Đầu năm tới, thịt sẽ bớt kháng sinh?
Tin mới
11:37
Cước tàu biển tăng cao, doanh nghiệp lao đao
10:47
Mỹ đánh giá cao Việt Nam trong hợp tác điều tra chính sách tiền tệ
23:20
VinMart giảm ‘giá sốc’ nhiều loại trái cây
23:15
Google chốt thỏa thuận mua lại Fitbit
23:11
Cố vấn thương mại Navarro lên án đảng Dân chủ luận tội ông Trump
15:56
Người ủng hộ ông Trump chuyển sang MeWe, Gab và Rumble
15:40
Ông Biden tiết lộ kế hoạch bơm 1,9 nghìn tỷ USD vào nền kinh tế
15:33
Trung Quốc nắm lợi thế trong cuộc đua cung ứng vắc xin Covid-19
15:18
Nông sản xuất khẩu sẽ tăng mạnh nhờ tiếp cận thị trường 2,2 tỷ người
10:28
EIU: Việt Nam là trung tâm của chuỗi cung ứng châu Á
09:47
Mỹ đưa thêm doanh nghiệp Trung Quốc vào ‘danh sách đen’ về kinh tế
09:43
Tập đoàn LG muốn đầu tư thành phố thông minh 20.000 tỷ ở Đồng Nai
09:33
TP.HCM tìm cách ‘cứu’ chợ truyền thống
16:18
Mỹ áp thuế quan mới lên nhiều mặt hàng nhập khẩu từ EU
16:05
Đóng cửa nhà máy vì cước tàu biển tăng dồn dập
15:58
‘Nhiệm kỳ mới cần phải sửa ngay Luật Đất đai’
15:55
Alibaba, Tencent, Baidu ‘thoát’ lệnh cấm đầu tư của Mỹ
15:37
Ông Trump tung đòn chống Trung Quốc vào phút chót
09:27
Nhật Bản thay đổi văn hóa làm việc hậu Covid-19
09:24
Xuất khẩu lô gạo đầu tiên năm 2021 sang Singapore và Malaysia
Bản tin thị trường
11:51
Ngân hàng Thế giới cảnh báo về cuộc khủng hoảng tài chính ‘thầm lặng’
10:07
Thái Lan sử dụng sân golf làm khu cách ly du khách
08:54
Fintech Việt Nam sẵn sàng bước ra nước ngoài?
10:36
Thời đã đến với thời trang nhanh Trung Quốc?
09:20
Campuchia tạm thời cấm nhập khẩu tất cả các loại cá nuôi
10:15
Nhật Bản tuyên bố tình trạng khẩn cấp ở Tokyo và vùng phụ cận
10:28
Alibaba ra phép thử mới với sự cởi mở của Trung Quốc?
09:56
ASEAN với chiến lược vắc xin ngừa Covid-19 thúc đẩy hồi phục kinh tế
09:05
Châu Á tăng trưởng nhưng cần cải thiện năng suất lao động
11:46
Bitcoin vẫn tiếp tục lên đỉnh, nhưng rủi ro vẫn còn
09:47
Đông Nam Á cần chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong năm 2021
09:28
Ấn Độ cũng mở ‘ATM gạo’ để hỗ trợ người nghèo
09:24
Hãng tàu container phải minh bạch giá cước vận chuyển
10:22
‘Mua bán nước trời’
10:05
Doanh nghiệp ‘than trời’ vì cước tàu biển đi châu Âu và Mỹ tăng hơn 5 lần
11:43
Hàng không thế giới đủ sức tồn tại để đón bình minh?
09:28
Apple sẽ đưa ra xe tự lái iCar ra thị trường vào năm 2024
10:57
Thiếu hụt container rỗng đẩy giá gạo Việt lên đỉnh cao trong 9 năm
09:45
Doanh nghiệp Việt bán hàng trên Amazon chỉ để làm thương hiệu?
09:25
Nông sản đồng bằng cần nhắm phân khúc giá cao
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
Trang chủ Uncategorized
2021/01/16 - 12:01:18 PM

08:27 - 02/10/2016

Đầu năm tới, thịt sẽ bớt kháng sinh?

Việt Nam có sản lượng thịt heo lớn nhưng không thể xuất khẩu do lượng tồn dư kháng sinh cao. Chỉ có người Việt đang xài hàng Việt… là nguy hại.

  • Thịt heo Nga sắp vào Việt Nam
  • Heo thịt Việt Nam chưa được cấp phép nhập khẩu…
  • Mua heo VietGAP: coi chừng “đầu dê, thịt chó”
dau-nam-toi-thit-khong-con-ton-du-khang-sinh

Ngày 1/1/2017, thông tư 06 của bộ NN&PTNT có hiệu lực quy định 15 loại kháng sinh được sử dụng trong chăn nuôi, nhưng liều lượng giảm từ 8 – 10ppm xuống còn 5ppm/tấn. Ảnh: Bảo Anh.

Chừng một năm trước, một đối tác Nhật Bản đến thăm một doanh nghiệp trứng ở TPHCM, với ý định sẽ nhập khẩu loại trứng này.

Theo lời kể của vị giám đốc phía Việt Nam, người Nhật hết sức cẩn trọng, yêu cầu khảo sát điều kiện chăn nuôi cũng như quy trình kỹ thuật nuôi cút ở một số trang trại.

Sau khi đồng ý với quy trình nuôi cút, đối tác lấy một số mẫu đem về nước xét nghiệm. Hai tuần sau, kết quả cho thấy hầu hết mẫu trứng cút đều tồn dư kháng sinh Chlortetracycline.

Vụ làm ăn coi như đổ bể. “Tôi rất buồn và tiếc cho hợp đồng này vì nếu chất lượng trứng cút đạt thì mỗi tháng họ yêu cầu 20 container. Số lượng này rất lớn, có thể giải quyết hết đầu ra cho các trại cút ở nhiều tỉnh”, vị giám đốc doanh nghiệp trên nói.

Không chỉ trứng cút, nhiều năm qua, bằng thực tế xuất khẩu, vị lãnh đạo doanh nghiệp trên cũng cho biết có rất nhiều lô trứng vịt muối của Việt Nam cũng bị đối tác Singapore, Hong Kong trả về vì nhiễm chất sudan – một hoạt chất tạo lòng đỏ trứng có nguy cơ gây ung thư.

Thế nhưng, thông tư 06 của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) có hiệu lực ngày 1/1/2017, quy định sẽ có 15 loại kháng sinh được phép sử dụng trong chăn nuôi, liều lượng cũng giảm từ 8 – 10 ppm/tấn xuống còn 5 ppm/tấn.

Trong số 15 loại kháng sinh trong danh mục quản lý, có nhiều loại cũng không được phép sử dụng ở một số vật nuôi, đặc biệt là cấm sử dụng trộn vào thức ăn nuôi heo từ lúc nhỏ đến khi xuất chuồng.

Theo ông Lê Bá Lịch, chủ tịch hiệp hội Thức ăn chăn nuôi Việt Nam, để kiểm soát triệt để tồn dư kháng sinh trong thực phẩm, các quốc gia thường ban hành luật nghiêm cấm sử dụng kháng sinh sau 10 ngày, 15 ngày hoặc một tháng trước khi giết mổ.

Trong khi đó, ở Việt Nam, ngoài lý do môi trường chăn nuôi luôn tiềm ẩn dịch bệnh, có tới 4 triệu hộ chăn nuôi nên quy định thời gian cách ly sử dụng kháng sinh là rất khó thực hiện.

Do đó, để đảm bảo tối đa nguy cơ tồn dư, ông Lịch cho rằng việc bộ NN&PTNT quy định danh mục, liều lượng và cấm dùng kháng sinh ở một số vật nuôi là hoàn toàn đúng.

“Thịt, trứng, sữa… còn tồn dư kháng sinh thì người dân ăn vào sau này mắc bệnh sử dụng kháng sinh sẽ không còn hiệu quả vì cơ thể bị kháng thuốc!”, ông Lịch phân tích.

Sử dụng kháng sinh đã trở thành một tập quán trong ngành chăn nuôi, cả các chủ trang trại lẫn các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, và không ai kiểm soát về liều lượng hay danh mục.

Theo ông Nguyễn Văn Việt, chánh thanh tra bộ NN&PTNT, thời gian qua có đến 75% kháng sinh trong chăn nuôi được nhập khẩu từ Trung Quốc, nhưng không được quản lý chặt chẽ trong tiêu thụ.

Hiện nay, do môi trường chăn nuôi không an toàn nên gần như 100% các trang trại nuôi heo, nuôi gia cầm, thuỷ cầm, kể cả trong nuôi trồng thuỷ sản đều phải sử dụng kháng sinh để phòng và chữa bệnh.

Chẳng hạn, vòng đời nuôi cút đẻ, gà đẻ là gần như quanh năm, nhưng lúc nào người chăn nuôi cũng phải sử dụng năm sáu loại kháng sinh trị bệnh.

Thời gian cách ly gần như không có, nên việc tồn dư trong quả trứng là khó tránh khỏi. Sự chọn lựa của nông dân chỉ có thể là kháng sinh hoặc phá sản nếu vật nuôi đổ bệnh.

Năm ngoái, bộ NN&PTNT từng công bố có đến 83% trong số 139 hộ nuôi cá tra ở Bến Tre, Đồng Tháp và An Giang được khảo sát thừa nhận rằng họ có sử dụng kháng sinh.

Đặc biệt, trong các loại kháng sinh và nguyên liệu kháng sinh được sử dụng rộng rãi có cả những loại cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng trong thuỷ sản như Amoxicillin, Ampicillin, Cephalosporin, Doxycycline, Enrofloxacin, Sulfa, Tetracyclin và đặc biệt là Colistin.

Bảo Anh
Theo TGTT

Có thể bạn quan tâm

Trí tưởng tượng chắp cánh để trẻ bay

Google đang tìm hiểu để mở Văn phòng đại diện tại Việt Nam

Startup Việt giành ngôi Á quân trong cuộc thi khởi nghiệp Du lịch Mekong

Tesla xây dựng nhà máy sản xuất ôtô điện tại Trung Quốc

Chống cự với 39 độ C

Ý kiến của bạn về bài viết

Không có chức năng bình luận cho bài viết này

Tags:chăn nuôikháng sinhNhật Bảnthịt heotồn dư kháng sinh

Tin khác

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

Robot sẽ khiến 85 triệu người mất việc

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

TP.HCM thí điểm cho xây dựng tạm trên đất nông nghiệp

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

Trình Quốc hội thông qua mô hình tổ chức chính quyền đô thị tại TP.HCM

4.800 tỷ xây dựng 2 tuyến đường kết nối sân bay Long Thành

Phim ‘The Social Dilemma’ – trạng thái lưỡng nan của xã hội

‘Kinh gốm’ – đường hành của đạo tâm

Đà Nẵng đón đoàn khách đầu tiên sau dịch

12 dự án cuối cùng vào chung kết Cuộc thi khởi nghiệp 2020

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP
  • Góc nhìn
    • Cà phê sáng
  • Thời sự
    • Môi trường
    • Xã hội
  • Quốc tế
    • Tin tức
    • Thương mại
  • Kinh doanh
    • Doanh nghiệp
    • Tài chính
    • Thông tin doanh nghiệp
  • Mua sắm
    • Tiếp thị
    • Tiêu dùng
  • Lối sống
    • Văn hóa – Giáo dục
    • Sức khỏe – Y tế
    • An toàn thực phẩm
    • Ẩm thực – Du lịch
  • Nông nghiệp 4.0
    • Tiêu chuẩn
    • Xuất nhập khẩu
  • Công nghệ
  • Mekong Connect
  • Video
THEGIOIHOINHAP.VN
Giấy phép thiết lập Trang thông tin điện tử tổng hợp trên mạng số 38/GP-STTTT do Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM cấp ngày 20.10.2020.
Cơ quan chủ quản: Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp – BSA.
ĐC: 60/2 Lý Chính Thắng, phường 8, quận 3, TP.HCM.
Tel: 028-38466136 — Fax: 028-38466180. Hotline: 0903 647 911.
Email:thegioihoinhap@bsa.org.vn.

Chịu trách nhiệm nội dung: Lê Anh Đủ
Copyright 2015 - BSA