Dựng nghiệp trên đống nợ
Tin mới
11:04
Lãnh đạo Mỹ – Nhật nhất trí đối phó thách thức từ Trung Quốc
10:59
Ông Hun Sen ra lệnh ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’ ở Phnom Penh
10:39
Grab xem xét niêm yết tại Singapore sau vụ IPO trên Phố Wall
10:07
Mỹ gỡ mác ‘thao túng tiền tệ’ cho Việt Nam
15:48
Chuyên gia dự đoán Iphone 2022 sẽ không có bản Mini
15:29
Indonesia đặt cược vào chuyển đổi kỹ thuật số
15:18
Bất động sản hút gần 5.500 tỷ đồng vốn từ phát hành trái phiếu
15:13
Việt Nam quá chuộng đường bộ, bỏ quên đường thủy
14:54
Trung Quốc tuyên bố GDP tăng trưởng 18,3% trong quý 1
09:58
Lệnh trừng phạt siêu máy tính Trung Quốc của Mỹ bắt đầu có hiệu lực
09:47
Xu hướng lên sàn ngoại gọi vốn của doanh nghiệp Việt
09:36
Người Việt ăn uống thiếu lành mạnh
09:25
Fitch: Biện pháp chống dịch góp phần nâng tín nhiệm của Việt Nam
09:00
VNR ‘kêu cứu’ Thủ tướng, khó trụ vững đến hết tháng 4
08:55
Doanh thu quý 1 của Formosa Hà Tĩnh đạt gần 1,1 tỷ USD
22:33
Xuất khẩu khẩu trang y tế tăng mạnh trở lại
22:28
Mỹ cấm vận kinh tế, trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga
15:56
Việt Nam đang mua rất nhiều gạo cao cấp của Ấn Độ
15:46
ECB công bố khảo sát về đồng euro kỹ thuật số
15:35
Các hạn chế chống Covid-19 khiến kinh tế Ấn Độ mất 1,25 tỷ USD/tuần
Bản tin thị trường
10:27
Citigroup rút khỏi mảng ngân hàng bán lẻ tại Việt Nam
09:14
Năm thách thức hay bài học lớn từ kế hoạch IPO kỷ lục của Grab
09:34
‘Con tôm Việt Nam đang gặp áp lực cạnh tranh từ đối thủ’
08:51
Đài Loan sửa đổi luật để thu hút nhân tài nước ngoài
08:47
Tencent giúp Indonesia trở thành điểm nóng mới của dịch vụ dữ liệu đám mây
11:02
Thẻ hội viên đánh golf – khoản đầu tư siêu lợi nhuận ở Singapore
10:10
Apple thu đổi iPhone 11 Pro Max chỉ bằng 35% giá trị máy mới bóc tem
09:55
Tập đoàn dầu khí Thái Lan lấn sang lĩnh vực y dược, dinh dưỡng và ẩm thực
09:18
LG rút khỏi mảng smartphone, Samsung hưởng lợi nhiều nhất
11:06
Kpop và giải trí Hàn Quốc cũng đau đầu vì ‘vấn nạn bông Tân Cương’
11:12
Ngành may VN và 8 nước khác đòi các hãng bán lẻ quốc tế thanh toán đúng hạn
09:15
Các hãng thực phẩm thuần chay đang hướng đến thị trường châu Á
10:18
Chuỗi siêu thị VinMart ‘thầu’ luôn dịch vụ tài chính và thanh toán số
10:23
Thái Lan đề cử súp tôm chua cay vào di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO
09:02
Tây Ban Nha thử nghiệm chế độ 4 ngày làm việc mỗi tuần
10:53
Bảo hiểm Thái Lan tung sản phẩm điều trị tác dụng phụ của vắc xin Covid-19
09:46
Đài Loan đang thảo luận với Việt Nam về ‘bong bóng du lịch’
10:08
Vietnam Airlines tiếp tục khai thác thị trường bay hồi hương từ Mỹ
09:30
Đài Loan và Indonesia mở cửa du lịch quốc tế từ đầu tháng 4
09:33
Phát triển loại vắc xin ngừa Covid-19 mới có thể uống, không cần tiêm
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2021/04/18 - 3:34:05 PM

09:19 - 12/10/2016

Dựng nghiệp trên đống nợ

Khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng kể cũng có nhiều người. Nhưng khởi nghiệp với số tiền nợ lên đến hơn 4 tỷ đồng cách đây chừng 30 năm thì chẳng mấy ai.

  • Khởi nghiệp muốn mạnh phải đổi mới nền giáo dục
  • Ông chủ Golden Mountain Coffee & Tea: ‘Nặng nghiệp chỉ…
  • Khởi nghiệp tỷ đô ở tuổi lục tuần
do-long-group-qtkh

Dựng nghiệp trên đống nợ. Trong ảnh: Ông Đỗ Long trong ngày ra mắt Group Quản trị và Khởi nghiệp.

Ấy thế mà, chuyện tưởng là giai thoại đó lại là câu chuyện thực của ông Đỗ Long, tổng giám đốc công ty hàng tiêu dùng Bình Tân (Bita’s).

Sẽ mời tỷ phú Lý Gia Thành

Hẹn gặp ông Đỗ Long rất khó, vì ông  quá bận rộn. Trung tuần tháng 10, ông cắt băng khánh thành trụ sở điều hành phía Bắc của Bita’s, đánh dấu 20 năm Bắc tiến.

Trước đó, đầu tháng 10, ông vừa “nhậm chức” chủ tịch Group Quản trị và Khởi nghiệp. Nhóm này có đến 28.000 thành viên và kế hoạch sắp tới, ông Long cho biết, “sẽ chọn lọc lại khoảng 500 thành viên ưu tú để giúp các em khởi nghiệp”.

“Ít nhất anh em sờ mó được, ngửi được giá trị thực tế từ những thất bại, thành công của doanh nhân”.

“Doanh nghiệp có bề dày 20 – 30 năm như tôi mà muốn có danh phận trong xã hội còn cực thế, vậy thế hệ trẻ làm sao có thể tồn tại, sống chung với lũ? Ai là người dang tay giúp họ?…

“Sinh viên Việt Nam đang chờ đợi gì? Phải chăng họ chờ đợi các doanh nghiệp lớn đi vào trường đại học? Đó là ý tưởng mà tôi muốn làm cho Group Quản trị và Khởi nghiệp”, ông chia sẻ.

Bằng cách nào? Có rất nhiều cách. Ông bảo, mỗi năm, trên thế giới có hơn 10.000 hội chợ, “giới trẻ hiểu nhưng không có nguồn lực để tham gia”.

Những tiền bối như ông sẽ giúp các bạn trẻ tiếp xúc với các hội chợ, công nghệ để có điều kiện tiếp cận với thị trường thế giới.

Một hướng đi khác: mời các doanh nghiệp nổi tiếng, có tâm, tham gia trực tiếp với các em để chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh.

“Sắp tới có thể mời cả tỷ phú Hong Kong Lý Gia Thành”.

Khởi nghiệp từ hàng tỷ đồng tiền nợ

Tốt nghiệp đại học Sư phạm ngành sử, Đỗ Long cứ nghĩ sẽ theo đuổi nghề giáo trọn đời. Nhưng thời điểm 1978 – 1979, mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không tốt, bản thân là gốc Hoa, nên ông đã không được ở Sài Gòn, phải về miền xa dạy học. Thất vọng và mất động lực, sau năm năm, ông bỏ nghề giáo đi kinh doanh.

Ông Long khởi đầu với một xưởng sản xuất cao su của gia đình để làm giày dép cho quân đội, làm vỏ xe, tạo công ăn việc làm hơn 200 lao động.

Trong chiến tranh biên giới Tây Nam, gia đình ông là đầu ngành sản xuất dép râu cho quân đội. Để làm ra một sản phẩm cần đến 40 nguyên vật liệu, nếu không đủ sẽ không có độ bền.

Thời đó còn cảnh bao cấp, ngăn sông cấm chợ, đâu dễ tìm, dễ mua như bây giờ. Thế là ông đi khắp nơi từ Đà Lạt, Bình Dương để tìm cao lanh, paraphin, các hoạt tính giúp cho cao su không bị cứng, bị dai…

Ông kể, “có những bao bột màu pha chế làm giày dép, mỗi bao giá cả cây vàng”. Tìm được rồi làm sao chở về thật vô cùng gian nan, vì “quản lý thị trường ức hiếp người kinh doanh dữ lắm”.

Thấy con trai khó khăn, cha ông đưa cho anh hai cây vàng mua lò cao lanh trên Dĩ An, Bình Dương. Vậy mà, mới vừa ra được hai chuyến, chuyến thứ ba “đùng cái nhà xưởng cháy”. Thế là đành phải dùng số cao lanh đó chữa cháy, bay đi hai cây vàng, vốn liếng khởi nghiệp.

Dần dà, mọi thứ thay đổi. Tổ hợp sản xuất của ông thay đổi, trở thành công ty hợp doanh đầu tiên của TPHCM: công ty hợp doanh cao su nhựa Tân Bình, tiền thân của Bita’s bây giờ.

Khi đó, ông làm giám đốc, nhưng mọi thứ phải thông qua hệ thống tổ chức Đảng. Thị trường lại hạn chế, chỉ bán qua các quốc gia thuộc hệ thống xã hội chủ nghĩa, không được bán hàng cho các nước tư bản.

Ông kể, những năm đó, công ty bán rất nhiều cho Liên Xô, Ba Lan theo hình thức nghị định thư. “Giày dép không theo số gì hết, chỉ sản xuất hàng loạt một số thôi”. Như thế là rủi ro rất lớn. Đến khi Liên Xô sụp đổ, phải ôm về số lượng “1 triệu đôi số 46” thì chết.

“Đó là bài học lớn đầu tiên với tôi trong kinh doanh. Tôi bàn với anh Vưu Khải Thành (tổng giám đốc Biti’s), xin rút ra! Hai anh em về Bình Tiên thuê mặt bằng, bắt đầu từ chiếc máy cán dập đầu tiên làm thành giày dép, hợp tác xã Bình Tiên – Biti’s ra đời. Đó là năm 1982”, ông Long nhớ lại.

Đến 1989, công ty hợp doanh bị lỗ nặng do Liên Xô phá sản. Một người anh vướng vào vòng lao lý. Số tiền nợ 4,3 tỉ đồng quy trách nhiệm về cho ông Long.

Người của gia đình họp bàn: “Thôi, anh Long còn trẻ, phải hy sinh, quay trở lại nơi khởi đầu để củng cố nội bộ, tính toán lại tài sản nợ công, nhằm cứu anh mình thoát khỏi vòng tù tội”.

Thế là, ông Long y lời, “xin Biti’s mười nhân sự và hình thành bộ máy mới”.

Ông kể, lúc đó, “nợ bao nhiêu cũng chấp nhận hết để cứu được ông anh, chỉ xin phép trong ba năm thanh toán hết”. Khi đó, chính sách cho phép giải tán hợp doanh, thành lập công ty tư nhân.

Thật may, chủ tịch thành phố khi đó là ông Nguyễn Vĩnh Nghiệp, là người hiểu doanh nghiệp. Ông Nghiệp nghe ông Long trình bày, tỏ vẻ thông cảm. Ông Nghiệp bảo: Phải giúp đỡ doanh nghiệp. Câu nói đó đã cứu được 250 con người của Bita’s.

“Chỉ một năm rưỡi, tôi đã trả hết nợ. Và mười nhân vật thân tín ban đầu vẫn gắn bó với Bita’s đến giờ”. Một tờ báo kinh tế thời đó đã giật tít ngay trang bìa: Hình thành công ty dưới số âm. Giai thoại đó là thực tế của Bita’s, khởi nghiệp với số vốn… âm 4,3 tỷ đồng, một tài sản rất lớn thời đó.

Tiến công

Không như nhiều nhà sản xuất thời trang và giày dép bây giờ chỉ tập trung một ngành hàng, nhờ thế chuyên nghiệp và dễ dàng hơn, Bita’s thời đó phải làm đủ hết, từ giày dép người lớn đến trẻ em, từ nam đến nữ. Ngay cả phần đế, phần mũ, phân khúc chi tiết trong sản xuất cũng phải làm trọn gói.

Khi đó, khó khăn đủ thứ, từ thị trường, nguyên liệu đến cả “sự tin tưởng giữa các doanh nghiệp Việt Nam không có”.

Ông Long kể có lần, ông đi đặt hàng một đơn vị khác làm đế giày, nhưng cuối cùng xuất khẩu không được nên “bị đền”.

Nhưng nhờ làm từ khâu đầu tới khâu cuối tất cả các loại giày dép nên “mình lên được khuôn mẫu chuẩn”, đặc biệt là “rất mạnh thị phần giày dép trẻ em, một mặt hàng khó làm, đòi hỏi độ an toàn cao, đã xuất khẩu sang nhiều nước, nhất là Nhật Bản, thị trường khó tính nhất”.

Khác với làm hàng cho Liên Xô và Ba Lan trước đây, bán hàng cho Nhật Bản, đặc biệt là vào các bệnh viện của thị trường khó tính này, trở thành lời quảng cáo tốt nhất cho các thị trường khác.

Các sản phẩm của Bita’s trong thời kỳ mới “phải đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm an toàn sức khoẻ, hướng tới môi trường, môi sinh mới mong có đơn hàng xuất khẩu”.

Bita’s đều đạt chuẩn của EU, Mỹ, Nhật Bản, nhưng trong thời gian qua đang tấn công mạnh mẽ thị trường Trung Quốc và Thái Lan. Liệu điều đó có phải lấy trứng chọi đá, hay chở củi về rừng?

“Tôi khuyến khích các đơn vị đến thị trường Trung Quốc. Vấn đề chính đừng làm cho họ nhìn giày dép Việt Nam chất lượng thấp”.

Ông kể, khi Trung Quốc vừa mở cửa, ông tấn công liền. Lần đầu qua biên giới ông phải “nhờ lính biên phòng dẫn qua bãi mìn, nguời đi sau phải dẫm lên chân người đi truớc”. Nhờ thế mà đến lần thứ hai “đi đến đâu cũng được gọi là ông chủ”.

Còn Thái Lan? “Hiệp hội Xúc tiến thương mại Thái Lan cực kỳ hay. Mình cứ nói họ thôn tính bán lẻ, nhưng đi thăm Bangkok, thấy trung tâm xúc tiến thương mại hoành tráng với những bộ phận kiểm nghiệm hàng hoá để đưa ra thế giới cho các thương hiệu quốc gia.

“Việt Nam có trung tâm nào để doanh nghiệp trưng bày, kiểm nghiệm, xúc tiến? Không có bệ đỡ, bệ phóng, soát xét… làm sao mỗi lần phóng một phi thuyền bảo đảm không bị cháy? Phải thay từ trong máu, dám bỏ hẳn luật cũ để làm luật mới, sửa tới sửa lui càng méo mó. Điều luật càng đơn giản càng dễ thực thi”.

Không chỉ giày dép và thời trang, ông Long còn đầu tư hẳn một khu công nghiệp (KCN) tại Bình Thuận. Nhiều người bảo ông liều. Lý do là bởi ông muốn xây một mô hình KCN sạch, lý tưởng, “với hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ Israel, khu nhà ở công nhân hiện đại theo mô hình trả góp”…

Cũng liều, bởi ông đầu tư vào đúng vào giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Hệ quả là phải đình trệ kinh doanh một thời gian, nhưng rồi cũng thực hiện bằng được.

“Nếu hồi đó tôi gật đầu thì Lee&Man sẽ vào liền. Nhưng tôi từ chối ngay. Nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, hôm nay KCN đã lấp đầy hết rồi. Nhưng tiêu chuẩn đầu tiên của tôi là sạch, không chấp nhận ngành nào gây ô nhiễm. Đồng tiền cần, nhưng sau đó nếu không gắn với môi trường thì đồng tiền đó không giá trị”.

“Nếu hồi đó tôi gật đầu thì Lee&Man sẽ vào liền. Nhưng tôi từ chối ngay. Nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, hôm nay KCN đã lấp đầy hết rồi. Nhưng tiêu chuẩn đầu tiên của tôi là sạch, không chấp nhận ngành nào gây ô nhiễm. Đồng tiền cần, nhưng sau đó nếu không gắn với môi trườngthì đồng tiền đó không giá trị”.

Hậu phương vững chắc

Trong buổi lễ ra mắt Group Quản trị và Khởi nghiệp, có bà Lai Kim, vợ ông, người gắn bó với ông 34 năm nay. Bà Lai Kim giống như cánh tay phải của ông Long, giữ vai nội tướng, lo hết các công chuyện cụ thể, để ông Long rảnh tay đi tìm thị trường mới.

Nay, bộ đôi hoàn hảo này đang hướng đến những chia sẻ với cộng đồng, với vai trò của các bậc tiền bối lo cho hậu bối.

Bộ đôi Đỗ Long – Lai Kim có ba “truyền nhân”. Cô con gái lớn, sau khi du học cũng đã trở về, tham gia mảng đối ngoại, xuất nhập khẩu, xem xét thị trường xuất khẩu Myanmar, Thái Lan, Trung Quốc…

Cô con gái thứ hai phụ trách marketing, bán hàng trên mạng, chuyên sâu về công nghệ. Còn chàng út vẫn đang du học tại Canada về chế tạo nguyên vật liệu.

“Các con kế nghiệp là đương nhiên rồi, nhưng quá trình chuẩn bị phải đi theo cha mẹ rất dài, tới lúc nào được 35% thì giao. Nếu đi theo nghề cha truyền con nối phải căn bản từ gốc, cha mẹ làm gương, nói và làm cho con có niềm tin. Tôi luôn nhắc các con “Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”, nếu biết phát triển ngành giày dép thì có ăn hoài. Các nước có Adidas, Nike, thì Việt Nam có Bita’s”.

Kim Yến
Theo TGTT

Có thể bạn quan tâm

‘Tám’ về những chiếc smartphone số 8!

Năm 2019, Samsung sẽ phát hành điện thoại mạng 5G đầu tiên

Khởi nghiệp bằng phương pháp tưới cây mới

Phát hiện kho sữa hơn 500 thùng hết hạn sử dụng

BSA khởi động cuộc thi ‘Dự án khởi nghiệp Nông nghiệp lần 4’ dành cho các trường đại học

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:bitasbitisdựng nghiệp trên đống nợđỗ longhàng tiêu dùng bình tânkhởi nghiệp trên đống nợ

Tin khác

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

Đà Nẵng đón đoàn khách đầu tiên sau dịch

12 dự án cuối cùng vào chung kết Cuộc thi khởi nghiệp 2020

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Báo Xuân 2021
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA