Đường đi đến âm nhạc của trẻ em Đức
Tin mới
10:33
Bài học đắt cho nông sản xuất khẩu
10:28
Sóng ngầm cuộc đua lãi suất ngân hàng
10:17
Phía sau đà tăng trưởng là nỗi lo
10:14
Gian nan hành trình vay vốn
10:00
Trình UBTVQH việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu
09:46
Bổ sung dinh dưỡng bằng cháo tổ yến Khánh Hòa Nutrition
09:44
Khuyến mãi chào hè cùng Ngọc Thẩm Jewelry
10:48
Trả lại sự thật cho việc ‘Thoát lũ ra biển Tây’
10:46
Đừng mang rừng xanh về giam hãm trong nhà
10:40
Hãy để cho con làm sai
10:33
Tạm biệt lý thuyết xám tìm đến cây đời xanh
16:37
Formosa Hà Tĩnh đã chi hàng tỷ USD để khắc phục môi trường
16:29
Mở thầu quốc gia 106 danh mục thuốc
16:24
Lần đầu tiên gạo ST25 của Việt Nam có mặt tại thị trường Nhật Bản
15:54
Sau 7 lần tăng, giá xăng RON 95 giảm nhỏ giọt 110 đồng/lít
10:59
Sách tháng 6: ‘Bữa Tiệc’ sáu món
10:52
Vở kịch: ‘Làm bạn với bầu trời’
10:45
Zero-Covid ‘hô biến’ hàng không Hong Kong!
10:30
‘Em và Trịnh’ đẹp, tham vọng nhưng chưa sâu
10:21
Quảng cáo trên ‘ti di’ đâu thực, đâu hư
Bản tin thị trường
19:30
Cạnh tranh gay gắt, giá đường vẫn tăng
14:51
Thị trường thép kỳ vọng phục hồi từ Trung Quốc
12:19
Thị trường bông vải cân bằng vụ 2022-2023
15:41
Thị trường trong nước và thế giới từ 11-19/5
12:06
BSA: Quý 1/2022 xuất khẩu trái cây tăng trưởng ổn định
11:14
Nguy cơ thiếu hụt cung, giá ngô sẽ tăng?
09:58
Mỹ là thị trường xuất khẩu nước mắm truyền thống lớn nhất của Việt Nam
12:12
Xu hướng tiêu dùng: viên cà phê đông lạnh ‘gây sốt’ trên thị trường Mỹ
10:37
Giá vàng thế giới tăng 1,3% trong tuần qua
12:02
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 3 cho Hàn Quốc
11:33
Giá dầu tăng vọt trên mức 120 USD/thùng
11:13
Giá thép tiếp tục tăng mạnh
11:08
Giá vàng ngày 23/3: sụt giảm nhanh
12:09
Giá vàng SJC giảm 200.000 đồng mỗi lượng trong phiên đầu tuần
09:48
Giá vàng SJC lên lại mức 69 triệu đồng/lượng
09:44
Giá dầu quay đầu tăng mạnh, thêm gần 10 USD/thùng
11:17
Giá dầu thô tiếp tục lao dốc
11:14
Giá vàng ngày 17/3: Bật tăng trở lại duy trì ở mức hơn 68 triệu đồng/lượng
10:00
Giá dầu ngày 16/3: Tiếp tục giảm sâu
09:56
Giá vàng ngày 16/3: Tăng trở lại sau 2 ngày giảm mạnh
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2022/07/04 - 10:33:50 AM

10:36 - 06/01/2019

Đường đi đến âm nhạc của trẻ em Đức

Giờ đây sau nhiều năm định cư ở nước Đức, tôi đã chứng kiến lộ trình tiếp cận âm nhạc của những đứa trẻ ở đây, trong đó có cả con trai của tôi.

  • Dạy triết học cho trẻ em, sao lại không?
  • Nhà sáng lập trường B.A.C.H: âm nhạc hay làm nên…
  • Lục Phạm Quỳnh Nhi – cô gái 20 tìm thấy…

Damon Marks, nghệ sĩ guitar dạo, chơi nhạc cho học sinh tại một trường học ở Ramstein Air Base, Đức.

Nước Đức có nền âm nhạc đồ sộ và vĩ đại, phần lớn mỗi người trong chúng ta đều có thể biết Ludwig van Beethoven, Johann Sebastian Bach, Richard Wagner… Xa xưa, những nhà soạn nhạc này đều sáng tác và soạn nhạc phục vụ cho cung đình và nhà thờ.

Nhà thờ  là nơi đầu tiên con người nơi đây tiếp xúc với âm nhạc. Vào mỗi sáng chủ nhật mọi người đến đây để nghe giảng đạo và sau đó là nghe hát thánh ca. Ở mỗi ngôi nhà thờ đều có một cây đàn organ, to nhỏ tuỳ vào sự giàu có của vùng đất đó. Việc nghe hát thánh ca từ lúc bé và một cách thường xuyên như vậy đã vô tình gieo vào tâm hồn những đứa trẻ những nốt nhạc, những giai điệu đầu tiên, lớn lên một chút những đứa trẻ có giọng hát tốt có thể được chọn vào dàn thánh ca của nhà thờ. Từ đó, âm nhạc gắn liền với đời sống tâm linh của người dân nơi đây. Ngoài ra, trong đời sống người Đức luôn có vô số lễ hội diễn ra trong suốt cả năm, như lễ hội ngày mùa, lễ hội hoá trang, lễ hội của các ngành nghề thủ công… chưa kể là những ngày lễ quan trọng trong năm như Giáng sinh hay Phục sinh. Tất cả các lễ hội này đều sử dụng các bài hát dân ca kèm theo các nhạc cụ cổ truyền để tạo không khí, vì vậy dường như âm nhạc gắn chặt với sinh hoạt tinh thần cộng đồng nói chung.

Trong các lễ hội quan trọng như Giáng sinh, thường thì sau bữa ăn Giáng sinh, cả gia đình sẽ cùng nhau hát các bài hát vui vẻ, thường thì ở trong các gia đình trung lưu người Đức đều có các nhạc cụ chính như harmonica, accordion, guitar, sáo dọc recorder, piano, violon… để dành cho những ngày quan trọng như thế này, một vài người trong gia đình có thể chơi nhạc đệm cho những bài hát Giáng sinh quan trọng quen thuộc để cả nhà cùng hát, âm nhạc như một chất xúc tác gắn kết mọi người trong gia đình vào không khí đầm ấm của một ngày lễ lớn. Cũng từ những người như ông, bà, cha, mẹ, họ là những người đi trước, là những người hướng dẫn đầu tiên về âm nhạc và nhạc cụ cho những đứa trẻ.

Khi bắt đầu vào độ tuổi mẫu giáo, trường học mẫu giáo các cháu sẽ được tập hát, tập múa, tập chơi đàn do các cô giáo dạy theo cách vừa học, vừa chơi để các cháu tiếp xúc với âm nhạc như một món ăn tinh thần. Vào cấp 1, các cháu bắt đầu được học môn nhạc ở trường, chủ yếu là học lịch sử âm nhạc và nhạc lý cơ bản kéo dài cho đến hết cấp 3. Các thầy cô giáo dạy nhạc ở cấp 1 thường lên kế hoạch tập cho một chương trình nhạc dùng cho lễ hội hay sự kiện cuối học kỳ ở trường. Những học sinh có năng khiếu sẽ chơi nhạc cụ, những học sinh có giọng sẽ hát, những học sinh khác sẽ phụ trách công việc khác như trang trí sân khấu, hay các công việc chuẩn bị khác. Nên lễ hội hay sự kiện luôn là động lực để học sinh tập luyện thường xuyên với nhạc cụ. Và cũng chính ở thời gian cấp 1 này mà các cháu sẽ tự định hình đam mê âm nhạc, và theo đuổi âm nhạc theo sự chuyển sâu hơn ở cấp 2. Nếu có tài năng họ sẽ được chọn để đi theocon đường âm nhạc chuyên nghiệp về sau.

Việc dạy nhạc lý chuyên sâu ở trường giúp những đứa trẻ nắm vững nhạc lý, để từ đó có khả năng tự học nhạc cụ mà mình yêu thích, hoặc sẽ theo học phụ đạo các thầy giáo dạy nhạc bên ngoài là các nhạc công chuyên về một nhạc cụ nào đó. Với nền tảng nhac lý vững chắc ở trường nên sau này dù  học hay hoạt động ở lĩnh vực nào, họ vẫn có khả năng chủ động tự học nhạc cụ như một thú vui giải trí.

Đến thăm nước Đức, nếu khách đến hè phố, ga tàu điện ngầm, quảng trường trung tâm,  ở bất cứ thành phố nào của Đức đều có thể bắt gặp các nhạc công chơi nhạc một cách say sưa giữa khung cảnh kiến trúc cổ kính hay những toà nhà hiện đại, cho du khách cảm nhận được niềm vui và sức mạnh tinh thần mà âm nhạc đem lại.

Đỗ Tuấn Anh (theo TGTT)

Có thể bạn quan tâm

Biz-lab và khởi nghiệp

Khối doanh nghiệp cũng như Chính phủ, muốn hay không cũng sẽ chịu tác động của CMCN 4.0

Cô gái 15 tuổi ngồi ngay trên quả bom làm máy bay rơi

ICDREC: Có của đóng cửa ăn mày

Dự án Than Không Khói giành ngôi quán quân cuộc thi khởi nghiệp Nông nghiệp lần 3

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:dạy âm nhạcgiáo dụctrẻ em đứctrường học ở đức

Tin khác

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Mỹ ủng hộ một Việt Nam độc lập, thịnh vượng

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong khi tiền điện tử lao dốc?

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Sáng mai tàu metro số 1 sẽ về tới TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Thị trường
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
    • Ứng viên HVNCLC
  • Công nghệ
  • Nông nghiệp
    • Mekong Connect
    • Chuẩn hội nhập
    • Xuất nhập khẩu
  • Lối sống
    • Sức khỏe – Y tế
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Ẩm thực – Du lịch
    • An toàn thực phẩm
  • Magazine
    • Báo Xuân
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA