
15:15 - 14/01/2016
Đồng đôla mạnh đẩy dầu xuống mức 20 USD

Sự tăng giá nhanh của đồng USD có thể đẩy giá dầu Brent xuống còn 20 USD/thùng theo dự báo của Morgan Stanley.
Sự tăng giá nhanh của đồng USD có thể đẩy giá dầu Brent xuống còn 20 USD/thùng, theo dự báo của Morgan Stanley.
Dầu đặc biệt lấy đồng USD làm đòn bẩy và có thể sụt giá trong khoảng từ 10 – 25% nếu đồng tiền này tăng 5%. Các nhà phân tích của Stanley, trong đó có Adam Longson cho biết trong một nghiên cứu hôm 11/1.
Sự dôi dư toàn cầu có thể đẩy giá dầu xuống dưới 60 USD/thùng, nhưng sự khác biệt giữa 35 USD và 55 USD chủ yếu là do đồng USD, theo báo cáo.
“Giả như đồng USD tiếp tục tăng giá, kịch bản giá dầu 20 – 25 USD là khả dĩ”, các nhà phân tích viết trong báo cáo, “đồng USD và các yếu tố không cơ bản tiếp tục điều hướng giá dầu”.
Dầu thô Brent rơi vào suy thoái lần thứ ba trong năm 2015 và trong năm nay đã sụt giảm 11%, tính cho đến nay. Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu đã bỏ hạn mức sản lượng hồi tháng 12, có khả năng làm sự dư thừa trở nên tồi tệ hơn, trong khi dự trữ của Mỹ còn khoảng 100 triệu thùng trên mức trung bình năm năm.
Giá dầu lao dốc hồi tuần trước do sự biến động của các thị trường Trung Quốc, sau khi nước này tìm cách dập tắt lỗ cổ phiếu và ổn định đồng tiền của nó. Một sự gia tăng 3,2% đối với đồng USD – nghĩa là đồng nhân dân tệ có thể phá giá 15% – làm cho giá dầu thô ở mức dưới 30 USD, Morgan Stanley nhận định.
Nếu các đồng tiền khác cũng biến động, sự chuyển dịch của USD và dầu càng mạnh hơn, theo bản báo cáo. Giá dầu thô Brent đóng lại ở mức 33,55 USD/thùng trên sàn CE Futures Europe ở London vào hôm thứ sáu, mức thấp nhất kể từ tháng 6.2004. Giá tiếp tục giảm hôm thứ hai, mất 1,6%, xuống còn 33,03 USD tại London.
Những bể dầu dự trữ
Morgan Stanley không phải là ngân hàng đầu tiên dự báo dầu sụt giảm xuống còn trên 20 USD, nhưng các lý lẽ của họ lại khác với các ngân hàng khác.
Goldman Sachs Group cho rằng có một khả năng các bể chứa sẽ đạt đến giới hạn, đẩy giá dầu xuống những mức cần thiết buộc phải ngưng sản xuất ngay lập tức ở một số nơi.
Kho dự trữ tại Cushing, bang Oklahoma, trung tâm phân phối dầu thô chuẩn của Mỹ và là hệ thống dự trữ lớn nhất nước, mở rộng cho đến tuần thứ chín là 63,9 triệu thùng vào ngày 1/1, theo dữ liệu của cơ quan Quản lý thông tin năng lượng. Hệ thống có công suất hoạt động lên đến 73 triệu thùng.
“Dầu trong dãy giá 20 USD là khả dĩ, nhưng không phải vì những lý do thường được nêu ra”, Morgan Stanley cho biết. “Không phải vì các yếu tố cơ bản đang xấu đi”.
Yếu tố Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại làm cho giá dầu giảm phiên thứ sáu, xuống thấp nhất trong gần 12 năm, làm tiêu tan hy vọng của các nhà đầu tư đối với nhu cầu trong năm nay và họ đang cho rằng không có cơ hội hồi phục trong ngắn hạn.
Các nhà phân tích chỉ ra rằng sự suy thoái của Trung Quốc, với một đồng nhân dân tệ phá giá, sự đình chỉ khẩn cấp hai lần ở các thị trường chứng khoán hồi tuần trước, là nguyên do chính để giá dầu và hàng hoá sụt giảm sâu hơn.
Hầu hết các nhà phân tích thống nhất với nhau về sự hồi phục giá cả vẫn mất một thời gian dài, nhưng những kẻ lạc quan hơn tin rằng giá cả đang ổn định giữa lúc sản xuất co lại. Theo nhóm công nghiệp Baker Hughes chuyên môn đếm các giàn khoan ở Mỹ, số giàn khoan đã giảm 20, xuống còn 516 hồi tuần trước.
Hôm thứ hai, sự hỗn loạn lại diễn ra ở các thị trường Trung Quốc, giá chứng khoán blue chip rớt thêm 5% và lãi suất qua đêm của đồng tệ bên ngoài Trung Quốc tăng lên gần 40%, mức cao nhất kể từ khi nước này khởi động thị trường ở nước ngoài.
“Vấn đề dư thừa dầu toàn cầu ảnh hưởng giá đã đành. Nhưng lúc này, nỗi lo trước một Trung Quốc suy thoái đang làm kinh hãi thị trường”, Barnabas Gan, một nhà phân tích hàng hoá tại OCBC, nhận định. “Hầu hết việc bán ra
dựa trên cảm xúc và hoảng loạn”, ông nói thêm.
“Dữ liệu dầu của Trung Quốc cuối cùng bắt đầu phản ánh hoạt động yếu kém của nền kinh tế. Nhu cầu dầu co lại 4,9% (537.000 thùng dầu/ngày) tháng này so với tháng trước và 2%, (216.700 thùng dầu/ngày) năm này so với năm trước”, ngân hàng Barclays cho biết hôm thứ sáu.
Tuy nhiên, không phải tất cả các tay chơi thị trường đều tin rằng Trung Quốc là nguyên do chính của sự sụt giảm giá dầu. Michael Nielsen, nhà buôn bán chứng khoán phái sinh của Global Risk Management ở Copenhagen, cho rằng quyết định nâng lãi suất của cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) hồi tháng 12 đã đẩy giá dầu xuống.
“Vấn đề thực sự là FED nâng lãi suất trong một nền kinh tế chưa sẵn sàng”, ông nói. “Những con số chế tạo từ Mỹ thật kinh khủng, và họ không bao giờ nên nâng lãi suất một khi dữ liệu quá xấu. Nền kinh tế chưa sẵn sàng”.
Đặng Kính
Thế Giới Tiếp Thị
Ý kiến của bạn về bài viết
Không có chức năng bình luận cho bài viết này