hầu hết các thí sinh đều vướng.

Điểm hạn chế đầu tiên là làm thế nào để định vị sản phẩm phù hợp với thị trường mục tiêu. Điều này nhằm hạn chế lý do quan trọng nhất mà dân khởi nghiệp trên toàn cầu đều gặp, đó là “bạn bán những thứ mà thị trường không cần”. Có lẽ, các bạn trẻ khởi nghiệp phát hiện được vấn đề hay cơ hội thị trường ngách nào đó “có vẻ tiềm năng”, nhưng thực tế khách hàng không hoặc chưa cần đến, dẫn đến quy mô thị trường quá nhỏ hoặc chưa sẵn sàng để tiếp nhận sản phẩm đó, đặc biệt các sản phẩm hay dịch vụ liên quan đến công nghệ mới. Có thí sinh lại đi trước thị trường vài năm khi phát hiện những vấn đề hay nhu cầu quá mới, đòi hỏi phải có đầu tư lớn để tạo nhu cầu thị trường đủ lớn.

Kế tiếp, các dự án chưa biết cách đưa ra những đề xuất đủ sức hấp dẫn và thuyết phục. Đa số các thí sinh lo giới thiệu đặc tính sản phẩm, kỹ thuật hay công nghệ mà thiếu nghiên cứu thấu hiểu khách hàng mục tiêu, thiếu chào bán lợi ích, giá trị… Người mua không quan tâm nhiều đến hệ thống trồng rau sạch sử dụng vật liệu tái sinh được thiết kế đẹp, mà họ quan tâm đến việc liệu hệ thống này cung cấp đủ lượng rau hàng ngày, bao nhiêu loại, rau có sạch và an toàn không, chi phí so với mua rau ngoài chợ…

Điều hạn chế lớn nhất là đa số các thí sinh chưa thể hiện rõ mình thật sự am hiểu về ngành kỹ thuật mà mình khởi nghiệp, có thể họ chưa đủ thời gian để nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh, thấu hiểu khách hàng, cơ hội thị trường, công nghệ… Hậu quả tất yếu là sản phẩm khó thương mại hoá và có lợi nhuận bền vững.

Mô hình kinh doanh khó có khả năng thương mại bền vững cũng là nguyên nhân phổ biến, khi các thí sinh tỏ ra lạc quan về sản phẩm dự thi. Họ cho rằng sản phẩm của mình dễ bán nhưng chưa xác định làm thế nào thu hút khách hàng, làm thế nào để gia tăng giá trị mua hàng, cũng như chưa chú ý đến nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu sản phẩm và tiếp thị.

Sai lầm thường gặp tiếp theo chính là “thiếu tập trung”. Các dự án mô tả thị trường mục tiêu chung chung theo kiểu “khách hàng từ 18 – 60 tuổi quan tâm đến sức khoẻ”, không mô tả rõ ràng chân dung khách hàng mục tiêu, thiếu những lời chào hàng thuyết phục…

Các thí sinh dành nhiều thời gian để nghiên cứu sản phẩm, tìm kiếm nhà đầu tư; nhưng lại quên nghiên cứu ý kiến của người tiêu dùng về sản phẩm, dẫn đến khả năng sản phẩm thất bại cao hơn thành công. Tôi thường nghe các thí sinh đề cao yếu tố kỹ thuật, nhưng ít chú trọng đến tiếp thị và bán hàng. Không tính toán chi phí tiếp thị và bán hàng, dẫn đến định giá sai lầm, “lãi giả lỗ thật” ắt sẽ xảy ra dù sản phẩm độc đáo. Nhiều thí sinh quá say với những ước mơ và tầm nhìn lớn, mà không rõ lộ trình thực hiện và nguồn lực tương ứng để triển khai.

Sau cùng, hạn chế thường gặp ở lớp trẻ khởi nghiệp là luôn cố gắng tự mình làm mọi thứ và hiểu mọi thứ, thay vì tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác có chuyên môn sâu và kinh nghiệm hơn, kể cả tìm kiếm từ sách vở và từ các dự án tương tự có sẵn trên mạng hay thư viện nghiên cứu. Nếu biết khiêm tốn lắng nghe, học hỏi từ người khác sẽ hạn chế đáng kể những rủi ro và thách thức, có nghĩa là xác suất thành công cao hơn.

bài Tuấn Trần, ảnh Minh Tú
Theo TGTT

Có thể bạn quan tâm

Xăng giảm mạnh nhưng hàng tiêu dùng, vận tải vẫn giữ giá

Má chồng người Mỹ của tôi

Alibaba đẩy mạnh phát triển các cửa hàng bán trực tiếp

14 ngành bị đe dọa bởi trí thông minh nhân tạo

Thị phần smartphone toàn cầu: Huawei bỏ xa iPhone

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:cuộc thi dự án khởi nghiệpkhởi nghiệpstartup

Tin khác

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

Đà Nẵng đón đoàn khách đầu tiên sau dịch

12 dự án cuối cùng vào chung kết Cuộc thi khởi nghiệp 2020

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA