
14:56 - 20/01/2019
Giáo dục Việt Nam, cần một con tàu mới
Quan sát các động thái gần đây của ngành giáo dục, tôi thấy có nỗ lực đổi mới nhưng còn lừng khừng trong việc lựa chọn chiến lược.

Trên logo của MIT, một trong những đại học hàng đầu thế giới, có một biểu tượng: một bên là một triết gia đang đọc sách và một bên là người thợ cầm búa. Tôi nghĩ người làm giáo dục ở Việt Nam trong thời đại này cần có khả năng “nghĩ như triết gia và làm như người thợ”.
Trước tình thế này, phải mạnh dạn vứt bỏ “con tàu cũ kỹ” ấy để đóng một con tàu mới, tức là thay đổi tận gốc, bắt đầu từ triết lý giáo dục…
Chuẩn và chất của giáo dục
Hãy bắt đầu từ giáo viên. Mỗi giáo viên như một “bộ trưởng” và mỗi lớp học là một “nền giáo dục mini”. Mỗi thầy cô cần có những phương pháp, công cụ hữu ích để thực hiện những cải cách thiết thực nhất trong phạm vi giáo dục mà họ chịu trách nhiệm.
Chúng ta từng thử nghiệm VNEN, từng nhen nhóm ý định “nhập khẩu” mô hình giáo dục Phần Lan.Gần đây nhất, giáo dục phổ thông mới vừa được công bố. Đó đều là những động thái xuất phát từ mong muốn đổi mới tích cực. Nhưng trò chuyện với nhiều giáo viên, tôi thấy họ hoang mang lo lắng nhiều hơn là vui mừng trước hai từ “thay đổi”. Vì mỗi lần thay đổi, họ được giao nhiệm vụ vận hành một cỗ máy hiện đại nhưng không hiểu, cũng như chưa được trang bị những năng lực cần thiết để vận hành cỗ máy ấy để đạt kết quả mong muốn.Thành ra, khá nhiều nỗ lực cải cách cứ bị tắc khi triển khai xuống bên dưới, và sẽ còn tiếp tục tắc chừng nào mà giáo viên chưa là trung tâm của công cuộc cải cách giáo dục.
Vì vậy, chuẩn và chất trong giáo dục, tôi nghĩ, trước hết là chuẩn và chất của giáo viên.Làm thế nào để có nhiều người giỏi chọn lựa nghề giáo. Làm thế nào để giáo viên hiểu rõ hơn những đích đến của giáo dục và những tiêu chuẩn cụ thể họ cần đạt được trong lớp học là gì. Làm thế nào để họ được trang bị những gì cần thiết nhất, thật sự nâng mình lên tầm vóc khác chứ không phải là nâng theo kiểu… nâng thành tích. Làm thế nào để họ chủ động trong lớp học… Tôi tin nhiều giáo viên có mong muốn tạo ra những giá trị mới trong “nền giáo dục mini”. Nếu được tiếp sức, họ sẽ làm được điều đó.
Nghĩ như triết gia…
Trên logo của MIT, một trong những đại học hàng đầu thế giới, có một biểu tượng: một bên là một triết gia đang đọc sách và một bên là người thợ cầm búa. Tôi nghĩ người làm giáo dục ở Việt Nam trong thời đại này cần có khả năng “nghĩ như triết gia và làm như người thợ”.
“Nghĩ như triết gia”, tức là không ngừng trăn trở về triết lý giáo dục, về đích đến của giáo dục, về những giá trị cần thiết cho giáo dục, như “nhân bản – dân tộc – khai phóng”. Còn “làm như người thợ”, tức là khả năng đưa ra những giải pháp cụ thể, thiết thực cho những vấn đề cấp thiết trong môi trường giáo dục mà họ chịu trách nhiệm.
Nếu chỉ mải mê triết lý mà không hành động, triết lý đó sẽ không đi được vào đời thực. Nhưng nếu hành động mà không có triết lý, dễ nghĩ ngắn, làm ngắn, xa rời những giá trị bền vững. Tìm kiếm hai phẩm cách ấy trong cùng một con người quả thực không dễ, nhưng có lẽ trong bối cảnh giáo dục đầy khó khăn hiện nay của Việt Nam, rất cần những con người “nghĩ nhưtriết gia, làm như thợ”.
Mỗi mắt xích trong giáo dục cần xích lại gần nhau, kết hợp lại thành “hệ sinh thái” bổ khuyết cho nhau. Đừng để người làm chính sách giáo dục đi một đường, người làm nghiên cứu đi một nẻo, còn người thực hành giáo dục lại đi một con đường khác…
Nguyễn Thuý Uyên Phương (trường ngoại khoá Tomato TP.HCM)
Theo TGTT
Có thể bạn quan tâm
Các nhà bán lẻ khốn khổ với Galaxy Note7
Oppo R9 – chiếc smartphone có camera trước 16 megapixel
Chộn rộn laptop cho mùa tựu trường
Bền Chí Thịnh ‘cất cánh’ bằng củ sâm
Singapore đứng đầu danh sách thành phố khởi nghiệp tốt nhất thế giới
Tags:giáo dục việt nam
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này